3 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh Diều có đáp án 2024

Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 Cánh Diều - Đề kiểm tra Văn 8 Cánh Diều học kì 2 được Hoatieu chia sẻ đến các em học sinh trong bài viết sau đây là tổng hợp 3 mẫu đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 sách Cánh Diều có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu Văn 8 học kì 2 bổ ích để các em nâng cao và củng cố kiến thức thật tốt trước khi thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề Ngữ văn 8 Cánh Diều học kì 2 file word, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh Diều 2024

T T

năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Thất ngôn bát cú và Tứ tuyệt Đừng luật

3

2

1

0

0

60

2

Viết

Nghị luận văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

20

0

40

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh Diều đề 1

ĐỀ BÀI

I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: (6.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THU ẨM

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Nguyễn Khuyến)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản “Thu ẩm” thuộc thể thơ nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định một câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ?

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu bố cục của văn bản trên?

Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra câu hỏi tu từ trong văn bản trên? Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ đó?

Câu 5 (1,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 6 (2,0 điểm): Từ phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-12 dòng) nêu cảm nhận của em về bài thơ trên.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết một bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích.

Đáp án

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

6,0

1

- Thể loại: Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

0,5

2

- Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ:

0,5

“Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?”/ “Rượu tiếng rằng hay, hay

chả mấy”.

3

- Bố cục: Đề (câu 1,2) – Thực (câu 3,4) – Luận (câu 5,6) – Kết

0,5

(câu 7,8)

4

- Câu hỏi tu từ: “Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?”.

0,5

- Tác dụng: Không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà sử

0,5

dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi

gắm.

5

HS trả lời theo cảm nhận, bám sát nội dung văn bản nhưng cần

1,5

đảm bảo nội dung sau:

- Là một bức tranh mùa thu với đủ sắc màu, âm thanh dưới cái

nhìn, dưới con mắt của một nhà thơ, một con người đang đơn

đọc, nâng chén với cuộc đời.

6

* Yêu cầu về hình thức (0,5 đ):

2,0

- Viết đoạn văn (7-12 câu); đảm bảo cấu trúc đoạn văn.

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

* Yêu cầu về nội dung (1,5 đ): Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hiểu và viết được bài học rút ra từ việc sử dụng thời gian.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- HS viết được cảm nhận của bản thân về nghệ thuật và nội dung của bài thơ trên.

II

VIẾT

4,0

PHẦN

CÂU

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát

được vấn đề.

0,25

I

b Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích được một tác phẩm văn học yêu thích.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

3,0

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Nhưng đảm bảo các yêu cầu sau:

* Mở bài (0,5 đ)

- Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tên tác giả)

- Nêu khái quát được chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật của tác phẩm.

* Thân bài (2,0 đ)

- Nêu chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

* Kết bài (0,5 đ)

- Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu suy ngĩ, cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân.

d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo lời văn kết hợp kể, tả, biểu cảm, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn.

0,25

3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh Diều đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỎ NỞ MÙA HOA

Con yêu ơi!

Nếu mẹ là cánh đồng

Con là cỏ, nở hoa trong lòng mẹ

Dẫu chẳng đủ rộng dài như sông bể

Vẫn chứa chan ngày nắng dưới mặt trời

Khi đêm về hứng muôn ánh sao rơi

Sương lấp lánh đọng trong ngần mỗi sớm

Cỏ yêu nhé cứ hồn nhiên mà lớn

Phủ xanh non lên đất mẹ hiền hoà

Rồi một ngày cỏ nở thắm muôn hoa

Cánh đồng mẹ rộn ràng cùng gió mát

Cỏ thơm thảo toả hương đồng bát ngát

Và rì rào cỏ hát khúc mùa xuân

Những mạch ngầm trong đất mãi trào dâng

Dòng nước mát ngọt ngào nuôi dưỡng cỏ

Niềm hạnh phúc giản đơn và bé nhỏ

Được bên con mãi mãi đến vô cùng.

( Hồng Vũ, Báo Văn học và Tuổi trẻ)

* Chọn một chữ cái trước đáp án đúng và ghi vào bài làm (từ câu 1 đến câu 8).

Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm.

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thơ sáu chữ.

B. Tự do

C. Thơ bảy chữ.

D. Thơ tám chữ.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3. Cặp đôi hình ảnh nào xuất hiện xuyên suốt bài thơ trên?

A. Nắng - mặt trời.

B. Dòng nước - sông bể.

C. Cánh đồng - cỏ.

D. Ánh sao - đêm tối.

Câu 4. Ý nào nhận xét đúng về cặp đôi hình ảnh được nhắc đến trong bài thơ?

A. Là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gắn bó, có sức sống mãnh liệt.

B. Là những hình ảnh kì vĩ, mang tính chất biểu trưng cho sự vĩnh hằng.

C. Là những hình ảnh siêu nhiên, mang tính chất toả sáng.

D. Là những hình ảnh gợi cảm xúc về thiên nhiên.

Câu 5. Thán từ trong câu thơ “ Con yêu ơi!” được dùng để:

A. Biểu thị thái độ ngạc nhiên.

B. Dùng để gọi.

C. Biểu thị thái độ vui mừng.

D. Dùng để đáp lại lời gọi.

Câu 6. Ý nào nhận xét không đúng về tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ

“Cỏ thơm thảo toả hương đồng bát ngát” ?

A. Tạo cho câu thơ hấp dẫn, sinh động, gợi hình, gợi cảm.

B. Nhấn mạnh và làm nổi bật hình ảnh người con trưởng thành với tâm hồn thơm thảo, phẩm chất tốt đẹp, hành động tích cực, lan toả những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

C. Đồng cảm. xót xa với thân phận người con.

D. Thấu hiểu, ngợi ca niềm hạnh phúc của người mẹ khi thấy con khôn lớn.

Câu 7. Cảm xúc nào được thể hiện trong câu thơ: “Cánh đồng mẹ rộn ràng cùng gió mát”?

A. Thấy mát mẻ, trong lành khi những cơn gió thổi.

B. Hạnh phúc, mừng vui khi con lớn khôn, trưởng thành.

C. Ngạc nhiên, xúc động trước muôn hoa nở thắm.

D. Tự hào vì con gặt hái được nhiều thành công.

Câu 8. Ý nghĩa của hình ảnh dòng nước mát ngọt ngào trong câu “Dòng nước mát ngọt ngào nuôi dưỡng cỏ” là:

A. Tính chất trong lành của dòng nước.

B. Dòng nước giúp cây cỏ sinh trưởng, phát triển.

C. Tình mẹ đong đầy yêu thương nuôi dưỡng con.

D. Người mẹ hy sinh, dánh tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.

* Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em tâm đắc thông điệp nào nhất? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm): Bản thân em đã có nhận thức, hành động như thế nào để báo đáp công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ?

Câu 11: Viết đoạn văn từ 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích một truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 6,7,8 để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

B

0,5

8

C

0,5

9

HS nêu thông điệp:

HS lí giải hợp lí

1,0

10

HS nêu những việc làm

- Nhận thức được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

- Luôn có thái độ tự hào, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.

- Tích cực học tập, trau dồi tri thức, đạt được nhiều kết quả cao.

- Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất..

- Thực hiện nghĩa vụ lao động trong gia dình..

- Biết trân trọng bản thân, rèn luyện sức khoẻ…

- …

1,0

II

VIẾT

4,0

* Về hình thức:

- Đảm bảo bổ cục 03 phần của bài văn phân tích tác phẩm truyện.

- Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.

0,5

* Về nội dung:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện; Liên hê bản thân.

0,5

0,25

0,25

1,25

0,5

0,5

* Sáng tạo: Có sự sáng tạo, độc đáo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Tổng

10,0

4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh Diều đề 3

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CON CŨNG HIỂU…

Hai chị em Thảo và Sơn vừa khiêng rổ ngô vừa trò chuyện rất rôm rả. Cu Sơn bỗng dừng lại rồi đặt phịch rổ ngô xuống đất, làm văng mấy bắp ra ngoài. Nó lấy tay xoa xoa dòng mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, rồi vừa hổn hển thở, vừa cười, hở cả hàm răng sún với chị:

- Bác Lân thế mà dại chị nhỉ? Bác ấy thu hoạch ngô mà để sót ơi là sót.

Thảo đang loay hoay nghiêng rổ, dồn ngô sang phía mình để cho Sơn đỡ nặng, cũng bật cười:

- Thì bác ấy có dại, chị em mình mới mót được bao nhiêu là ngô chứ. Chốc nữa về chắc là mẹ vui lắm đây.

Đúng là mẹ vui thật. Nhìn mẹ cứ xem hết bắp này đến bắp khác thì biết. Nhưng sao mẹ chỉ vui chốc lát rồi lại tỏ ra đăm chiêu, suy nghĩ. Chợt mẹ hỏi:

- Hôm nay hai con mót ngô của nhà ai mà được những ngần này?

- Dạ… Của nhà bác Lân mẹ ạ! Sơn nhanh nhẩu trả lời.

- Của bác Lân ư? Mẹ hỏi lại và nhìn vào mắt Thảo như dò hỏi. Sợ mẹ hiểu lầm, Thảo vội nói:

- Chúng con mót ở vườn nhà bác Lân thật mà… Chẳng lẽ…

- Mẹ biết chứ. Nhưng hai con có hiểu vì sao hôm nay bác Lân lại để sót nhiều ngô vậy không?

Thảo lắc đầu, không hiểu. Thế mà cu Sơn đã lanh chanh trả lời:

- Vì bác ấy dại lắm mẹ ạ – Nó tìm bắp ngô to nhất lên khoe – Bắp này là của con mót được. Chị Thảo nhỉ? Lúc đầu con thấy nó nằm gần rổ nhà mình, tưởng là bác ấy làm rơi ra, con nhặt trả lại cho bác ấy. Bác Lân bảo: “Cháu mót được là phần của cháu chứ”.

- Các con ơi…. Mẹ hiểu rồi. Bác ấy làm ra những bắp ngô này phải chịu một nắng, hai sương, vất vả lắm. Nhưng các con ạ, bác ấy thấy nhà mình mùa này vì vườn thấp bị úng nước, mất trắng vườn ngô nên bác ấy muốn giúp đỡ khéo ấy mà… Tình làng nghĩa xóm quý hóa thế đấy… Các con có hiểu không?

Thảo xúc động, phải gật đầu mấy lần mới đáp thành tiếng: “Con hiểu ạ!”. Còn cu Sơn, không biết có hiểu gì không mà cứ ngơ ngác hết nhìn chị lại nhìn mẹ. Khi mẹ mỉm cười, nhìn nó, nó cũng gật đầu:

- Con cũng hiểu mẹ ạ. Kìa mẹ, đi luộc ngô đi. Con đói ơi là đói…

(Thái Chí Thanh, https://vanvn.vn/chum-truyen-thieu-nhi-cua-thai-chi-thanh/)

Ghi vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm)

Câu 1. Văn bản “Con cũng hiểu…” có cùng thể loại với văn bản nào sau đây?

A. Lão Hạc (Nam Cao)

B. Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp)

C. Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri)

D. Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

Câu 2. Ngôi kể của văn bản là:

A. Ngôi thứ nhất – người kể chuyện là Thảo

B. Ngôi thứ nhất – người kể chuyện là Sơn

C. Ngôi thứ ba – người kể giấu mặt

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Đâu không phải là hành động, việc làm của bác Lân được nhắc đến trong văn bản?

A. Bác thu hoạch ngô mà để sót nhiều.

B. Bác biết nhà hai chị em Thảo và Sơn khó khăn nên mang ngô sang cho.

C. Bác để bắp ngô to ở gần rổ của Sơn và nói đó là của Sơn mót được.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 4. Biệt ngữ xã hội “mót” được sử dụng trong văn bản có tác dụng gì?

A. Cho thấy các nhân vật là người ở thành thị, có hoàn cảnh khá giả.

B. Cho thấy các nhân vật thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội xưa.

C. Cho thấy các nhân vật là những người nông dân ở nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Lí do người mẹ “chỉ vui chốc lát rồi lại tỏ ra đăm chiêu, suy nghĩ” là gì ?

A. Mẹ buồn tủi vì để cho các con phải lao động quá sớm.

B. Mẹ nghĩ số ngô đó chưa đủ cho cả nhà dùng.

C. Mẹ thương các con phải ăn ngô.

D. Mẹ băn khoăn rằng vì sao các con đi mót ngô mà lại được nhiều ngô đến thế.

Câu 6. Cách cư xử của người mẹ cho thấy đặc điểm gì ở nhân vật này?

A. Có hoàn cảnh đáng thương.

B. Giàu lòng tự trọng.

C. Chăm chỉ, chịu khó.

D. Biết ơn người đã giúp đỡ mình và giàu lòng tự trọng.

Câu 7. Theo em, chủ đề của văn bản là gì?

A. Vẻ đẹp của tình làng nghĩa xóm, tình người giản dị mà cao đẹp.

B. Số phận nghèo khổ, bất hạnh của những em bé ở nông thôn.

C. Sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội.

D. Cuộc sống của người nông dân ở nông thôn.

Câu 8. Nhận xét nào đúng nhất về nghệ thuật của văn bản ?

A. Cốt truyện giản dị, đời thường; ngôn từ mộc mạc, gần gũi.

B. Cốt truyện đa tuyến, các nhân vật được lí tưởng hóa.

C. Cốt truyện phức tạp, có nhiều tình huống gay cấn; ngôn từ hoa mĩ.

D. Cốt truyện giản dị, đời thường; ngôn từ chọn lọc, hàm súc, hoa mĩ, giàu sức gợi hình, biểu cảm.

Câu 9. (1,5 điểm) Theo em, khi nói “đã hiểu”, những suy nghĩ, tình cảm gì đang diễn ra trong Thảo và Sơn ở cuối phần cuối văn bản? Hãy trả lời bằng một đoạn văn khoảng 8 câu. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một câu hỏi tu từ (Chú thích bằng cách gạch chân).

Câu 10. (0,5 điểm) Em rút ra được những thông điệp gì từ văn bản “Con cũng hiểu…”?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Bằng cảm nhận văn học, em hãy viết một bài văn từ 1 đến 1,5 trang giấy thi phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Con cũng hiểu…” (tác giả Thái Chí Thanh).

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

D

0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

A

0,5

9

* Về hình thức:

Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

* Về nội dung:

HS thể hiện sự hình dung một cách hợp lí, về những suy nghĩ, tình cảm của Thảo và Sơn khi nói “đã hiểu”.

Tham khảo:

- Hiểu rằng bác Lân không “dại”, việc những bắp ngô được bỏ sót lại nhiều là bác cố ý muốn giúp đỡ gia đình hai chị em.

- Trân trọng sự sẻ chia ấm áp và tinh tế của người hàng xóm tốt bụng.

- …

1,0

* Yêu cầu tiếng Việt: sử dụng được câu hỏi tu từ một cách hợp lí. (Chấp nhận việc gạch chân nhưng không chú thích. Không có cả gạch chân và chú thích: không tính điểm)

0,25

10

HS rút ra được ít nhất 02 thông điệp. GV linh hoạt cho điểm dựa trên tính hợp lí của thông điệp.

Tham khảo:

- Thông điệp về tình yêu thương và sự sẻ chia.

- Thông điệp về thái độ trân trọng, biết ơn trong cuộc sống.

- …

0,5

II

VIẾT

4,0

a. Hình thức

- Trình bày sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu chính tả, ngữ pháp.

- Bố cục hợp lí.

- Dung lượng phù hợp với yêu cầu (1 – 1,5 trang giấy thi).

0,5

b. Nội dung

3,0

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

b1. Mở bài:

- Giới thiệu nhan đề, tác phẩm, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm.

b2. Thân bài:

Nêu chủ đề và phân tích các biểu hiện làm rõ chủ để của tác phẩm:

- Phân tích đề tài và những nét đặc sắc của cốt truyện trong việc làm sáng tỏ chủ đề.

- Phân tích nhân vật (ít nhất 1 nhân vật) để làm sáng tỏ chủ đề của truyện.

- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện.

b3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Nêu tác động của truyện đối với em.

0,5

2,0

0,5

c. Sáng tạo

- Có những phát hiện tinh tế về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.

- Sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- …

0,5

Ghi chú:

- Sai kiểu bài nghị luận: cho không quá 01 điểm.

- Xác định đúng kiểu bài nhưng không rõ luận điểm, không nêu được đặc điểm nội dung, nghệ thuật của văn bản: chấm tối đa 1/2 số điểm của phần viết (bao gồm cả điểm hình thức).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.150
0 Bình luận
Sắp xếp theo