Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 44

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa lớp 8 Cánh Diều. Nếu mai em về Chiêm Hóa là một bài thơ hay của tác giả Mai Liễu, người dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang. Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu ông viết về quê hương Chiêm Hóa của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu gợi ý soạn văn 8 Cánh Diều bài Nếu mai em về Chiêm Hóa hay và chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 bài Nếu mai em về Chiêm Hóa

Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 bài Nếu mai em về Chiêm Hóa

Chuẩn bị bài Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 44

Câu 1. Đọc trước bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mai Liễu.

Tác giả Mai Liễu (1949-2020) 

Nhà thơ Mai Liễu là người dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang. Ông nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.

Câu 2. Hãy tìm hiểu và chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía bắc nước ta vào mùa xuân.

Mùa xuân ở vùng núi phía Bắc nước ta vô cùng đẹp. Tháng Giêng về mang theo hơi ấm của mùa xuân, xua tan đi những lạnh lẽo mùa đông và thổi bừng sức sống trên khắp rẻo cao vùng núi Tây Bắc. Xuân Tây Bắc quến rũ lòng người với những con đường mờ sương, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ… Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm can đến lạ.

Nếu mai em về Chiêm Hóa đọc hiểu

Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.

Biện pháp nhân hoá:

“ Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại”

Câu 2. Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?

Dòng thơ được điệp lại trong khổ cuối: Nếu mai em về Chiêm Hoá.

Trả lời câu hỏi cuối bài Nếu mai em về Chiêm Hóa

Câu 1 trang 46 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1

Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

Trả lời

- Bố cục:

Khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.

Khổ 3, 4: Miêu tả vẻ đẹp của những người con gái vùng Chiêm Hóa.

Khổ 5: Lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc: Cảm xúc, nỗi nhớ mà nhà thơ dành cho vùng đất Chiêm Hoá.

Câu 2 trang 46 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1

Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống; về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,…)

Trả lời

Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân: mưa tơ rét lộc, sông Gâm đôi bờ cát trắng, đá ngồi trông nhau, Non Thần như trẻ lại, cô gái Dao, cô gái bản Tày.

=> Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên và con người hiện lên với những màu sắc tươi sáng, không khí tươi vui tràn đầy sức sống khi mùa xuân về.

Câu 3 trang 46 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.

Trả lời

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

Câu 4 trang 46 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1

Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

Trả lời

Các từ đồng nghĩa với từ về: quay lại, lại, đến,....

Nên chọn từ “về” vì nó tạo cho ta một cảm giác thân quen như người đi xa quay lại nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình, hoặc người nhà mình

Câu 5 trang 46 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1

Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

Trả lời

Bài thơ thể hiện tình yêu, sự trân trọng yêu mến với thiên nhiên, con người nơi mảnh đất quê hương Chiêm Hóa.

Câu 6 trang 46 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1

Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về…” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?

Trả lời

Nếu sau dấu ba chấm là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ hình ảnh những cánh đồng lúa chín vàng óng, mùi rơm khô vào những trưa hè tháng sáu, mùi lúa thơm khi những bông lúa bắt đầu trổ đòng, những cánh cò trắng bay lả lơi vào những buổi chiều hè lộng gió bởi quê hương em được gọi quê lúa Thái Bình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 bộ sách Cánh Diều của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 2.274
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm