Đoạn văn nêu cảm nghĩ sau khi học bài Hịch tướng sĩ có sử dụng từ Hán Việt

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn. Đây là nội dung câu hỏi số 4 trang 119 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo gợi ý chi tiết.

Đoạn văn 5-7 dòng cảm nghĩ về văn bản Hịch tướng sĩ - mẫu 1

Đoạn văn 5-7 dòng cảm nghĩ về văn bản Hịch tướng sĩ

Đoạn văn 5-7 dòng cảm nghĩ về văn bản Hịch tướng sĩ - mẫu 2

Với đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự chủ không thể xâm phạm của đất nước Đại Việt. Tác giả đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của một dân tộc lần lượt là: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,... Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời. Nếu bên Trung Quốc có các nước Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt ta có Triệu, Đinh, Lí, Trần. Mỗi bên cai quản một phương trời. Đại Việt là một quốc gia độc lập không phải chư một nước chư hầu. Tuy mỗi bên có thời kì phát triển và suy yếu khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có. Người ta nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", mà nguyên khí không mất thì nước còn phát triển. Vì Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nên hành vi xâm phạm lãnh thổ của giặc ngoại xâm là sai trái. Nhân dân Đại Việt anh hùng, sẵn sàng đấu tranh và đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thật là chúng ta đã chiến thắng rất nhiều trận đánh lớn.

Từ Hán Việt: hiền tài - người có tài, có đức; quốc gia - đất nước

Đoạn văn 5-7 dòng cảm nghĩ về văn bản Hịch tướng sĩ - mẫu 3

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba kiệt xuất của dân tộc. Thông qua văn bản Hịch tướng sĩ, người đọc có thể cảm nhận được ông là một vị trung thần với tấm lòng ái quốc thương dân vô bờ bến. Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Vì đất nước mà ông chẳng màng đến sự an nguy của bản thân, luôn đau đáu về vận mệnh của đất nước. Dẫu hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng tinh thần yêu nước của Hưng Đạo vương vẫn mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ sau này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 144
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm