2500 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 sách mới có đáp án (dùng chung 3 bộ sách)

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 sách mới

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 sách mới có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 sách mới dùng chung cho cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Ngân hàng 2500 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 tập 1, tập 2 bao gồm 2 phần là tóm tắt lí thuyết theo chủ đề và trắc nghiệm theo chủ đề có đáp án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 sách mới tập 1

STT

NỘI DUNG

TRANG

PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT THEO CHỦ ĐỀ

1

MỞ ĐẦU KHOA HỌC TỰ NHIÊN

02

2

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

03

3

CHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – OXIDE – MUỐI

06

4

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

11

5

CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

13

6

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN

14

7

CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT

17

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN

1

MỞ ĐẦU KHOA HỌC TỰ NHIÊN

· Phần câu hỏi

19

· Phần đáp án

29

2

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

· Phần câu hỏi

30

· Phần đáp án

65

3

CHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – OXIDE – MUỐI

· Phần câu hỏi

68

· Phần đáp án

111

4

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

· Phần câu hỏi

115

· Phần đáp án

141

5

CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

· Phần câu hỏi

143

· Phần đáp án

158

6

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN

· Phần câu hỏi

159

· Phần đáp án

189

7

CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT

· Phần câu hỏi

191

· Phần đáp án

210

MỞ ĐẦU KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. Các dụng cụ thường dùng trong phòng thực hành được chia làm nhiều loại theo công dụng của chúng:

− Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch, …

− Dụng cụ chứa hoá chất: ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, bình tam giác, …

− Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ, …

− Dụng cụ lấy hoá chất: thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …

− Một số dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, …

2. Các hoá chất trong phòng thực hành có thể được phân loại thành các nhóm:

− Dựa vào thể của chất (rắn, lỏng, khí).

− Dựa vào tính chất của hoá chất: hoá chất nguy hiểm (acid, base, …), hoá chất dễ cháy, nổ (cồn, benzene, …).

3. Một số quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thực hành:

(1). Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

(2). Hoá chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.

(3). Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

(4). Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).

(5). Hoá chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.

(6). Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

(7). Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

4. Dụng cụ thực hành liên quan vật sống:

Sử dụng được các dụng cụ máy đo huyết áp, máy ảnh, ống nhòm, băng y tế, gạc y tế, nẹp gỗ, … sẽ giúp thực hành tốt một số yêu cầu liên quan đến các chủ đề vật sống.

5. Thiết bị điện có thể chia làm nhiều loại dựa vào vai trò và chức năng riêng:

– Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, …

– Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ đo điện đa năng, …

– Nguồn điện: pin, máy biến áp, …

– Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động, …

6. Một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cho học sinh:

– Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

– Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.

– Cẩn thận khi sử dụng mạng điện dân dụng (220 V) và các thiết bị liên quan đến điện.

– Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

1. Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, … mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.

2. Khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là biến đổi hoá học.

II. Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học

3. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hoá học. Chất tham gia phản ứng gọi là chất đầu, chất mới tạo thành gọi là sản phẩm

4. Diễn tiến phản ứng hóa học: Trong phản ứng hoá học, có sự phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

5. Một số dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hoá học xảy ra: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng; …

6. Năng lượng phản ứng hóa học:

– Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học kèm theo sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

– Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.

7. Các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt: Khi đốt cháy than, xăng, dầu, … sẽ toả ra một lượng nhiệt lớn, đây chính là phản ứng toả nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ phục vụ cho các hoạt động trong đời sống và sản xuất của con người.

III. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học

8. Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

9. Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học của các chất tham gia và chất sản phẩm.

10. Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

11. Ba bước để lập phương trình hoá học:

– Viết sơ đồ phản ứng.

– Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

– Viết phương trình hoá học hoàn chỉnh.

IV. Mol và tỉ khối của chất khí

12. Mol là lượng chất có chứa 6,022 × 1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó. Số 6,022 × 1023 gọi là số Avogadro và được kí hiệu là N.

13. Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 1 mol chất đó. Đơn vị khối lượng mol là gam/mol (hay gam.mol–1).

...........................

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 sách mới tập 2

STT

NỘI DUNG

TRANG

PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT THEO CHỦ ĐỀ

1

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

02

2

CHỦ ĐỀ 8: MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

11

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN

1

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

· Phần câu hỏi

16

· Phần đáp án

86

2

CHỦ ĐỀ 8: MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

· Phần câu hỏi

90

· Phần đáp án

127

................................

Do tài liệu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 sách mới có đáp án rất dài, mời các em sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 64
0 Bình luận
Sắp xếp theo