Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 tập 2

Thực hành tiếng Việt Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội là nội dung bài học trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Cánh Diều. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được cách xác định được từ ngữ địa phương, nhận biết được biệt ngữ xã hội. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 sẽ là những tài liệu bổ ích giúp các em trả lời các câu hỏi trang 19, 20 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh Diều.

1. Tìm hiểu về Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

1. Từ toàn dân

- Từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi vùng miền của đất nước.

VD: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,…

- Là khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ.

- Từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa và sử dụng đúng từ ngữ toàn dân là điều kiện để giao tiếp có hiệu quả.

2. Từ ngữ địa phương

- Là những từ ngữ được sử dụng ở một vùng miền nhất định.

VD: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa,…

- Số lượng không lớn, phạm vi dùng hạn chế

- Phản ánh nét riêng của con người, sự vật mỗi vùng miền, có vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày và đối với sáng tác văn chương.

- Cần hiểu được nghĩa và biết sử dụng đúng chỗ, đúng mức nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp.

3. Biệt ngữ xã hội

- Là những từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định.

VD: pó tai, rùi, bít, ga tô,…

- Trong tác phẩm văn chương, lời ăn tiếng nói của nhân vật cũng có thể phản ánh biệt ngữ của nhóm xã hội mà nhân vật thuộc vào.

- Việc sử dụng cần có chừng mực để đảm bảo hiệu qủa giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

2. Trả lời câu hỏi trang 19, 20 Ngữ văn 8 tập 2 Cánh Diều

Câu 1 trang 19 Văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật ở địa phương.

a. Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh)

b. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! (Thép Mới)

c. Chị cho tôi một gói độ mười viên thuốc cảm và một đòn bánh tét… (Đoàn Giỏi)

d. Thuyền em đã nhẹ, chèo lẹ khó theo. (Ca dao, dân ca)

Trả lời:

Câu

TNĐP

Vùng

Tác dụng

a

bẹ (ngô)

miền núi phía Bắc

- Bổ sung thông tin về nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc (vùng Việt Bắc).

- Qua đó, cho biết thêm về cuộc sống gian lao nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan của Người.

b

tầm vông

(loại tre thân nhỏ, gióng dài, không gai, đặc ruột và cứng, thường dùng làm gậy)

Nam Bộ

- Phản ánh một loại vũ khí thô sơ được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ chống thực dân Pháp.

c

đòn (từ chỉ đơn vị)

bánh tét (loại bánh làm bằng gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn, hình trụ)

miền Trung

Giúp người đọc nhận ra sự vật và sự việc được nói tới là ở một tỉnh miền Nam.

d

lẹ (nhanh)

miền Nam

Giúp người đọc nhận ra sự vật và sự việc được nói tới là ở một tỉnh miền Nam.

Câu 2 trang 19 Văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:

a. … Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến. (Nam Cao)

b. Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi:

- Má tưởng con về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm. (Nguyễn Ngọc Tư)

c. Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch đài thiệt dài, bỗ bã:

- Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)

Trả lời:

a. dòm ngó: nhòm ngó

b. ba: bố

nội: bà nội

má: mẹ

c. thiệt: thật

gởi: gửi

mầy: mày

biểu: bảo, nói

Câu 3 trang 19 Văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

a. Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.

b. Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…

Trả lời:

- Các biệt ngữ xã hội được sử dụng trong các câu đã cho:

+ bỉ: đàn bà, con gái

+ hắc: cẩn thận, khôn ngoan

+ cá: ví tiền

+ vỏ lõi: kẻ cắp nhỏ tuổi

+ mõi: lấy cắp

  • Góp phần thể hiện rõ hơn đặc điểm của nhân vật được nói đến: những kẻ thuộc giới lưu manh, trộm cắp.
  • Việc chúng đặt ra và sử dụng các biệt ngữ xã hội trong giao tiếp là nhằm che giấu những việc làm xấu xa, tội lỗi của mình.

Câu 4 trang 20 Văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Trả lời:

Chúng ta hiểu biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định và chỉ ở tầng lớp đó mới hiểu họ đang nói gì. Gen Z là một biệt ngữ để chỉ những người trẻ được tiếp xúc sớm với công nghệ, những người thuộc Gen Z cũng có những ngôn ngữ đặc trưng gọi là biệt ngữ. Xã hội ngày càng phát triển và việc thế hệ trẻ sử dụng biệt ngữ xã hội ngày càng nhiều; đặc biệt là ở học sinh, sinh viên. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các biệt ngữ của học sinh, sinh viên như: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối… Biệt ngữ xã hội không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu lầm hoặc gây khó hiểu cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng một cách phù hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.294
0 Bình luận
Sắp xếp theo