Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Phân tích Những ngôi sao xa xôi lớp 8
Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là nội dung một trong số các đề gợi ý của phần thực hành viết trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi cùng với mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện Những ngôi sao xa xôi siêu hay sẽ giúp các em có thêm ý tưởng tham khảo khi làm bài.
1. Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi
A. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả): Lê Minh Khuê là một nhà văn nữ đương đại với phong cách viết dung dị, nữ tính và mang dấu ấn rất riêng. Các tác phẩm của bà luôn là sự phản ánh cuộc sống một cách chân xác nhưng không kém phần lãng mạn, đồng thời lại rất sâu sắc và giàu ý nghĩa.
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác năm 1971, trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng khốc liệt. Khi đó, nhà văn Lê Minh Khuê tham gia với vai trò thanh niên xung phong, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
B. Thân bài
1. Nêu nội dung chính của tác phẩm
“Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong thực hiện công việc trinh sát mặt đường. Công việc hàng ngày của ba chị em Phương Định, Nho, Thao là quan sát địch ném bom, san lấp hố bom để đảm bảo cho những chuyến xe vào chiến trường miền Nam được an toàn. Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương nặng, chị Thao và Phương Định đã rất lo lắng, hết lòng túc trực ngày đêm để chăm sóc bên cạnh Nho. Lúc này, bỗng nhiên một cơn mưa đá vụt đến, rồi cũng nhanh chóng đi qua. Cơn mưa đá đã gợi lên trong lòng ba cô gái không chỉ là sự tiếc nuối mà còn là bao nỗi niềm hoài niệm, khát khao. Nhất là Phương Định, trong lòng cô bỗng xuất hiện bao hoài niệm và khát khao về một tương lai mới.
2. Nêu chủ đề của tác phẩm
Qua việc khắc họa cuộc sống và chiến đấu hết sức nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết nơi chiến trường của ba nữ thanh niên xung phong; tác giả đã ca ngợi và tô thắm vẻ đẹp của những nữ chiến sĩ này; đồng thời gửi đến người đọc thông điệp ý nghĩa về lí tưởng, nhiệt huyết, cống hiến. Ba cô gái Thao, Nho, Phương Định cũng chính là đại diện cho thế hệ những thanh niên Việt Nam sẵn sàng xả thân, hi sinh cuộc sống cá nhân để góp phần vào công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
a, Ngôi kể thứ nhất
- Truyện được kể qua lời của nhân vật chính Phương Định. Mọi tâm tư tình cảm thơ mộng của thiếu nữ cũng như những gian lao, vất vả; sự căng thẳng của công việc; sự nguy hiểm khi luôn cận kề cái chết… đều hiện lên rất rõ ràng và chân thực.
- Tác dụng: Kể chuyện bằng lời trần thuật từ ngôi kể thứ nhất làm tăng tính chân thực cho nội dung câu chuyện. Vì đó chính là những gì mà nhân vật đã chứng kiến, đã trải qua; vì thế mang đến cái nhìn chân thực nhất, chi tiết nhất về cuộc sống nơi chiến trường của ba cô gái thanh niên xung phong.
b, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện rõ nét nhất qua hình tượng nhân vật Phương Định. Tác giả khắc họa nhân vật Phương Định thông qua vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất: một cô gái đang lứa tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống, có vẻ đẹp tươi trẻ về ngoại hình; và hơn hết là vẻ đẹp về lí tưởng, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhãn nhã để dấn thân vào chiến trường; một cô gái có đầy đủ những nét đẹp về phẩm chất, sự kiên cường, dũng cảm, yêu thương chăm sóc đồng đội… Qua nhân vật Phương Định, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong hết lòng vì nhiệm vụ, vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để nỗ lực hết mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
* Thiếu nữ Hà thành với nét đẹp ngoại hình tươi trẻ, đầy sức sống
- Phương Định là một cô thiếu nữ đẹp: cô tự nhận mình là “ một cô gái khá” với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, đôi mắt thì như “các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”…
- Cô thường xuyên được các anh bộ đội pháo binh nhìn trộm, thu hút nhiều ánh nhìn của những người đã từng gặp.
=> Đúng là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không săn sóc vội vã với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà Nội.
* Cô gái với lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước thiết tha
- Phương Định tham gia chiến trường ngay khi rời ghế nhà trường phổ thông.
- Ở Hà Nội, cô là con gái được chiều chuộng, nhiều mơ mộng, hoài bão. Cô có thể lựa chọn cho mình cuộc sống nhàn nhã, nhưng cô đã đi theo tiếng gọi của lí tưởng, sẵn sàng dấn thân vào chiến trường gian khổ ác liệt, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
=> Phương Định cũng giống như những chàng trai, cô gái lúc đó; sẵn sàng vì tiếng gọi của lí tưởng, của nhiệt huyết mà từ bỏ cuộc sống an nhàn để dấn thân vào chiến trường. Chính lòng yêu nước thiết tha và lí tưởng sống cao đẹp đã giúp cô gái dũng cảm có động lực; sống theo nhiệt huyết, lí tưởng.
* Nữ chiến sĩ thanh niên xung phong kiên cường, quả cảm, anh dũng
– Phương Định là một cô gái dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng đối đầu với những nguy hiểm: trong lúc đào bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng của cô đã chạm vào quả bom, tạo ra một tiếng động sắc đến gai người. Nhưng thay vì bỏ cuộc, cô biết đâu là việc cần làm, đâu là thứ cô cần tập trung hoàn thành. Đó không phải là sợ hãi mà là làm sao để phá được bom nhanh nhất, chính xác nhất, để những con đường an toàn cho những chuyến xe đi qua.
- Lòng gan dạ, dũng cảm thái độ bình tĩnh của Phương Định được thể hiện rõ nét trong một lần phá cô phá bom. Sau khi máy bay địch trút bom, không khí trên cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Khói đen vật vờ trên không trung, còn bốn quả bom chưa nổ. Một mình Phương Định phá quả bom trên đồi, cô bình tĩnh và dũng cảm tiến gần lại quả bom. Cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo nên cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô một đầu vực trong đất. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng hồi hộp. Nhưng cô lại bình tĩnh chủ động tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
▶ Hình ảnh nhân vật Phương Định là biểu tượng cho vẻ đẹp nữ anh hùng quả cảm, đại diện cho ý chí kiên cường của thế hệ thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
* Nữ chiến sĩ thanh niên xung phong có trách nhiệm với công việc
Cô là người có tinh thần trách nhiệm cao, sống hết mình vì công việc:
- Nhiệm vụ của Phương Định vô cùng vất vả và nguy hiểm, thậm chỉ phải đối diện với cái chết thường xuyên. Do thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn; công việc của cô mỗi khi bom nổ là chạy lên, đo khối lượng đất để lấp vào hố bom và phá bom nếu nó chưa nổ. Mục đích của công việc là nhằm đảm bảo các chuyến xe vận chuyển lương thực và vũ khí vào chiến trường miền Nam được an toàn. Suốt ba năm, tuy cảm giác căng thẳng khiến đầu óc cô “căng như chão” và “tim đập bất chấp cả nhịp điệu” nhưng chưa bao giờ Phương Định từ chối nhiệm vụ hay sợ hãi rút lui, nhiệm vụ nào cô cũng làm tốt.
- Trong một lần phá bom, cô đã từng nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”. Trong đầu cô hiện lên vô vàn câu hỏi “liệu mình có nổ, bom có nổ không?” hay “làm cách nào để châm mình lần thứ hai?”. Chính những câu hỏi này cho thấy Phương Định có sự quan tâm đến công việc phá bom nhiều hơn cái chết của chính cô. Cái chết thì “mờ nhạt” nhưng những mối lo về “phá bom” lại hiện lên vô cùng rõ ràng.
=> Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong rất có trách nhiệm với công việc. Cô không nghĩ cho bản thân mà chỉ mong hoàn thành công việc vì biết công việc của mình có tầm quan trọng vô cùng, ảnh hưởng đến biết bao người khác. Vì thế, cho dù nguy hiểm đến mấy, căng thẳng đến mấy cô vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình.
*. Có tinh thần đồng đội, đồng chí nồng hậu
- Cô luôn yêu thương, lo lắng quan tâm tới đồng chí của mình đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Chị Thao ngã, cô đỡ dậy. Nho bị thương máu túa ra thấm vào đất cô bé Nho lên đùi băng rửa vết thương cho bạn, cử chỉ cẩn thận, biết bao trìu mến.
- Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất dũng cảm. Trong cuộc việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo bạo. Nho thì thích thêu thùa, rụt rè, nũng nịu như em út nhưng cũng rất kiên quyết, gan dạ trong công việc.
=> Dường như lúc ấy không còn một Phương Định điệu hay làm đỏm nữa mà đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: nhanh nhẹn, tháo vát và giành tình yêu cho đồng đội. Nhìn Phương Định chăm sóc đồng đội thành thạo như một y tá, ta càng cảm thấy Phương Định là một cô gái đảm đang, thích ứng nhanh với hoàn cảnh chiến trường. Tình cảm của cô với đồng đội mãi làm ta cảm động.
* Cô gái hồn nhiên, có tâm hồn lãng mạn và nhạy cảm
– Cô quan tâm tới ngoại hình của mình: Luôn dành thời gian chăm chút cho ngoại hình và rất yêu thích đôi mắt của mình – một đôi mắt được các anh lính nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô thích làm duyên và đắm chìm trong những suy tư của mình.
– Những lúc không làm nhiệm vụ, Phương Định thường hát để quên đi những cực nhọc và thêm yêu đời: Cô thích hát, chẳng cần thuộc lời, cứ nhớ một điệu nhạc nào đó là cô lại bịa lời để ngân nga. Tuy có ý chí kiên cường và dũng cảm nơi chiến trường, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn cô vẫn là một cô gái mộng mơ với đầy khát khao, hoài bão phía trước.
– Sự hồn nhiên của Phương Định còn thể hiện qua cảm giác thích thú “cuống cuồng” trước một cơn mưa đá xảy ra chóng vánh giữa rừng. Trong cơn mưa đá bất chợt ấy, những kỷ niệm xa xôi bỗng ùa về trong tâm trí cô: nào là những căn nhà nhỏ ở quảng trường thành phố; những khung cửa sổ, những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời Hà Nội,… Đó không chỉ là những kỉ niệm gắn với tuổi thơ cô mà còn góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn cô, giúp cô trải qua cuộc chiến gian khổ và khốc liệt
▶ Phương Định tham gia chiến trường ba năm, phải đối mặt với khó khăn gian khổ thường xuyên nhưng thế giới tâm hồn vẫn được cô giữ vẹn nguyên không đổi. Đó chính là biểu hiện rõ ràng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ xuất thân Hà Thành.
▶ Qua lời kể tự sự kết hợp cùng biểu cảm, miêu tả; Lê Minh Khuê đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật Phương Định. Đó là một thiếu nữ Hà thành trẻ trung, mơ mộng, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lí tưởng, từ bỏ cuộc sống nhàn nhã để dấn thân vào chiến trường. Cô sống giữa chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn nuôi dưỡng trong mình một trái tim giàu lòng yêu thương, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Cô luôn yêu thương, chăm sóc đồng đội hết lòng. Cô anh dũng, kiên cường và quả cảm trong công việc; không nề hà gian khổ khó khăn, sẵn sàng đối mặt với cái chết cận kề để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phương Định xứng đáng trở thành hình mẫu nhân vật lý tưởng khi nhắc đến những cô gái thanh niên xung phong trong văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
*. Nhân vật Nho, Thao
- Bên cạnh nhân vật Phương Định, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Minh Khuê còn thể hiện ở nhân vật Nho và Thao.
- Chị Thao là tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường. Trong công việc, chị là một người điềm tĩnh, hết sức quyết đoán và táo bạo, có những mệnh lệnh quyết đoán.
Khi sắp phải lên trên cao điểm để làm nhiệm vụ chị vẫn bóc bánh quy để ăn ngon lành, mặc cho đồng đội lo lắng thay cho chị. Lúc chứng kiến Nho bị thương, tuy rất lo lắng đến mức mặt tái đi nhưng chị nhất định không để cho mình khóc. Tuy thế, Thao cũng là một cô gái nữ tính, có tâm hồn nhạy cảm và cực kì giàu tình cảm. Chị chú ý đến ngoại hình (lông mày của chị lúc nào cũng được tỉa nhỏ như cái tăm; áo lót của chị thì cái nào cũng được thêu chỉ màu điệu đà…); chị yêu ca hát (thường ngân nga hát một mình); chị có những nỗi sợ hãi rất con gái (sợ máu và sợ vắt)
▶ Trong nhân vật Thao ta thấy có sự kết hợp giữa hai nét tính cách đối lập. Một bên là nhút nhát, mềm yếu, bên còn lại là bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng. Sự đối lập ấy đã giúp tác giả tạo ra chiều sâu tư tưởng cho nhân vật. Đồng thời đưa nhân vật trở nên gần gũi, sống động hơn như hình ảnh một nữ anh hùng trong đời thật.
– Nho có trách nhiệm cao trong công việc, chưa bao giờ để nỗi sợ lấn át nhiệm vụ cần hoàn thành: cùng với các chị trong tổ trinh sát, Nho luôn dũng cảm đối mặt với đạn bom để hoàn thành công việc. Nho đúng như em gái nhỏ trong nhà, rất hay vòi vĩnh, làm nũng các chị, thậm chí còn đòi ăn kẹo.
▶ Nho là người ít tuổi nhất trong đội trinh sát mặt đường nên thường được các chị yêu thương, chiều chuộng như một cô em út trong nhà. Tuy nhỏ bé nhưng trong công việc, Nho hiện lên với tính cách can đảm, cứng rắn và mạnh mẽ. Nho đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nữ thanh niên xung phong và những nét cá tính rất đặc trưng của em út, không thể lẫn với các chị.
ð Hai nhân vật Nho, Thao cùng với Phương Định đã thể hiện được sự tài tình trong việc khắc họa nhân vật của Lê Minh Khuê; làm nổi bật được hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đẹp về ngoại hình; có lí tưởng sống cao đẹp; dũng cảm kiên cường vượt lên hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm ở chiến trường để hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cho mục tiêu chung, cho công cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam.
a. Đặc điểm ngôn ngữ
- Lời kể linh hoạt, tự nhiên, đan xen hợp lí giữa lúc miêu tả những tâm sự, giây phút mơ mộng của ba cô gái (khi thì nhận được thư của bạn Nho, khi thì hát, khi thì nghĩ, ngóng từng đoàn xe qua lại để hỏi thăm tin tức; những lúc Phương Định nghĩ ngợi về tương lai…) và lúc căng thẳng khi phải làm công việc đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm và gỡ bom chưa nổ, bom nổ chậm.
- Câu văn ngắn, nhịp nhanh, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: tác giả thường xuyên sử dụng những câu văn ngắn với nhịp nhanh khi miêu tả sự căng thẳng, gấp gáp, nguy hiểm của công việc. Điều này tạo cho nhịp độ câu chuyện được đẩy lên cao, góp phần giúp cho người đọc thấy rõ hơn sự nguy hiểm nơi chiến trường khốc liệt.
- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc nữ tính: Truyện được kể từ lời kể của nhân vật Phương Định, dưới góc nhìn của một tác giả nữ; vì thế tuy nội dung câu chuyện nói về những nguy hiểm, căng thẳng nhưng câu chuyện vẫn mang đậm sắc thái nữ tính, nhẹ nhàng. Đây cũng chính là nét riêng của phong cách Lê Minh Khuê.
=> Tác dụng: Khiến cho nhịp độ của câu chuyện hài hòa và nhịp nhàng, khi thì căng thẳng, khốc liệt khi thì mơ mộng, lãng mạn; góp phần làm cho câu chuyện được kể hấp dẫn hơn, việc khắc họa nội dung chủ đề của tác phẩm được rõ ràng
C. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một truyện ngắn đặc sắc, phản ánh chân thực nhất hiện thực chiến tranh và đời sống lí tưởng của những cô thanh niên xung phong. Ở đây, hình ảnh những ngôi sao xa xôi đã được sử dụng như một ẩn dụ cho những cô gái thanh niên xung phong trên núi rừng Trường Sơn đầy anh dũng, kiên cường và gan dạ. Truyện hấp dẫn bởi lời kể chân thực, giọng điệu đa dạng, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên và nữ tính đặc trưng cho phong cách tác giả.
- Liên hệ: Em càng thấy biết ơn và trân trọng khi mình được sống trong tự do, độc lập. Tự do này đã được đánh đổi bằng những hi sinh, mất mát của biết bao thế hệ cha anh. Lí tưởng và nhiệt huyết sống, cống hiến của ba cô gái thanh niên xung phong đã góp phần truyền lửa cho thế hệ trẻ, giúp chúng em biết ơn, trân trọng cuộc sống hiện tại và biết cố gắng nỗ lực vì tương lai.
2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê là một nhà văn nữ đương đại với phong cách viết dung dị, nữ tính và mang dấu ấn rất riêng. Các tác phẩm của bà luôn là sự phản ánh cuộc sống một cách chân xác nhưng không kém phần lãng mạn, đồng thời lại rất sâu sắc và giàu ý nghĩa. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi Lê Minh Khuê, truyện được sáng tác năm 1971, trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng khốc liệt. Khi đó, nhà văn Lê Minh Khuê tham gia với vai trò thanh niên xung phong, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
“Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong thực hiện công việc trinh sát mặt đường. Công việc hàng ngày của ba chị em Phương Định, Nho, Thao là quan sát địch ném bom, san lấp hố bom để đảm bảo cho những chuyến xe vào chiến trường miền Nam được an toàn. Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương nặng, chị Thao và Phương Định đã rất lo lắng, hết lòng túc trực ngày đêm để chăm sóc bên cạnh Nho. Lúc này, bỗng nhiên một cơn mưa đá vụt đến, rồi cũng nhanh chóng đi qua. Cơn mưa đá đã gợi lên trong lòng ba cô gái không chỉ là sự tiếc nuối mà còn là bao nỗi niềm hoài niệm, khát khao. Nhất là Phương Định, trong lòng cô bỗng xuất hiện bao hoài niệm và khát khao về một tương lai mới.
Qua việc khắc họa cuộc sống và chiến đấu hết sức nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết nơi chiến trường của ba nữ thanh niên xung phong; tác giả đã ca ngợi và tô thắm vẻ đẹp của những nữ chiến sĩ này; đồng thời gửi đến người đọc thông điệp ý nghĩa về lí tưởng, nhiệt huyết, cống hiến. Ba cô gái Thao, Nho, Phương Định cũng chính là đại diện cho thế hệ những thanh niên Việt Nam sẵn sàng xả thân, hi sinh cuộc sống cá nhân để góp phần vào công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước.
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là do truyện được kể từ ngôi thứ nhất – nhân vật chính Phương Định. Mọi tâm tư tình cảm thơ mộng của thiếu nữ cũng như những gian lao, vất vả; sự căng thẳng của công việc; sự nguy hiểm khi luôn cận kề cái chết… đều hiện lên rất rõ ràng và chân thực. Tác giả chọn kể chuyện bằng lời trần thuật từ ngôi kể thứ nhất làm tăng tính chân thực cho nội dung câu chuyện. Vì đó chính là những gì mà nhân vật đã chứng kiến, đã trải qua; vì thế mang đến cái nhìn chân thực nhất, chi tiết nhất về cuộc sống nơi chiến trường của ba cô gái thanh niên xung phong.
Điểm nổi bật nhất trong “Những ngôi sao xa xôi” chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật chính Phương Định. Tác giả khắc họa nhân vật Phương Định thông qua vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất: một cô gái đang lứa tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống, có vẻ đẹp tươi trẻ về ngoại hình; và hơn hết là vẻ đẹp về lí tưởng, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhãn nhã để dấn thân vào chiến trường; một cô gái có đầy đủ những nét đẹp về phẩm chất, sự kiên cường, dũng cảm, yêu thương chăm sóc đồng đội… Qua nhân vật Phương Định, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong hết lòng vì nhiệm vụ, vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để nỗ lực hết mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Phương Định là một thiếu nữ Hà thành với nét đẹp ngoại hình tươi trẻ, đầy sức sống. Cô tự nhận mình là “ một cô gái khá” với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, đôi mắt thì như “các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”… Cô thường xuyên được các anh bộ đội pháo binh nhìn trộm, thu hút nhiều ánh nhìn của những người đã từng gặp. Cô là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không săn sóc vội vã với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà Nội.
Phương Định không chỉ là một cô gái đẹp về ngoại hình mà còn đẹp cả về lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước thiết tha. Cô tham gia chiến trường ngay khi rời ghế nhà trường phổ thông. Ở Hà Nội, cô là con gái được chiều chuộng, nhiều mơ mộng, hoài bão. Cô có thể lựa chọn cho mình cuộc sống nhàn nhã, nhưng cô đã đi theo tiếng gọi của lí tưởng, sẵn sàng dấn thân vào chiến trường gian khổ ác liệt, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Phương Định cũng giống như những chàng trai, cô gái lúc đó; sẵn sàng vì tiếng gọi của lí tưởng, của nhiệt huyết mà từ bỏ cuộc sống an nhàn để dấn thân vào chiến trường. Chính lòng yêu nước thiết tha và lí tưởng sống cao đẹp đã giúp cô gái dũng cảm có động lực; sống theo nhiệt huyết, lí tưởng.
Vào đến chiến trường, Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong kiên cường, quả cảm, anh dũng, sẵn sàng đối đầu với những nguy hiểm: trong lúc đào bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng của cô đã chạm vào quả bom, tạo ra một tiếng động sắc đến gai người. Nhưng thay vì bỏ cuộc, cô biết đâu là việc cần làm, đâu là thứ cô cần tập trung hoàn thành. Đó không phải là sợ hãi mà là làm sao để phá được bom nhanh nhất, chính xác nhất, để những con đường an toàn cho những chuyến xe đi qua. Lòng gan dạ, dũng cảm thái độ bình tĩnh của Phương Định được thể hiện rõ nét trong một lần phá cô phá bom. Sau khi máy bay địch trút bom, không khí trên cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Khói đen vật vờ trên không trung, còn bốn quả bom chưa nổ. Một mình Phương Định phá quả bom trên đồi, cô bình tĩnh và dũng cảm tiến gần lại quả bom. Cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo nên cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô một đầu vực trong đất. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng hồi hộp. Nhưng cô lại bình tĩnh chủ động tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. Hình ảnh nhân vật Phương Định là biểu tượng cho vẻ đẹp nữ anh hùng quả cảm, đại diện cho ý chí kiên cường của thế hệ thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Phương Định cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao, sống hết mình vì công việc. Nhiệm vụ của Phương Định vô cùng vất vả và nguy hiểm, thậm chỉ phải đối diện với cái chết thường xuyên. Do thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn; công việc của cô mỗi khi bom nổ là chạy lên, đo khối lượng đất để lấp vào hố bom và phá bom nếu nó chưa nổ. Mục đích của công việc là nhằm đảm bảo các chuyến xe vận chuyển lương thực và vũ khí vào chiến trường miền Nam được an toàn. Suốt ba năm, tuy cảm giác căng thẳng khiến đầu óc cô “căng như chão” và “tim đập bất chấp cả nhịp điệu” nhưng chưa bao giờ Phương Định từ chối nhiệm vụ hay sợ hãi rút lui, nhiệm vụ nào cô cũng làm tốt. Trong một lần phá bom, cô đã từng nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”. Trong đầu cô hiện lên vô vàn câu hỏi “liệu mình có nổ, bom có nổ không?” hay “làm cách nào để châm mình lần thứ hai?”. Chính những câu hỏi này cho thấy Phương Định có sự quan tâm đến công việc phá bom nhiều hơn cái chết của chính cô. Cái chết thì “mờ nhạt” nhưng những mối lo về “phá bom” lại hiện lên vô cùng rõ ràng. Có thể nói, Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong rất có trách nhiệm với công việc. Cô không nghĩ cho bản thân mà chỉ mong hoàn thành công việc vì biết công việc của mình có tầm quan trọng vô cùng, ảnh hưởng đến biết bao người khác. Vì thế, cho dù nguy hiểm đến mấy, căng thẳng đến mấy cô vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình.
Vẻ đẹp của Phương Định càng được hoàn thiện hơn khi thể hiện trong mối quan hệ với đồng đội: cô là người có tinh thần đồng đội, đồng chí nồng hậu. Cô luôn yêu thương, lo lắng quan tâm tới đồng chí của mình đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Chị Thao ngã, cô đỡ dậy. Nho bị thương máu túa ra thấm vào đất cô bé Nho lên đùi băng rửa vết thương cho bạn, cử chỉ cẩn thận, biết bao trìu mến. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất dũng cảm. Trong cuộc việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo bạo. Nho thì thích thêu thùa, rụt rè, nũng nịu như em út nhưng cũng rất kiên quyết, gan dạ trong công việc. Dường như lúc ấy không còn một Phương Định điệu hay làm đỏm nữa mà đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: nhanh nhẹn, tháo vát và giành tình yêu cho đồng đội. Nhìn Phương Định chăm sóc đồng đội thành thạo như một y tá, ta càng cảm thấy Phương Định là một cô gái đảm đang, thích ứng nhanh với hoàn cảnh chiến trường. Tình cảm của cô với đồng đội mãi làm ta cảm động.
Cô gái kiên cường dũng cảm đó cũng vẫn là một cô gái hồn nhiên, có tâm hồn lãng mạn và nhạy cảm đúng như độ tuổi thiếu nữ của mình. Phương Định rất quan tâm tới ngoại hình, luôn dành thời gian chăm chút cho ngoại hình và rất yêu thích đôi mắt của mình – một đôi mắt được các anh lính nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô thích làm duyên và đắm chìm trong những suy tư của mình. Những lúc không làm nhiệm vụ, Phương Định thường hát để quên đi những cực nhọc và thêm yêu đời: Cô thích hát, chẳng cần thuộc lời, cứ nhớ một điệu nhạc nào đó là cô lại bịa lời để ngân nga. Tuy có ý chí kiên cường và dũng cảm nơi chiến trường, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn cô vẫn là một cô gái mộng mơ với đầy khát khao, hoài bão phía trước. Sự hồn nhiên của Phương Định còn thể hiện qua cảm giác thích thú “cuống cuồng” trước một cơn mưa đá xảy ra chóng vánh giữa rừng. Trong cơn mưa đá bất chợt ấy, những kỷ niệm xa xôi bỗng ùa về trong tâm trí cô: nào là những căn nhà nhỏ ở quảng trường thành phố; những khung cửa sổ, những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời Hà Nội… Đó không chỉ là những kỉ niệm gắn với tuổi thơ cô mà còn góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn cô, giúp cô trải qua cuộc chiến gian khổ và khốc liệt. Phương Định tham gia chiến trường ba năm, phải đối mặt với khó khăn gian khổ thường xuyên nhưng thế giới tâm hồn vẫn được cô giữ vẹn nguyên không đổi. Đó chính là biểu hiện rõ ràng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ xuất thân Hà Thành.
Như vậy, qua lời kể tự sự kết hợp cùng biểu cảm, miêu tả; Lê Minh Khuê đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật Phương Định. Đó là một thiếu nữ Hà thành trẻ trung, mơ mộng, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lí tưởng, từ bỏ cuộc sống nhàn nhã để dấn thân vào chiến trường. Cô sống giữa chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn nuôi dưỡng trong mình một trái tim giàu lòng yêu thương, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Cô luôn yêu thương, chăm sóc đồng đội hết lòng. Cô anh dũng, kiên cường và quả cảm trong công việc; không nề hà gian khổ khó khăn, sẵn sàng đối mặt với cái chết cận kề để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phương Định xứng đáng trở thành hình mẫu nhân vật lý tưởng khi nhắc đến những cô gái thanh niên xung phong trong văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Bên cạnh nhân vật Phương Định, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Minh Khuê còn thể hiện ở nhân vật Nho và Thao. Thao là tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường. Trong công việc, chị là một người điềm tĩnh, hết sức quyết đoán và táo bạo, có những mệnh lệnh quyết đoán. Khi sắp phải lên trên cao điểm để làm nhiệm vụ chị vẫn bóc bánh quy để ăn ngon lành, mặc cho đồng đội lo lắng thay cho chị. Lúc chứng kiến Nho bị thương, tuy rất lo lắng đến mức mặt tái đi nhưng chị nhất định không để cho mình khóc. Tuy thế, Thao cũng là một cô gái nữ tính, có tâm hồn nhạy cảm và cực kì giàu tình cảm. Chị chú ý đến ngoại hình (lông mày của chị lúc nào cũng được tỉa nhỏ như cái tăm; áo lót của chị thì cái nào cũng được thêu chỉ màu điệu đà…); chị yêu ca hát (thường ngân nga hát một mình); chị có những nỗi sợ hãi rất con gái (sợ máu và sợ vắt)… Trong nhân vật Thao ta thấy có sự kết hợp giữa hai nét tính cách đối lập. Một bên là nhút nhát, mềm yếu, bên còn lại là bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng. Sự đối lập ấy đã giúp tác giả tạo ra chiều sâu tư tưởng cho nhân vật. Đồng thời đưa nhân vật trở nên gần gũi, sống động hơn như hình ảnh một nữ anh hùng trong đời thật.
Nho là người có trách nhiệm cao trong công việc, chưa bao giờ để nỗi sợ lấn át nhiệm vụ cần hoàn thành: cùng với các chị trong tổ trinh sát, Nho luôn dũng cảm đối mặt với đạn bom để hoàn thành công việc. Nho đúng như em gái nhỏ trong nhà, rất hay vòi vĩnh, làm nũng các chị, thậm chí còn đòi ăn kẹo. Nho là người ít tuổi nhất trong đội trinh sát mặt đường nên thường được các chị yêu thương, chiều chuộng như một cô em út trong nhà. Tuy nhỏ bé nhưng trong công việc, Nho hiện lên với tính cách can đảm, cứng rắn và mạnh mẽ. Nho đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nữ thanh niên xung phong và những nét cá tính rất đặc trưng của em út, không thể lẫn với các chị.
Hai nhân vật Nho, Thao cùng với Phương Định đã thể hiện được sự tài tình trong việc khắc họa nhân vật của Lê Minh Khuê; làm nổi bật được hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đẹp về ngoại hình; có lí tưởng sống cao đẹp; dũng cảm kiên cường vượt lên hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm ở chiến trường để hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cho mục tiêu chung, cho công cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, bên cạnh việc lựa chọn lời trần thuật từ ngôi kể thứ nhất; nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình điêu luyện thì Những ngôi sao xa xôi còn thu hút người đọc bởi lời kể linh hoạt khiến mạch truyện liền mạch, hấp dẫn. Lời kể tự nhiên, đan xen hợp lí giữa lúc miêu tả những tâm sự, giây phút mơ mộng của ba cô gái (khi thì nhận được thư của bạn Nho, khi thì hát, khi thì nghĩ, ngóng từng đoàn xe qua lại để hỏi thăm tin tức; những lúc Phương Định nghĩ ngợi về tương lai…) và lúc căng thẳng khi phải làm công việc đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm và gỡ bom chưa nổ, bom nổ chậm. Tác giả còn thường xuyên sử dụng những câu văn ngắn với nhịp nhanh khi miêu tả sự căng thẳng, gấp gáp, nguy hiểm của công việc. Điều này tạo cho nhịp độ câu chuyện được đẩy lên cao, góp phần giúp cho người đọc thấy rõ hơn sự nguy hiểm nơi chiến trường khốc liệt. Đặc biệt, nét riêng của câu chuyện chính là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc nữ tính. Truyện được kể từ lời kể của nhân vật Phương Định, dưới góc nhìn của một tác giả nữ; vì thế tuy nội dung câu chuyện nói về những nguy hiểm, căng thẳng nhưng câu chuyện vẫn mang đậm sắc thái nữ tính, nhẹ nhàng. Đây cũng chính là nét riêng của phong cách Lê Minh Khuê. Sự kết hợp linh hoạt giữa lời kể, ngôi trần thuật và ngôn ngữ khiến cho nhịp độ của câu chuyện hài hòa và nhịp nhàng, khi thì căng thẳng, khốc liệt khi thì mơ mộng, lãng mạn; góp phần làm cho câu chuyện được kể hấp dẫn hơn, việc khắc họa nội dung chủ đề của tác phẩm được rõ ràng hơn.
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một truyện ngắn đặc sắc, phản ánh chân thực nhất hiện thực chiến tranh và đời sống lí tưởng của những cô thanh niên xung phong. Ở đây, hình ảnh những ngôi sao xa xôi đã được sử dụng như một ẩn dụ cho những cô gái thanh niên xung phong trên núi rừng Trường Sơn đầy anh dũng, kiên cường và gan dạ. Truyện hấp dẫn bởi lời kể chân thực, giọng điệu đa dạng, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên và nữ tính đặc trưng cho phong cách tác giả. Đọc truyện, em càng thấy biết ơn và trân trọng khi mình được sống trong tự do, độc lập. Tự do này đã được đánh đổi bằng những hi sinh, mất mát của biết bao thế hệ cha anh. Lí tưởng và nhiệt huyết sống, cống hiến của ba cô gái thanh niên xung phong đã góp phần truyền lửa cho thế hệ trẻ, giúp chúng em biết ơn, trân trọng cuộc sống hiện tại và biết cố gắng nỗ lực vì tương lai.
Tham khảo thêm
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu hay
Cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến (3 mẫu)
Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết nào?
Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen?
Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ngắn nhất
Top 8 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2024 có ma trận, đáp án
- Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh lớp 8 KNTT
- Viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc
- Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể chia thành mấy phần?
- Liệt kê những nhân vật và sự kiện trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tóm tắt bài Quang trung đại phá quân Thanh ngắn gọn dễ nhớ
- Thực hành tiếng Việt 8 Từ ngữ địa phương
- Soạn bài Ta đi tới lớp 8
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8
- Trình bày bài giới thiệu ngắn về 1 cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 34 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35
- Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt từ tượng hình và từ tượng thanh lớp 8
- Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 45 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
- Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
- Củng cố và mở rộng trang 55 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 56
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
- Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
- Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
- Xác định bố cục bài Hịch tướng sĩ lớp 8 KNTT
- Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn
- Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Nghị luận Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện lớp 8 (chuẩn)
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trức)
- Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay
- Nghị luận giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em
- Phân tích bài viết tham khảo Hiểu biết về lịch sử
- Nói và nghe trang 75 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 77 lớp 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chiếu dời đô trang 78
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Văn 8 Kết nối tri thức
- Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ông phỗng đá (chuẩn)
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Năm mới chúc nhau
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương
- Phân tích bài thơ Sông lấp
- Phân tích bài thơ Hội tây
- Phân tích bài thơ Tự trào
- Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
- Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
- Soạn bài Vịnh cây vông siêu ngắn
- Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 107 Kết nối
- Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ngắn gọn
- Soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8
- Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 120 Kết nối tri thức tập 1
- Thực hành đọc Giá không có ruồi
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức (chuẩn)
- Soạn bài Mắt sói lớp 8
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức Trợ từ
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối
- Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
- Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
- 15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Phân tích Lặng lẽ Sa Pa hay nhất (7 mẫu)
- Thực hành tiếng Việt 8 Kết nối tri thức thán từ
- Soạn bài Bếp lửa lớp 8 ngắn gọn
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 trang 26
- Nói và nghe Giới thiệu về một cuốn sách truyện trang 31
- Củng cố mở rộng trang 32 ngữ văn 8 tập 2 KNTT
- Thực hành đọc Chiếc lá cuối cùng
- Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40
- Soạn bài Lá đỏ lớp 8 ngắn gọn dễ hiểu
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2
- Soạn Tập làm một bài thơ tự do lớp 8
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 51
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 56 lớp 8 tập 2
- Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 KNTT
- Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
- Soạn Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 tập 2
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
- Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu ngắn
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
- Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 82 tập 2
- Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
- (Chuẩn) Soạn Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói
- Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
- Soạn bài Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT Câu phủ định và câu khẳng định
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 KNTT
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng địa chất, thủy văn lớp 8 KNTT
- (Chuẩn) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng thiên văn thường gặp lớp 8 KNTT
- (Không chép mạng) Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên
- (Cực hay) Thuyết minh về hiện tượng động đất lớp 8
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt
- Thuyết minh về hiện tượng biến đổi khí hậu
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8 Kết nối
- Thảo luận về một vấn đề đời sống tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân
- Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 111 tập 2
- (Chuẩn) Soạn bài Đọc như một hành trình lớp 8
- Soạn bài Đọc như một cuộc thám hiểm lớp 8
- Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ lớp 8
- Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích lớp 8
- Nói và nghe Ngày hội với sách lớp 8
- Phiếu học tập số 1 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Phiếu học tập số 2 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024