Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30

Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nội dung bài học trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Cánh Diều. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết và hiểu được các bước thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Sau đây là gợi ý soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30, mời các em cùng tham khảo.

I. Định hướng trang 30 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 2

1. Tìm hiểu về một số vấn đề xã hội

- Một số vấn đề xã hội đặt ra trong cuộc sống.

- Một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm.

2. Yêu cầu chung: Để trình bày ý kiến về một vấn đề, các em cần:

- Bối cảnh trình bày.

- Xác định vấn đề định trình bày ý kiến.

- Xác định đối tượng nghe, mục đích trình bày

- Xác định nội dung nói: Xác định hệ thống lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục mọi người.

- Thực hành trình bày ý kiến trước lớp.

- Chuẩn bị thêm tranh ảnh, video, thiết bị hỗ trợ nếu cần.

- Cách thức và thái độ khi nói.

II. Thực hành nói và nghe trang 30 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 2

Chuẩn bị

- Xem lại đoạn trích “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé’’ của Ê-xu-pe-ri)

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày).

+ Vấn đề cần trình bày: Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé’’ của Ê-xu-pe-ri)

+ Người nghe: các bạn trong lớp, cô/thầy giáo.

+ Không gian: lớp học

+ Thời gian: trình bày ý kiến trong khoảng 05 phút

- Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.

- Xác định ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với phần trình bày bài nói.

- Bổ sung tranh ảnh, video,.. (nếu có).

b. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý:

Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

- Đoạn trích “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé’’ của Ê-xu-pe-ri) kể lại chuyện gì?

- Nội dung đoạn trích đặt ra vấn đề thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em như thế nào?

- Ước mơ của trẻ em có đặc điểm gì?

- Thái độ của người lớn đối với ước mơ của trẻ em có thể khác nhau như thế nào? Biểu hiện cụ thể ra sao?

- Theo em, cần củng hộ hay phê phán những thái độ nào? Vì sao?

- Em sẽ làm gì để thuyết phục người lớn có thái độ tích cưc với ước mơ của bản thân.

Chọn một trong hai đề sau:

Đề bài 1: Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc”

Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhòa. Vậy tại sao chúng ta có thể biết được xã hội, con người cuộc sống ngày xưa như thế nào? Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần đến sách. Vậy sách có vai trò gì với nhân loại?

Sách đã đi vào cuộc sống của chúng ta từ rất lâu rồi. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ đã nói: “ thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”. Đọc sách có thể làm thay đổi cả một con người, một cuộc đời.

Nói tóm lại, đọc sách có rất nhiều lợi ích. Đọc sách để thành công như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, như Thủ tướng Chu Ân Lai. Đọc sách để trở thành những nhà lãnh đạo như cựu Tổng thống Mĩ Ronald Reagan hay thống đốc bang giàu có hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, California. Mỗi lần tìm hiểu về những người thành đạt, sự liên quan giữa sự thành đạt và sách, chúng ta lại càng hiểu thêm mối quan hệ này, càng hiểu thêm giá trị của sách.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt, cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi, và việc cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách đọc sách. Đọc sách phải nghiên cứu, suy ngẫm, tìm tòi, chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tích. Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho chúng ta cảm thấy thêm mệt mỏi, chứ không giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức. Vì vậy, cầm trong tay một quyển sách hay chưa phải là tốt, mà tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta có biết đọc quyển sách đó hay không.

Hiện nay sách tràn ngập khắp mọi nơi. Nhưng để tìm được một quyển sách hay, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi thì không phải là dễ. Nếu muốn tìm được một quyển sách vừa ý, chúng ta phải mất hàng giờ ở nhà sách để tìm kiếm. Công việc này mất rất nhiều thời gian và hầu như chẳng mấy lần mang lại được hiệu quả. Vì vậy “Khi gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần tới nó” đó là câu nói quen thuộc của Thủ tướng Anh Winston.

Sách mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nó còn được coi là kho tàng cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Biết đọc sách tức là chúng ta đã thoát khỏi sự chán ghét của cuộc sống, và hướng tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. sách sẽ trở thành một người bạn của tất cả những ai trân trọng nó.

Đề bài 2: Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé’’ của Ê-xu-pe-ri)

Dàn ý 

- Mở bài:

+ Lời chào hỏi mở đầu.

+ Nêu vấn đề cần trình bày: Người lớn cần hiểu và tôn trọng ước mơ của trẻ em. Đó là vấn đề đặt ra trong đoạn trích “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé’’ của Ê-xu-pe-ri)

- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung trong mục tìm ý:

+ Nội dung văn bản Trong mắt trẻ và vấn đề ước mơ của trẻ em.

+ Đặc điểm ước mơ của trẻ em.

+ Biểu hiện cụ thể về sự khác nhau giữa thái độ của người lớn và ước mơ của trẻ em.

+ Nguyên nhân cần phê phán và ủng hộ đối với từng thái độ nêu trên.

- Kết bài:

+ Khái quát ý nghĩa vấn đề.

+ Hành xử phù hợp của trẻ em khi đối diện với thái độ của người lớn với ước mơ của bản thân.

Bài mẫu

Nhân vật xưng “tôi” trong văn bản “Trong mắt trẻ” ngày nhỏ thích vẽ. Trong một lần nhìn thấy bức tranh con trăn nuốt chửng cả một chú voi khổng lồ, bạn nhỏ ấy đã họa lại theo cách của mình, nhưng có vẻ không được tán dương lắm. Con trăn no căng bụng bị nhìn nhầm thành chiếc mũ, nên cậu vẽ cho hở bụng và không quên họa con voi to tướng vào chỗ hở của bụng trăn. Khi ấy, “người lớn” thi nhau bảo cậu hãy bỏ giấc mộng vẽ vời đi. Chẳng ai hiểu cậu vẽ gì cả.

Cậu bỏ thật…

Nhưng bức tranh ấy có ý nghĩa gì nhỉ? Tôi nghĩ mãi, và tạm chấp nhận với câu trả lời: con trăn chính là cuộc sống của “người lớn”. Nó nuốt chửng cả đứa trẻ thơ dại còn sót lại trong mỗi chúng ta. Đáng buồn là, chẳng ai thèm đoái hoài hay lo lắng về quá trình khó lòng cưỡng lại ấy. Chúng ta dường như đang quay mặt lại với chính mình ngày xưa: giản đơn, hiền lành và đầy mơ mộng.

Người kể chuyện là một người đàn ông cô đơn. Mỗi lần người khác cười ông vẽ “chiếc mũ” vớ vẩn, ông lại từ chối đứa trẻ sống trong tim mình bằng cách sống “người lớn” hơn: trí tuệ, hiểu biết và sõi đời.

Ông vẫn là một tâm hồn cô độc, quanh quẩn với chính mình, vòng quanh thế giới bao la nhưng mãi đến khi gặp Hoàng tử bé từ hành tinh B612 thì ông mới phần nào nguôi ngoai. Hai tâm hồn cô đơn, gặp nhau và tạo thành một mối dây liên kết vô hình. Của một đứa trẻ với một người già. Của một cư dân Trái Đất với kẻ sống ở nơi chỉ toàn núi lửa và lác đác vài bông hoa…

Người lớn đánh giá một vật xấu hay đẹp, đánh giá một người có đáng được lắng nghe hay không, cũng chỉ sòng phẳng qua những phương tiện vật chất. Trong thế giới mà tiền bạc là tất cả, chẳng ai để ý đến bông hoa nhỏ bé có thể bị con cừu ranh mãnh ăn mất bất cứ lúc nào.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.254
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm