Soạn bài Lai Tân lớp 8 siêu ngắn

Lai Tân là một bài thơ hay của Hồ Chí Minh phản ánh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc khi Bác bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn Văn 8 bài Lai Tân trang 85 sách Kết nối tri thức ngắn gọn nhất để các em có thể hoàn thiện trước phần soạn bài Lai Tân lớp 8.

Soạn bài Lai Tân lớp 8 tác giả tác phẩm

I. Tìm hiểu chung

- Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Là bài thơ thứ 97, trích Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh

b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.

I. Tìm hiểu chung

- Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Là bài thơ thứ 97, trích Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh

b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.

c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Bố cục bài Lai Tân: 2 phần

- Phần một (Ba câu đầu): Hiện thực xã hội Lai Tân.

- Phần hai (Câu thơ cuối): Bình luận của tác giả.

1. Trước khi đọc bài Lai Tân

Câu 1. Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Bác đã từng đặt chân tới nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Sau đó đến Liên Xô.

Câu 2. Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Cảnh rừng Pác Bó, Bài ca Trần Hưng Đạo, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Nhóm lửa,....

2. Đọc văn bản Lai Tân

1. Vị trí xã hội của các nhân vật.

Vị trí xã hội của các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.

2. Hành động của các nhân vật.

- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm

- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

- Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc

3. Trả lời câu hỏi bài Lai Tân trang 86

Câu 1. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Do câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 " tiền - thiên", bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai - thừa - chuyển - hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.

Câu 2. Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Mục đích những việc thường ngày của ban trưởng là ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân. Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ "thiên thiên đố", "giải phạm tiền".

Câu 3. Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn" để làm việc gì.

Sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn rạch ròi chân sung của những kẻ cầm đầu trong bộ máy quản lí nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Huyện trưởng chong đèn làm việc công để làm chuyện mờ ám - hút thuốc phiện.

Câu 4. Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Huyện trưởng "chong đèn" làm công việc - cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không - đó là đang hút thuốc phiện - người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong cùng tận cùng của tệ nạn.

Câu 5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ÿ của tác giả khi nhằm vào nhóm đổi tượng này

- Ban trưởng nhà giam – con người thực thi pháp luật nơi nhà tù cai quan tù nhân lại chuyên đánh bạc.

- Cảnh trưởng kiếm ăn quanh – hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột xương tủy của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn.

- Huyện trưởng chong đèn làm công việc – cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không – đó là đang hút thuốc phiện – người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.

⇒ Sự thực của bộ máy chính quyền Lai Tân: thối nát, vô trách nhiệm. Tạo mâu thuẫn (tiếng cười châm biếm chỉ bật lên khi tạo được mâu thuẫn) với câu cuối.

Câu 6. Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Ba tiếng thái bình thiên một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn sấm sét, hạ gục đối thủ).

Viết kết nối với đọc bài Lai Tân

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình"

“Lai Tân" là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy đồng thời là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người" trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà !‘vẫn thái bình như xưa". Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “'Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội" của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, "Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do". Vì thế, bài thơ “Lai Tân" tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy, nhưng chỉ là để mỉa mai, châm biếm cái nghịch lí, nghịch cảnh mà nhà thơ đã và đang phải đối diện và cam chịu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 886
0 Bình luận
Sắp xếp theo