Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh Diều có ma trận, đáp án chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 có đáp án Cánh Diều
Đề thi giữa học kì 1 Văn 8 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn lớp 8 sách Cánh Diều mới nhất có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết cả phần trắc nghiệm và tự luận sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi ôn tập giữa kì 1 môn Văn lớp 8. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Văn 8 giữa học kì 1 sách mới, mời các em cùng tham khảo.
Lưu ý: Các mẫu đề giữa học kì 1 Văn 8 Cánh Diều dưới đây của Hoatieu đều có đầy đủ ma trận và bản đặc tả ma trận đề thi. Các bạn có thể sử dụng file tải về hoàn toàn miễn phí trong bài để xem nội dung chi tiết.
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh Diều
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TN KQ | TN TL | TN KQ | TN TL | TN KQ | TN TL | TN KQ | TN TL |
|
1 | Đọc hiểu | Truyện ngắn trữ tình | 3 | 0 | 3 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
|
| Thơ sáu chữ, bảy chữ |
| ||||||||
|
| Tỉ lệ % | 15 | 0 | 15 | 10 | 0 | 20 | 0 | 0 |
|
2 | Viết | Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
|
| Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ |
| ||||||||
|
| Tỉ lệ % | 0 | 5 | 0 | 15 | 0 | 10 | 0 | 10 |
|
Tổng % điểm | 20 | 40 | 30 | 10 | 100 |
2. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh Diều - đề 1
1. Phần đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
KHI MÙA THU SANG
Trần Đăng Khoa
Mặt Trời lặn xuống bờ ao | Rào thưa, tiếng ai cười gọi 1973 |
(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả
B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả
Câu 3. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?
A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.
D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.
Câu 4. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?
A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu
B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh
C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu
D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu
Câu 5. Trong khổ thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu?
A. Thị giác, xúc giác
B. Thính giác, khứu giác
C. Thị giác, thính giác
D. Thính giác, xúc giác
Câu 6. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi mùa thu sang.
B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.
C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động khi mùa thu sang.
D. Nỗi nhớ sâu đậm của nhà thơ về hình ảnh thân thương “ông Nguyễn Khuyến”.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 7 (1,0 điểm). Tìm hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa thu nơi làng quê của tác giả?
Câu 8 (1,0 điểm). Bài thơ đã thể hiện con người và cách nhìn cuộc sống của tác giả như thế nào?
Câu 9 (1,0 điểm). Em thích nhất mùa nào ở quê hương mình? Hãy giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của mùa mà em thích (trả lời bằng đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng).
II. Phần viết: 5,0 điểm
Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Khi mùa thu sang của Trần Đăng Khoa.
Đáp án
Phần | Câu | Đáp án | Hướng dẫn chấm |
I | 1 | B | 0,5 điểm |
| 2 | C | 0,5 điểm |
| 3 | A | 0,5 điểm |
| 4 | D | 0,5 điểm |
| 5 | C | 0,5 điểm |
| 6 | B | 0,5 điểm |
| 7 | - HS xác định đúng hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Có thể lấy 2 hình ảnh trong các hình ảnh sau: mặt trời lặn xuống bờ ao, ngọn khói xanh lên lúng liếng, gió chẳng đuổi nhau, lá vẫn rơi vàng sân giếng, nhà ai giã cốm, làn sương lam mỏng rung rinh, em nhỏ cưỡi trâu về ngõ, rào thưa có tiếng ai gọi, khoảng trời trong leo lẻo,… - HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng nêu được nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu được gợi ra qua những hình ảnh vừa tìm được. Ví dụ: + Bức tranh thiên nhiên tiêu biểu cho mùa thu nơi làng quê bình yên, trong trẻo được hiện lên qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ. + Hình ảnh gần gũi, mộc mạc của con người làm bức tranh quê thêm sống động, đầy màu sắc. + Thiên nhiên và con người được khắc hoạ bằng những nét vẽ nhẹ nhàng, tinh tế nhưng lại bừng lên sức sống, niềm hân hoan. Mùa thu dường như đã len lỏi, tràn đầy khắp các ngõ ngách, không gian làng quê. + … | - HS xác định đúng hai hình ảnh được 0,25 điểm. - HS nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu phù hợp, chính xác, sâu sắc qua các hình ảnh đã xác định được 0,5 – 0,75 điểm. - HS nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu phù hợp các hình ảnh đã xác định nhưng chưa thật chính xác, sâu sắc 0,25 - 0,5 điểm. - HS trả lời sai hoặc không có câu trả lời: 0 điểm. |
