(Ngắn gọn dễ hiểu) Soạn Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 tập 2

Soạn bài Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa

Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa là tác phẩm lí luận văn học của tác giả Trần Đình Sử. Nhà thơ Tố Hữu từng nói rằng: “Cuộc đời chính là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Nghĩa là văn học được tạo ra để phục vụ cho cuộc sống mỗi chúng ta. Cuộc sống có trở nên tươi đẹp và nhân ái hơn là bởi có văn học. Vậy, đọc văn – chính là cuộc chơi tìm ý nghĩa của văn học. Sau đây là mẫu soạn bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa giúp các em có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài.

Soạn văn 8 bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

1. Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả

Dẫn dắt vấn đề trực tiếp.

2. Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

Tác giả quan niệm đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu được thế giới và cuộc đời, đi tìm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.

3. Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng gì?

Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng liên kết câu văn và tăng tính thuyết phục cho các lập luận được nêu ra.

4. Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?

Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó, dựa trên cấu tạo của văn bản để đọc hiểu, không bị lạc đề hay hiểu quá xa nội dung được nhắc đến. Mặt khác, người đọc cũng có quyền liên tưởng và lý giải, miễn sao không phương hại đến tính toàn vẹn của tác phẩm.

5. Cách lí giải của tác giả về sự hóa thân của người đọc trong quá trình đọc văn bản

Khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một sự vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách.

6. Cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.

Cách nêu bằng chứng trong văn bản này khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Trong văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, dẫn chứng được liệt kê dày đặc hơn, xuyên suốt các đoạn văn trong văn bản. Đến với văn bản này, số lượng dẫn chứng ít hơn và phân bổ tập trung hơn.

Sau khi đọc bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Câu 1. Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

Luận đề chính của văn bản là bàn về bản chất và ỷ nghĩa của việc đọc văn.

Câu 2. Em hãy chỉ ra các luận điểm trong tác phẩm. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào của luận đề?

Mỗi đoạn trong VB thể hiện một luận điểm:

Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt.

Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua VB văn học.

Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.

Luận điểm 4: Người đọc được quyển tự do nhưng không thể tuỳ tiện trong tiếp nhận.

Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn.

Các luận điểm trên đểu làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.

Sơ đồ luận điểm bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Câu 3. Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

Câu văn giúp hiểu rõ ý nghĩa của văn bản văn học thường không cố định là: “Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, tuỳ vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau.

Câu 4: Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?

Các từ ngữ chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi lặp lại nhiểu lẩn nhằm nhấn mạnh mối liên hệ giũa việc đọc văn và trò chơi ú tim.

Sở dĩ có sự liên tưởng ấy bởi hoạt động đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và phải đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó, và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giâ liên tưởng đến trò chơi ú tim còn có hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ.

Câu 5: Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.

+ Do ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong VB, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa VB với cuộc đời.

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại VB với nhau.

- Phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học là cố định, đơn nhất.

- Khẳng định đặc trưng của văn học: có tính đa nghĩa, mơ hồ.

- Theo lí thuyết tiếp nhận và quan niệm mới vể tác phẩm văn học, mỗi người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau vẽ tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa.

Dẫn chứng

Đọc hai cầu thơ “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” (Bằng Việt, Bếp lửa), có thể ban đầu, người đọc chỉ hiểu ý nghĩa sống mũi còn cay là sự nhớ lại cảm giác bị khói hun thuở nhỏ. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, người đọc sẽ phát hiện ra lớp nghĩa hàm ẩn trong câu thơ, trạng thái ấy thể hiện sự xúc động như muốn khóc của người cháu trong hiện tại khi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ.

Câu 6: Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

Thưởng thức văn học cũng có quy luật, câu văn này nhắc nhở người đọc được tự do trong tiếp nhận nhưng không thể tuỳ tiện. Người đọc vẫn cần căn cứ vào những tín hiệu thẩm mĩ, ngôn từ, hình tượng,... để giải mã VB. chính điểu này khiến sự tiếp nhận của người đọc vể VB tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn có nhiễu điểm gặp gỡ.

Câu 7: Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

Đọc đoạn (5) và ta thấy được tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) khác với những đoạn còn lại ở điểm: giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời tâm sự, chia sẻ của tác giả tới người đọc, cụ thể như sau:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

Câu 8. Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?

Quan hệ của đoạn (5) và đoạn (6) là quan hệ nhân quả. Đoạn (5) là nguyên nhân, chỉ ra đọc văn là hiện tượng diệu kì, trong quá trình đọc văn, người đọc đã hoá thân vào tác phẩm. Đoạn (6) thể hiện kết quả, nhờ quá trình hoá thần ấy mà người đọc khám phá sầu sắc hơn vẽ bản thần mình, trưởng thành hơn trong nhận thức, tình cảm, ứng xử,...

* Viết kết nối với đọc bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi đó.

Viết kết nối với đọc bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 404
0 Bình luận
Sắp xếp theo