Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 trang 97

Thực hành tiếng Việt 8 trang 97 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều là nội dung bài học giúp các em tìm hiểu nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, vận dụng được hiểu biểt về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Sau đây là mẫu soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 trang 97 bài Thực hành tiếng Việt, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Thực hành tiếng Việt trang 97

Câu 1 trang 97 Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều

Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:

a. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. (Lưu Quang Vũ)

b. Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin)

c. Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin)

Trả lời:

a. Là lời khoe khoang của ông Nha với Văn Sửu và ông Thình về mối quan hệ của mình với lãnh đạo cấp trên (thuộc văn bản Đổi tên cho xã).

b. Tỏ ý chê bai về việc nhân vật "tôi" không bị cận nhưng lại được chỉ định đeo kính.

c. Là lời của người bạn thân với nhân vật "tôi" trong văn bản Cái kính, khi thấy bạn thân mình gặp vấn đề về mắt khi đeo kính, người bạn thân gợi ý việc đi khám ở bệnh viện nhà nước vì "bệnh viện nhà nước khám cẩn thận" và ngầm chê bai bác sĩ tư.

Câu 2 trang 97 Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

Trả lời:

a.

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi." => Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." => Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

=> Chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn vì chị sợ làm tổn thương cái Tí, sợ nó tủi lòng và nghĩ rằng gia đình không yêu thương nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn được thể hiện rõ nhất qua câu: "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài."; câu văn thể hiện rõ thông tin, nhờ đó cái Tí biết rõ nơi mà nó sắp phải đến ở.

Câu 3 trang 98 Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều

Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:

Trả lời:

a – 3

b – 1

c – 4

d – 5

e – 2

Câu 4 trang 98 Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.

Gợi ý

* Về nội dung, bài làm trả lời những câu hỏi sau:

- Câu tục ngữ mà em định nói tới là câu nào?

- Nghĩa tường minh của câu tục ngữ ấy là gì?

- Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ ấy là gì?

- Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy là gì?

Tham khảo

Trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta có rất nhiều câu tục ngữ mang tính triết lý sâu sắc đối với đời sống con người. Một trong số các câu tục ngữ mà em cảm thấy rất tâm đắc chính là câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xét theo nghĩa đen, ta hiểu rằng sự bền bỉ của đồ vật quan trọng nhất vẫn là dựa vào chất liệu của nó. Nếu được làm từ một loại gỗ tốt, chắc hẳn đồ vật ấy sẽ còn bền mãi với thời gian thay vì một chất liệu kém được phủ một lớp sơn bóng bẩy bên ngoài. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa hàm chứa trong câu nói này chính là lời khuyên vô cùng quý giá khi nhìn nhận, đánh giá một con người. Chớ coi trọng cái vẻ hòa nhoáng bên ngoài mà quên mất những giá trị đích thực bên trong. Câu tục ngữ khuyên răn con người cần sống chân thật với con người của mình, chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”. Quả thực, đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng em vẫn thấy giá trị của câu tục ngữ vẫn luôn song hành với thời gian.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 419
0 Bình luận
Sắp xếp theo