Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Đây là nội dung câu hỏi phần viết kết nối với đọc trang 15 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1 bộ Kết nối tri thức. Sau đây là một số gợi ý chi tiết giúp các bạn nắm được cách viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam để hoàn thành câu hỏi viết kết nối với đọc bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tác phẩm viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam có lẽ là một trong những phân đoạn để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc về tinh thần yêu nước và ý chí đánh giặc sục sôi của Hoài văn hầu. Với bút pháp miêu tả nhân vật điều luyện, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã cho người đọc thấy một Trần Quốc Toản dũng cảm, cương quyết, kiên định, một mực muốn yết kiến vua. Do tuổi còn trẻ, sau khi được yết kiến vua nhưng Trần Quốc Toản vẫn không cam lòng, vừa hờn vừa tủi. Hành động bóp nát quả cam có lẽ là cao trào của cảm xúc thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Toản. Qua đó, ta cũng cảm nhận được tính cách quyết liệt, kiên định, mạnh mẽ của Trần Quốc Toản cũng như khát vọng bảo vệ đất nước của người anh hùng trẻ tuổi.

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 1

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 2

Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 5.032
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm