Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản lớp 8

Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản mang trong mình nhiều hoài bão và lòng yêu nước tha thiết. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý phân tích nhân vật Trần Quốc Toản kèm theo bài văn mẫu phân tích nhân vật Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý phân tích nhân vật Trần Quốc Toản lớp 8

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Giới thiệu luận điểm cần phân tích

II. Thân bài

1. Xuất thân, lai lịch Trần Quốc Toản

2. Phân tích

- Thời gian: tháng 11/1282

- Hoàn cảnh đất nước:

+ Quân Nguyên định mượn đường nước ta để đánh Chiêm Thành.

+ Vua mời các vương hầu tìm kế sách ứng phó.

- Tâm trạng Trần Quốc Toản: Nôn nóng, bứt rứt muốn được tham gia bàn việc nước.

=> Bằng lối kể chuyện xen lẫn với ý nghĩ của nhân vật, tác giả đã thành công trong việc miêu tả quang cảnh tại bến Bình Than vào ngày diễn ra sự kiện.

* Khi đứng trên bến Bình Than:

- Hành động:

+ “đứng thẫn thờ”

+ “mắt giương to đến rách”

+ “rong ngựa tìm vua quên ăn uống”, “muốn xô mấy người lính”, “muốn thét to”

- Suy nghĩ:

+ “sẽ quỳ trước mặt xin quan gia cho đánh”

+ “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn lại”

+ “đến quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gũi quan gia chẳng hỏi một lời”

=> Không phục, bất lực, sốt ruột, lo lắng => xô ngã lính để xuống bến

*Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến:

- Lời nói: đe dọa, cương quyết “không buông ra, ta chém”.

- Hành động: “tuốt gươm”, “trừng mắt”, “mặt đỏ bừng”, “vung gươm múa tít”, “giằng co với đám quân lính”

=> dũng cảm, cương quyết, kiên định, một mực muốn yết kiến vua.

*Khi nói chuyện với Chiêu Thành Vương:

- Hành động: “cúi đầu thưa”, “đứng phắt dậy”, “mắt long lên”

- Lời nói: gấp gáp, cương quyết, thể hiện rõ lập trường.

- Sự tức giận của Hoài Văn trước ý kiến chủ hòa.

* Khi nói chuyện với vua Thiệu Bảo:

- Hành động: chạy xồng xộc, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét, đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua,…

- Lời nói: kiên quyết, dũng cảm “Xin quan gia cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước.’

=> Tuy tức giận nhưng vẫn giữ được khuôn phép khi yết kiến vua

=> Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc

Sau khi yết kiến vua

- Hành động:

+ “lủi thủi bước lên bờ”

+ “ quắc mắt”, nắm chặt bàn tay lại”, “tay rung lên vì giận dữ”

+ “hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt”, “hầm hầm trở ra”

- Suy nghĩ:

+ “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn đi bàn lại”

+ “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua,…”

=> Tâm trạng của Hoài Văn: tức, không cam lòng, vừa hờn vừa tủi

- Hành động bóp nát quả cam:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Toản

+ Tính cách quyết liệt, kiên định, mạnh mẽ của Trần Quốc Toản.

+ Khát vọng bảo vệ đất nước của quân và dân ta

III. Kết bài

- Khái quát lại

- Đánh giá nhân vật cũng như nghệ thuật và tài năng của tác giả

2, Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Trong kho tàng văn học Việt Nam ta , khi nhắc đến những tác phẩm lịch sử nổi bật và độc đáo, thì ta không thể bỏ qua tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm này đã mở ra cửa sổ hiểu biết về quá khứ quốc gia và đồng thời thức tỉnh nhiều cảm xúc sâu sắc, từ hồi hộp đến kiêu hãnh, trong lòng bạn đọc. Tác phẩm được ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông Nguyên vào năm 1285. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã khéo léo tận dụng những cái tên nổi bật như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải để xây dựng nên bức tranh lịch sử. Tuy nhiên, hình tượng nổi bật nhất vẫn là Trần Quốc Toản một thiếu niên còn trẻ tuổi nhưng đã có tâm hồn và ước mơ lớn lao.

Nhân vật Trần Quốc Toản trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã để lại trong tâm hồn người đọc những cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng sâu sắc đặc biệt. Từ những trang đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp một hình ảnh của Trần Quốc Toản đầy hào hứng, bắt trói Sài Thung viên sứ thần kiêu ngạo của quân Nguyên trong giấc mộng, đồng thời với sự nghi hoặc và tự hỏi: Ai chủ hòa ? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao ?. Nhân vật này được xây dựng với một sự nhiệt tình và đam mê vô cùng đáng nể phục. Trần Quốc Toản thể hiện sự nồng nhiệt yêu nước và lòng tự hào dành cho Tổ quốc trong bối cảnh kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Tinh thần dũng cảm của ông được thể hiện qua những hành động mạnh mẽ và quyết liệt, thậm chí là bất chấp các phép tắc của Triều đình để minh chứng cho tình yêu nước và quyết tâm chống giặc.

Trần Quốc Toản không chỉ là một người biết nêu cao chữ trung và tình yêu nước, mà còn là một người con hiếu thảo. Hành động của ông khi xin mẹ may chiếc lá cờ thêu sáu chữ vàng để mang theo trong trận đánh thể hiện tình cảm đối với gia đình và lòng kính trọng mẫu thân. Từ việc luyện tập miệt mài cho đến những trận đánh quả cảm và liều lĩnh, Trần Quốc Toản đã trở thành biểu tượng cho sự dũng cảm, nhiệt huyết và quyết tâm chống lại kẻ thù hung ác. Hình ảnh của ông còn đánh dấu sự tự hào của một thời kỳ lịch sử, khi các anh hùng trẻ tuổi bất kể khó khăn nào cũng sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Trong tuổi trẻ của mình, Trần Quốc Toản đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Ông đã tập trung lực lượng binh mã và dũng cảm ra trận với một thái độ anh dũng, toàn tâm toàn ý, khiến kẻ thù không dám chạm trán trước thanh gươm của mình. Mặc dù thời gian đã làm phai mờ những dấu vết về cách anh hy sinh, nhưng danh tiếng của ông vẫn trường tồn trong lòng của nhân dân Việt Nam, đọng mãi trong lịch sử Trần quốc gia hùng oai, và điểm sáng trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đối mặt với quân giặc ngoại xâm.

3. Đoạn văn phân tích nhân vật Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản là một người đã đi vào lịch sử, ông tham gia kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2. Ông hiện lên với tinh thần yêu nước, có lòng dũng cảm và có sự hi sinh vì nhân dân. Trong bài " Lá cờ thêu sáu chữ vàng" nói về một sự kiện lịch sử ở bến Bình Than. Nhưng sự kiện này thì Trần Quốc Toản không được tham gia, nên khi đứng trên bờ chờ đợi rất bồn chồn, lo lắng, mong chờ là mình được tham gia và đưa ra những ý kiến cho cuộc kháng chiến sắp tới. Trần Quốc Toản muốn được vào gặp vua, khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động vung gươm múa tít. Quốc Toản hành động không e sợ chỉ để mong gặp được nhà vua và tâu lên ý kiến xin đánh. Cho thấy sự dũng cảm, lòng yêu nước bất diệt của chàng. Qua cuộc đối thoại của Quốc Toản với vua chúng ta thấy được sự lễ phép, giải thích rõ ràng, thẳng thắn, biết lo việc nước. Quyết và gan dạ phản đối khi nghe có ý chủ hòa. Tất cả đều đã thể hiện rõ được tính cách khẳng khái, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm của Trần Quốc Toản.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 6.122
0 Bình luận
Sắp xếp theo