| 8 | HS rút ra được nhận xét về tâm hồn, con người và cách nhìn cuộc sống của tác giả trong bài thơ. Ví dụ: - Qua bài thơ, có thể thấy tác giả là người có khả năng quan sát, tưởng tượng phong phú, tinh tế; cách nhìn cuộc sống trong sáng, vui tươi, hóm hỉnh, yêu đời. - Một con người có tình yêu thiên nhiên, gắn bó tha thiết với quê hương, cuộc sống. - ……… | - HS nêu được nhận xét, đánh giá về cách nhìn cuộc sống và con người nhà thơ chính xác, thuyết phục, sâu sắc dựa trên kết quả đọc hiểu và giá trị của văn bản được 0,5 điểm mỗi ý. - HS nêu được nhận xét, đánh giá về cách nhìn cuộc sống và con người nhà thơ có ý đúng nhưng còn chung chung được 0,25 điểm mỗi ý. - HS trả lời sai hoặc không có câu trả lời cho 0 điểm. |
| 9 | HS rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn kết câu chuyện nhưng cần hợp lí, thuyết phục, cụ thể: (1) Hình thức: đảm bảo cấu trúc, dung lượng đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng. (2) Nội dung: - HS kể tên được mùa yêu thích nhất (có thể là một trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc cách gọi tên mùa của địa phương như mùa mưa, mùa nước lũ, mùa măng, mùa gặt,... ) - Giới thiệu được những nét đẹp tiêu biểu, độc đáo của mùa yêu thích trên quê hương mình qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh... cụ thể, chi tiết. Ví dụ: mùi thơm dịu nhẹ của cốm mới lan toả khắp xóm làng; tiếng chày giã bánh dày dồn dập hoà cùng tiếng cười nói vui vẻ; những thửa ruộng bậc thang trùng điệp uốn lượn mềm mại; những rừng hoa sim khoe sắc tím dịu dàng... | - HS gọi tên đúng mùa yêu thích, lựa chọn một hình ảnh tiêu biểu, mang vẻ đẹp độc đáo của quê hương được 0,25 điểm. - HS đưa ra được những lí giải phù hợp, thuyết phục, sâu sắc được 0,5 – 0,75 điểm. - HS đưa ra được những lí giải phù hợp, thuyết phục, nhưng chưa thật sâu sắc được 0,25 – 0,5 điểm. - HS trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời cho 0 điểm. |
II |
| a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nêu cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ | 0,25 điểm |
|
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp của bài thơ “Khi mùa thu sang”. | 0,25 điểm |
|
| c. Yêu cầu nội dung HS có thể trình bày đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp, móc xích, hỗn hợp nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu tên văn bản, tác giả, nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nghệ thuật hay nội dung đặc sắc ở dòng thơ/khổ thơ/đoạn thơ/bài thơ. - Nêu cụ thể và lí giải được những cảm nhận, cảm xúc và suy nghĩ về yếu tố nghệ thuật hay nội dung đặc sắc đã xác định. - Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày. | - Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đáp án; nêu và lí giải thuyết phục, sâu sắc những suy nghĩ, cảm xúc về một yếu tố nội dung hoặc hình thức độc đáo của bài thơ được 2,5 – 3,0 điểm. - Bài làm đáp ứng đa số các yêu cầu của đáp án; nêu và lí giải thuyết phục những suy nghĩ, cảm xúc về một yếu tố nội dung hoặc hình thức độc đáo của bài thơ được 1,5 – 2,25 điểm. - Bài làm đáp ứng dưới ½ yêu cầu của đáp án; chưa đưa ra được những lí giải thật sự thuyết phục hoặc diễn xuôi câu thơ/khổ thơ/đoạn thơ/bài thơ hoặc chưa lựa chọn được những yếu tố thật sự tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung của bài thơ được 1,0 – 1,25 điểm. - Bài làm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ các yêu cầu của đáp án được 0,25 – 0,75 điểm. - Không làm bài hoặc bài làm sai hoàn toàn cho 0 điểm. |
|
| d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm |
|
| e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phát hiện tinh tế; giọng văn mang đậm cá tính của người viết.
| 0,25 điểm |
3. Đề thi giữa học kì 1 Văn lớp 8 Cánh Diều - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
Bài thơ này từng được sử dụng trong SGK Văn học 8 giai đoạn 1990-2002.
Nguồn:
1. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988
2. Quách Tấn, Thơ Hàn Mặc Tử, NXB Đông Phương, 1942
3. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
4. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại - quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 (Hàn Mặc Tử)
Câu 1. Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Lục bát
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 3. Bài thơ Mùa xuân chín gồm có bao nhiêu khổ thơ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Trạng thái " chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây:
A. làn nắng ửng, khói mơ tan.
B. lấm tấm vàng, bóng xuân sang.
C. sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5. Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ Mùa xuân chín?
Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.
A.Khổ 1
B.Khổ 2
C.Khổ 3
D. Khổ 4
Câu 6. Câu Nội dung của bài thơ Mùa xuân chín là gì?
A. Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam
B. Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa
C. Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người
D. Cả ba đáp án trên
Câu 7. Dòng nào sau đây được xem là nội dung đầy đủ của bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử?
A.Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp lúc giao mùa.
B.Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người tươi đẹp.
C.Bài thơ là bức tranh thiên, con người tươi đẹp và tình cảm yêu mến của nhà thơ.
D.Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ trước thiên nhiên đất trời.
Câu 8. Nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân chín là gì?
A. Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu
B. Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc
C. Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình
D. Cả ba đáp án trên
Câu 9. Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?
Câu 10. Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề trong đời sống xã hội mà em quan tâm nhất.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn lớp 8 Cánh Diều
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Phần I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | Nhan đề “Mùa xuân chín” có ý nghĩa là: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa. | 1,0 | |
10 | HS nêu được quan điểm bản thân theo cách riêng. Có thể hướng tới các ý sau: - Thể hiện quan niệm: thiên nhiên vốn dĩ rất đẹp - Hành động: Cần tôn trọng và có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên. | 1,0 | |
| VIẾT | 4,0 | |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 0,25 | |
| 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu ý kiến của bản thân về vấn đề đó. | 0,5 | |
| 2. Thân bài a. Giải thích - Giải thích các từ ngữ, khái niệm quan trọng về vấn đề nghị luận b. Bàn luận - Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối của người viết về vấn đề nghị luận. - Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. c. Mở rộng - Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, bổ sung ý cho vấn đề nghị luận toàn vẹn | 1,5 | |
| 3. Kết bài - Khẳng định lại ý kiến, đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Chữ viết sạch đẹp, cẩn thận. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, trình bày khoa học. Diễn đạt mạch lạc, lập luận sắc sảo, trôi chảy. | 0,5 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới
Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều
Bộ đề thi Lịch sử 8 sách mới Kết nối tri thức cả năm (có đáp án)
Đề thi giữa kì I Địa lý 8 Kết nối tri thức
Top 2 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức 2024 (Có đáp án)
11 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới 2024
5 Đề thi cuối học kì 2 Sử 8 Kết nối tri thức có đáp án 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành đọc hiểu Chiếu dời đô lớp 8 Cánh Diều
-
Cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được trong bài Cảnh Khuya
-
Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất
-
(Ngắn nhất) Soạn bài Người cha và con gái
-
Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa
-
Soạn bài Viết trang 124 văn 8 tập 2 Cánh Diều
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề tự tin và khiêm nhường
-
Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa
-
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 8 Cánh Diều
-
3 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh Diều có đáp án 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Ngữ văn 8 Cánh Diều
(Cực hay) Tự đánh giá cuối học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
Đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc
Tìm hiểu về tác giả Đoàn Văn Cừ
Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tác phẩm thơ
Đoạn văn nêu cảm nghĩ sau khi học bài Hịch tướng sĩ có sử dụng từ Hán Việt
Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2