12 đề ôn thi cuối năm Lịch sử Địa lí 8 sách mới (có đáp án)

Tải về

Bộ đề ôn thi cuối năm Lịch sử Địa lí 8 sách mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là tổng hợp 12 đề thi cuối học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Đây sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập cuối năm môn Lịch sử Địa lí 8 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề ôn tập cuối năm môn Lịch sử Địa lí 8 dùng chung cả 3 sách KNTT, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Mời các em cùng tham khảo.

Bộ đề ôn tập cuối năm Lịch sử Địa lí 8

Bộ đề ôn thi cuối năm Lịch sử Địa lí 8 sách mới

Đề tham khảo ôn tập cuối năm Lịch sử Địa lí 8 - đề 1

* PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. Phần trắc nghiệm (2.0 điểm):

Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1: Việc thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển đã dẫn đến?

A. Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản

B. Làm thay đổi bộ mặt của các nước chủ nghĩa xã hội

C. Làm thay đổi bộ mặt của các nước phong kiến

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là?

A. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong

B. Chúa Trịnh ở Đàng Trong

C. Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài

D. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

Câu 3: Bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài là?

A. Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

B. Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

C. Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) diễn ra ở đâu?

A. Thanh Hóa, Nghệ An

B. Sơn Tây

C. Quảng Trị

D. Đáp án khác

Câu 5: Sự chuyển biến trên các lĩnh vực văn hóa tôn giáo đã cho thấy điều gì?

A. Minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân

B. Minh chứng cho sự giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây

C. Minh chứng cho sự du nhập của các nước phương Tây

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Tầng lớp nào được hình thành ở Đàng Trong Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Đại địa chủ

B. Nô lệ

C. Công nhân

D. Nông dân

Câu 7: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc là?

A. Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền.

B. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, dưới 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các thuộc địa hoặc cho vay lãi.

C. Tăng cường xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa đế quốc là?

A. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, dưới 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các thuộc địa hoặc cho vay lãi.

B. Kết hợp giữa tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng

C. Tăng cường xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

D. Sự hình thành của các công ty độc quyền.

II. Phần tự luận (3.0 điểm):

Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri (1871).

Câu hỏi 2 (1,5 điểm)

a. Có ý kiến cho rằng: “Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung”. Qua trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa, em hãy chứng minh nhận định trên.

b. Qua tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 - 10 câu) về vị anh hùng dân tộc Quang Trung

* PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính là

A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc – nam.

B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

C. Hướng nam – bắc và hướng vòng cung.

D. Hướng đông – tây và hướng nam – bắc.

Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng:

A. Lớn

B. Vừa

C. Trung bình và nhỏ

D. Nhỏ

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C

B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt

C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau

D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm

Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi :

A. Hoàng Liên Sơn

B. Trường Sơn Bắc

C. Bạch Mã

D. Trường Sơn Nam

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta:

A.Địa hình.

B. Vĩ độ.

C. Kinh độ

D. Gió mùa.

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ .

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã

B. Sông Hồng

C. Sông Chảy

D. Sông Đà

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là:

A. Sông lớn, dài, dày đặc

B. Sông ngắn, lớn, dốc

C. Sông dài, nhiều phù sa

D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?

b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?

Đáp án

* PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

D

A

D

A

D

C

II. Phần tự luận (3,0 điểm).

Câu

Nội dung đạt được

Điểm

Câu 1.

(1,5 điểm)

· Hoàn cảnh ra đời của Công xã

- Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-nê-ông III, yêu cầu lập chế độ cộng hòa và bảo vệ "Tổ quốc lâm nguy". Đồng thời thành lập một chính phủ tư sản lâm thời mang tên Chính phủ vệ quốc.

- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản xin đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.

· Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập Công xã

- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri (do Quốc dân dân chỉ huy).

- Diễn biến: Sáng 18/3/1871 Chi-e tấn công Quốc dân quân ở đồi Mông-mác, nhưng bị thất bại

- Kết quả:

+ Quân chính phủ tháo chạy về Véc-xai, nhân dân làm chủ Pa-ri.

+ Ủy ban Trung ương Quốc dân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời. Ngày 26/3/1871 nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng Công xã.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2 (1,5 điểm)

· a.

· - Ngày 25- 1- 1789(đêm 30 Tết) quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch. 28/1/1789 quân Tây Sơn vây đồ Hà Hồi. Quân Thanh bị đánh bất ngờ hạ khí giới đầu hang

- 30/1/1789 Sáng sớm quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tấn công đồ Ngọc Hồi. Đến trưa Quang Trung cùng đoàn quân tiến thẳng vào Thăng Long. Chỉ trong vòng 5 ngày nghĩa quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long quét sạch toàn bộ quân Thanh, bảo vệ nền độc lập của đất nước

- Vua Quang Trung đã rất đúng đắn khi chọn thời điểm tấn công quân Thanh vào dịp Tết, khiến quân giặc bị bất ngờ, không kịp trở tay và nhanh chóng thất bại.

0,25

0,25

0,5

· b. HS có thể viết theo gợi ý sau

· Nguyễn Huệ sinh năm 1753 tại vùng Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Ông người gốc họ Hồ, thuở nhỏ tên là Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Ông là con thứ hai trong gia đình có 04 anh em gồm: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và một người em gái. Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Ông là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn phong kiến ở Đàng Trong và Đàng Ngoài; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.

0,5

* PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:

I. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

C

A

B

D

D

II. Tự luận

Câu

Nội dung chính

Điểm

1

(1,5 điểm)

+ Phân hoá theo chiều bắc – nam

- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.

0,25

0,25

+ Phân hóa theo chiều đông - tây

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

0,25

0,25

0,25

+ Phân hóa theo độ cao

Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

0,25

2

(1,5 điểm)

a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau:

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.

0,25

0,25

Đề tham khảo ôn tập cuối năm Lịch sử Địa lí 8 - đề 2

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé vào thời gian nào?

A. Vào giữa thế kỉ XVI.

B. Vào giữa thế kỉ XX.

C. Vào giữa thế kỉ XIX

D. Vào giữa thế kỉ XVIII.

Câu 2: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:

A.Hiệp ước Nam Kinh

B. Hiệp ước Bắc Kinh

C. Hoà ước Biển Đông

D. Hoà ước Quảng Tây

Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Gia Long

B. Vua Nguyến Ánh

C. Vua Minh Mạng

D. Vua Quang Tự

Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

A.Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.

B.Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.

C.Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)

D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?

A.Du kích

B.Đánh trực diện

C.Loạn tiễn

D.Mua chuộc đối phương

Câu 6: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?

A.Bệnh nặng, tuổi cao

B.Bị tay sai Pháp giết hại

C.Bị thương nặng trong khi tham chiến

D. Bị tai nạn

Câu 7: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

A.Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta

B.Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta

C.Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp

D.Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 8 : Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

A.Long Biên (Hà Nội)

B.Tràng Tiền (Huế)

C.Bãi Cháy (Quảng Ninh)

D.Bình Lợi (Sài Gòn)

Câu 9: Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất nước ta ?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Câu 10: Nhóm đất nào thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm ?

A. phù sa.

B. feralit.

C. xám.

D. badan.

Câu 11: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển nào?

A.Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ

B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ

C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long

D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh

Câu 12: Loại tài nguyên biển nào sau đây có giá trị lớn trong ngành du lịch?

A. Muối

B.Sinh vật

C.Bờ biển dài

D.Dầu mỏ

Câu 13. Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Các đồng bằng

B. Bắc Trung

C. Việt Bắc

D. Thềm lục địa

Câu 14: Khí hậu vùng biển nước ta mang tính chất gì?

A. nhiệt đới gió mùa.

B. ôn đới gió mùa.

C. cận nhiệt gió mùa

D. cận xích đạo.

Câu 15. Theo Luật biển năm 2012 vùng biển Việt Nam trong biển Đông bao gồm:

A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm luc địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.

Câu 16: Khó khăn nào lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển nước ta?

A.Có nhiều thiên tai như bão

B. Tình trạng chồng lấn giữa các vùng biển đảo của nhiều quốc gia.

C. Hiện tượng nước biển dâng

D. Tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy giải thích: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

Câu 2 (1,5 điểm): Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a, (1,0đ) Hãy nêu sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương ?

b.(0,5đ) Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế?

Câu 3.(1.5 điểm). Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Câu 4: (1,5 điểm)

a. (1,0đ) Xác định lãnh hải của đảo, các quần đảo Việt Nam. Nội thủy là gì?

b.(0,5đ) Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

...............................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 12 đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 có đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 223
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm