Top 8 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2024 có ma trận, đáp án

Tải về

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2024 - Tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo khung ma trận đề thi sẽ giúp các em có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8. 

Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 2 có đáp án, mời các bạn cùng xem và sử dụng file tải về để xem toàn bộ 8 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2024.

Đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 2 có đáp án là các mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn sách mới sách mới Kết nối tri thức được các thầy cô giáo biên soạn theo đúng hướng dẫn của Bộ giáo dục, đảm bảo ngữ liệu và kiến thức phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mưới lớp 8 môn Văn. Sau đây là tổng hợp bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 sách Kết nối file word, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

1. Ma trận đề thi Văn 8 giữa kì 2 KNTT

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/ kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn (Truyện hiện đại)

4 TN

0 TL

4 TN

0 TL

0 TN

2 TL

0 TN

0 TL

60 %

2

Viết

Viết đoạn cảm nghĩ về thơ tự do

1*

1*

1*

1*

40 %

Tổng

4 TN

1* TL

4 TN

1* TL

0 TN

3 TL

0 TN

1 TL

100%

Tỉ lệ

30%

30%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Bảng đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức Kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận Dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện hiện

đại

Nhận biết:

- Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu.

- Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật.

- Nhận biết được các trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập.

Thông hiểu:

- Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện.

- Phân tích được vai trò, tác dụng của cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

- Nêu được tác dụng của trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.

- Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá giá trị của tác phẩm.

4 TN

4TN

2 TL

0

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

Yêu cầu:

Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do (khoảng 300 chữ), nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

* Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do.

- Giới thiệu tác giả, bài thơ.

- Bố cục đoạn văn được trình bày hợp lí, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

* Thông hiểu:

- Xác định được cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật.

- Chỉ ra được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.

- Dẫn chứng là các hình ảnh, từ ngữ,… được trích dẫn từ văn bản.

* Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn văn ghi lại cảm xác về một bài thơ tự do.

- Khẳng định ý kiến, cảm nghĩ của người viết về bài thơ và đánh giá thành công nghệ thuật của bài thơ.

- Rút ra được thông điệp của tác giả được gửi gắm qua bài thơ.

* Vận dụng cao:

- So sánh với các bài thơ cùng đề tài; liên hệ với thực tiễn;

- Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản thơ.

- Sử dụng ngôn từ sáng tạo, linh hoạt.

1* TL

1* TL

1* TL

1* TL

Tổng

4 TN

1* TL

4 TN

1* TL

3 TL

1* TL

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi văn lớp 8 giữa học kì 2 có đáp án

I . PHẦN ĐỌC – HIỂU: (5đ)

Đọc văn bản sau:

– Ăn thêm cái nữa đi con!

– Ngán quá, con không ăn đâu!

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh.

Con bé nói rồi thút thít.

– Ừ. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Trong câu: “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.”, từ nào là trợ từ?

Câu 3. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 4. Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì sao?

Câu 5. Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 – 8 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa tình yêu thương trong cuộc sống.

II. PHẦN VIẾT

Đề bài : Viết bài văn phân tích một tích tác phẩm truyện mà em ấn tượng nhất.

Đáp án

Câu

Đáp án gợi ý

1.(0,5đ)

PTBĐ chính : Tự sự

2.(0,5đ)

Trợ từ : Chính

3.(1,0đ)

Nội dung :Ca ngợi tình cảm anh em gắn bó ,yêu thương trong hoàn cảnh bất hạnh.

4.(1,5 đ)

Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì đã gợi được nhiều tầng nghĩa :

- Nghĩa tả thực: Bụi đã dính vào bánh khó lòng thổi mà có thể đi hết.

- Nghĩa biểu tượng: Những lớp bụi trên bánh kia cũng chính là những cơ cực vất vả mà hai anh em đã trải qua, nó sẽ mãi hằn dấu trong cuộc đời của hai đứa trẻ. Nhưng cũng chính lớp bụi đời đó khiến tình cảm của hai anh em càng trở nên gắn bó, khăng khít hơn.

5.(1,5đ)

HS bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người bằng đoạn văn 5 – 7 câu:

+ Giúp ta thấy vui tươi, niềm vui hạnh phúc, yêu đời, biết sống có ý nghĩa hơn.

+ Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.

+ Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn, vất vả, thử thách.

+ Được mọi người yêu quý, quý trọng, thành công trong công việc, đời sống.

+ Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tân tiến.

Ma trận và bản đặc tả mời các bạn xem trong file tải về.

3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…

Sẽ không lớn nổi thành người.

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 7

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ ?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sủ dụng chủ yếu trong bài thơ là

A. nhân hóa, điệp ngữ

B. Điệp ngữ, so sánh

C, ẩn dụ, hoán dụ

D. ẩn dụ, so sánh.

Câu 4. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là

A. con đò

B. chùm khế

C. con diều biếc

D. quê hương

Câu 5. Những hình ảnh được dùng để so sánh trong bài thơ là những hình ảnh như thế nào??

A. Bình dị, gần gũi, thân thương.

B. Rộng lớn, kì vĩ, tráng lệ.

C. Bao la, sơn thủy hữu tình.

D. Lung linh, rực rỡ, huyền ảo.

Câu 6. Nội dung của bài thơ Quê hương là gì?

A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc gắn với những điều bình dị, gần gũi, thân thuộc nhất nuôi dưỡng ta khôn lớn, trưởng thành.

B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

C. Tình yêu quê hương, đất nước chính là yêu cha mẹ, gia đình, người thân, yêu vẻ đẹp của quê hương.

D. Tình yêu quê hương gắn với những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7. Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

A. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương

B. Yêu mến vẻ đẹp của quê hương

C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương

D. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 8. Nêu cái hay của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?

Câu 9: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả qua hai câu thơ sau không? Vì sao?

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Câu 10. Nếu có người nói với em rằng: quê em chỉ là vùng quê nghèo khó thì có gì đáng để yêu quý, tự hào thì em sẽ làm gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN. (4.0 điểm)

Phân tích truyện ngắn “ Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.

Đáp án mời các bạn xem trong file tải về.

4. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Văn 8 KNTT

I. Phần đọc hiểu

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỦ KHOAI NƯỚNG

Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.

Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem "anh bạn khổng lồ" kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.

Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.

Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.

- Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.

Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:

- Tôi chỉ xin lửa thôi...

Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.

- Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!

Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy.

Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?

(Theo Truyện ngắn Tạ Duy Anh )

Câu 1. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm?

A. Cuối đông

B. Chớm hè

C. Cuối xuân

D. Đầu thu

Câu 2. Ai là người kể chuyện?

A. Cậu bé Mạnh.

B. Ông lão ăn mày.

C. Người kể chuyện giấu mặt.

D. Cậu bé ăn mày.

Câu 3. Trong câu văn: Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy., từ “có thể” là thành phần gì?

A. Thành phần cảm thán

B. Thành phần tình thái

C. Thành phần gọi đáp

D. Thành phần phụ chú.

Câu 4. Chủ đề của truyện là gì?

A. Lòng dũng cảm

B. Tinh thần lạc quan

C. Tinh thần đoàn kết

D. Lòng yêu thương con người

Câu 5. Vì sao cậu bé Mạnh lại có “cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá”?

A. Vì cậu đã chia sẻ một phần khoai nướng với cậu bé ăn mày.

B. Vì nhận được lời cảm ơn của ông lão.

C. Vì được thưởng thức món ăn ngon.

D. Vì không bị lão ăn mày làm phiền.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này.”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nói qúa

D. Nói giảm nói tránh

Câu 7. Cốt truyện của truyện ngắn “Củ khoai nướng” thuộc loại nào sau đây?

A. Cốt truyện đơn tuyến

B. Cốt truyện đa tuyến

C. Không có cốt truyện

D. Không thể xác định.

Câu 8. Cậu bé Mạnh có thái độ như thế nào đối với hai ông cháu lão ăn mày?

A. Tôn trọng

B. Coi thường

C. Biết ơn

D. Thương hại

Câu 9. Nếu em là nhân vật cậu bé Mạnh trong câu chuyện, em có cư xử với hai ông cháu lão ăn mày như nhân vật trong truyện đã làm hay không, vì sao?

Câu 10. Từ câu chuyện của cậu bé Mạnh, em hãy viết đoạn văn (3– 5 câu) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương?

II. Phần viết

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) chia sẻ cảm xúc về bài thơ sau:

Nhớ mùa thu Hà Nội

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ

Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió

Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ

Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua.

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi

Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.

Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người

Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai

Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi

Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Nhớ đến một người...

Để nhớ mọi người.

(Trịnh Công Sơn, lời thơ của bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội)

5. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 KNTT 2024

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

PHẦN ĐỌC HIỂU

1

B. Chớm hè

0,5

2

C. Người kể chuyện giấu mặt.

0,5

3

B. Thành phần tình thái

0,5

4

D. Lòng yêu thương con người

0,5

5

A. Vì cậu đã chia sẻ một phần khoai nướng với cậu bé ăn mày.

0,5

6

C. Nói qúa

0,5

7

A. Cốt truyện đơn tuyến.

0,5

8

A. Tôn trọng

0,5

9

- Nêu được cách cư xử của Mạnh: Cảm thông, chia sẻ và tôn trọng với những người bất hạnh, kém may mắn.

- Nếu là Mạnh thì em cũng sẽ làm như bạn ấy bởi chỉ có tình yêu thương mới làm rung động trái tim con người, từ trái tim mới chạm đến trái tim vì vậy hành động của Mạnh đã khiến cậu như lớn hơn, chững chạc hơn, tấm lòng bao dung, yêu thương con người của cậu vì thế mà rộng ra mãi.

* HS nêu được cách ứng xử của nhân vật Mạnh cách ứng xử của bản thân phù hợp đạo đức, pháp luật, đảm bảo theo gợi ý: 1,0 điểm; Chỉ nêu được một ý, một phần đáp án: 0,5 điểm; không nêu hoặc nêu sai hoàn toàn: 0 điểm.

1,0

10

Trình bày được một số ý sau:

- Tình yêu thương là sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, gắn bó, quan tâm, giúp đỡ, yêu mến, trân trọng hòa hợp…giữa con người với nhau.

- Yêu thương được xem là một phẩm chất đẹp, cao quý và là giá trị sống cốt lõi của con người giúp con người gần nhau hơn.

- Người đón nhận tình yêu thương có thêm niềm tin vào cuộc sống, có động lực vượt qua khó khăn của cuộc sống.

- Tình yêu thương trao đi có thể là vật chất hoặc tinh thần.

- Thay đổi cái nhìn của mọi người trong xã hội:

- Cần phê phán những người vô cảm, không có thói quen chia sẻ và giúp đỡ người khác.

* HS nêu được ít nhất 3 ý thể hiện suy nghĩ về lòng yêu thương, đảm bảo theo gợi ý: 1,0 điểm; Chỉ nêu được 1 – 2 ý, một phần đáp án: 0,5 điểm; không nêu hoặc nêu sai hoàn toàn: 0 điểm.

1,0

PHẦN VIẾT

Gợi

ý

nội dung

a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của đoạn văn .

0,25

b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần bày tỏ cảm xúc.

0,25

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

- Bài thơ là những dòng cảm xúc và nỗi nhớ thiết tha về một Hà Nội cổ kính, nên thơ vào độ thu về.

- Về cấu trúc, bài thơ có năm khổ không đều nhau về số dòng, số chữ. Mỗi khổ biểu đạt một khía cạnh nội dung, cảm xúc; nhưng tất cả thể hiện nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn về mùa thu và con người Hà Nội. Hai dòng đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa. Khổ hai là nỗi nhớ của tác giả về hương hoa sữa, hương cốm mới – những nét rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Khổ ba là hình ảnh Hồ Tây trong một buổi chiều thu huyền ảo, khói sương. Khổ bốn và năm là tình yêu và nỗi nhớ của tác giả về con người Thủ đô trong nỗi niềm riêng “nhớ đến một người”.

- Bài thơ với ngôn từ và hình ảnh gợi cảm, mượt mà, đã diễn tả tài tình thần thái của mảnh đất kinh kỳ. Đó là một Hà Nội thật lãng mạn, mộng mơ khi mùa thu về cùng với nét trầm tư, cổ kính của “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” mà không nơi nào có được. Qua bài thơ, người đọc bắt gặp hồn thiêng núi sông ngàn năm, đồng thời vẽ nên một bức tranh mùa thu tuyệt vời, mê đắm lòng người qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”.

- Nếu khổ đầu Trịnh Công Sơn hoài niệm vẻ đẹp ấn tượng nhất, dễ nhận thấy nhất của mùa thu Hà Nội qua màu đỏ của lá bàng, màu vàng của hàng cây cơm nguội, thì sang khổ hai tác giả lại tập trung vào cái tinh vi, vô hình nhưng lại sống động của mùi hoa sữa và hương cốm thơm mỗi độ thu về. Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội được tác giả khám phá và đưa vào ca từ các hình ảnh vô cùng mới mẻ, ấn tượng. Từng ngọn gió mùa thu thơm nồng nàn hoa sữa, từng bàn tay nhỏ nhắn thơm hương cốm xanh, ngay cả những bước chân người đi trên hè phố cũng bất giác vương vương thơm mùi cốm sữa. Xa Hà Nội, nhưng những gì thuộc về Hà Nội vẫn không rời, cứ vấn vương như một nỗi niềm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió/Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”.

- Trong khổ ba, hình ảnh Hồ Tây vào buổi chiều thu hiện lên huyền ảo và nên thơ như một bức tranh thủy mặc được nhà danh họa vừa phác vẽ xong. Mặt nước hồ lay động dưới ánh chiều vàng như thể đang xuyến xao, rung cảm theo tiếng mời gọi của bờ xa. Màu sương mờ lãng đãng, giăng giăng như niềm nhớ thương da diết; từng bầy sâm cầm tránh rét đang bay về hướng mặt trời tìm hơi ấm cuối thu.

- Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đặc trưng của Hà nội, các phép điệp ngữ, điệp cấu trúc, ngôn ngữ gợi cảm... trong lời thơ gợi lên tình cảm lưu luyến, bâng khuâng và cả nỗi nhớ thiết tha trong tâm hồn tác giả.

- Bài thơ làm chúng ta ngỡ ngàng khi nhận được tín hiệu tình yêu thiết tha, bỏng cháy của Trịnh Công Sơn dành cho con người nơi đây. Bắt đầu là tình yêu đối với một người khi “đi giữa mọi người”. Nỗi nhớ ở đây vừa hiện hữu, cụ thể về “một người” nhưng lại hoàn toàn vô hình, vô danh tính. Chính nét khơi gợi nhiều mông lung ấy đã được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều bạn đọc yêu thơ, các thế hệ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu mùa thu Hà Nội.

3.0

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

6. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 KNTT - đề 2

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!”

("Để chạm vào hạnh phúc"- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Hành chính công vụ

D. Ý kiến khác

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Câu 3 (0,5 điểm). Thao tác lập luận chính của văn bản là:

A. Phân tích

B. So sánh

C. Bác bỏ

D. Giải thích

Câu 4 (0,5 điểm). Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 6 (1,0 điểm). Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”.

Câu 7 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 - 7 dòng).

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

7. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 KNTT - đề 2

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Văn bản nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

0,5 điểm

Câu 3

A. Phân tích

0,5 điểm

Câu 4

Yếu tố thể hiện năng lực làm người: phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.

0,5 điểm

Câu 5

Nội dung chính của văn bản trên:

- Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.

- Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.

=> Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.

1,0 điểm

Câu 6

- Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý…

- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

1,0 điểm

Câu 7

- Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Mở đoạn giới thiệu được tác giả và bài thơ.

Thân đoạn phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn

- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ…) …).

3. Kết đoạn

Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

...............................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
18 33.318
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm