Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2

Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2 sách Cánh Diều là nội dung bài học về Câu khẳng định và câu phủ định. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được kiến thức về câu khẳng định và câu phủ định để đặt câu theo các tình huống trong thực tế đời sống và tạo lập văn bản. Sau đây là gợi ý soạn Văn 8 Cánh Diều tập 2 bài Thực hành tiếng Việt trang 67, mời các em cùng tham khảo.

Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 67, 68 Cánh Diều

Khái niệm câu khẳng định, phủ định

a. Câu khẳng định

- Khái niệm: là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định.

- Về hình thức: Câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định.. Tuy nhiên trong một số trường hợp, câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ đinh”, tức là lặp hai lần từ ngữ mang nghĩa phủ định.

- Ví dụ: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu…(Băng Sơn)

- Hoặc đặt các từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào,…)

b) Câu phủ định

- Khái niệm: Câu phủ định là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó.

- Về hình thức, câu phủ định thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu (có), có….đâu, làm gì, làm sao,…

- Ví dụ:

+“Bác chưa hát vì chưa có người nghe” (Thạch Lam)

+ “Lạy chị, em nói gì đâu!” (Tô Hoài)

Soạn Văn 8 Cánh Diều trang 67 tập 2

Câu 1 trang 67 Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.

a. Tất cả những điều ấy, họ làm sao hiểu được rõ ràng, đích xác. (Ngô gia văn phái)

b. Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân (Ngô gia văn phái)

c. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi (Ngô gia văn phái)

d. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

a. Câu phủ định. Trong câu có từ "làm sao". Câu xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.

b. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.

c. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu thông báo về hành động phải làm.

d. Câu phủ định. Câu có từ "chưa". Câu xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

Câu 2 trang 67 Ngữ Văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?

b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

Trả lời:

a.

Câu phủ định: "Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu về tiến lùi mà thôi." do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chẳng".

Câu để hỏi: "Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?"; "Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?"; "Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?" do trong 3 câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

b.

Câu phủ định: "Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ?" do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chưa".

Câu để hỏi: "Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?" do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

Câu 3 trang 67 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Chuyển những câu khẳng định dưới đây thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai lần từ phủ định:

a. Ai cũng muốn đuổi chúng đi (Ngô gia văn phái)

b. Ngày nào Thị Nở cũng phải đi qua vườn nhà hắn (Nam Cao)

c. Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước (Nguyễn Huy Tưởng)

Trả lời:

a. Không ai là không muốn đuổi chúng đi.

b. Không ngày nào Thị Nở không đi qua qua vườn nhà hắn.

c. Từ đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.

Câu 4 trang 68 Ngữ Văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định” (dùng hai lần từ phủ định)

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 949
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm