Trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười trên

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên. Đây là nội dung câu hỏi phần Viết kết nối với đọc bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 KNTT. Sau đây là một số đoạn văn mẫu trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười trên, mời các bạn cùng tham khảo.

Viết kết nối với đọc bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - mẫu 1

Viết kết nối với đọc bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Viết kết nối với đọc bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - mẫu 2

Truyện cười là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ dân gian, được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Truyện cười được sáng tác không chỉ nhằm mang đến tiếng cười giải trí sau những phút giây lao động mệt mỏi mà còn ngầm phê phán những thói hư tật xấu, qua đó gửi gắm những bài học, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khoe khoang là một trong những hành vi của tính cách con người, nhằm gây ra sự chú ý bằng cách nói ra cái tài, cái giỏi của mình cho người khác biết, hay tìm cách che giấu sự thua kém không bằng người khác. Khoe khoang tuy là một đức tính không thực sự tốt, song trong một số trường hợp cũng mang lại mặt tích cực, nhưng hãy biết cách khoe khoang một cách nhẹ nhàng và tế nhị. Nếu chúng ta phô trương: là quá tự tin, tự kiêu, khoe khoang quá đà, biểu hiện của thói quen xấu. Hình ảnh người phô trương sẽ không được sự tôn trọng của mọi người, thậm chí mọi người coi thường… Những người phô trương sẽ khó nhận được sự tin tưởng, họ chạy theo danh hão và nó cản trở sự thành công của họ…Nếu chúng ta khiêm tốn, thiết thực: là biết mình biết ta, nó là biểu hiện của lối sống chân thực, chân thành, của những phẩm chất cao quý, nó nâng cao giá trị của mỗi con người. Ta sẽ được mọi người trân trọng, đề cao, sẽ có thành công trong cuộc sống. Mỗi cá nhân, bằng những hành động cụ thể, có thể đóng góp cho cộng đồng… không chỉ giúp bản thân nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách mà còn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, phát triển.

Viết kết nối với đọc bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - mẫu 3

Truyện cười Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang(1). Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá(2). Đó là một thói xấu, nó thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp... (4). Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của (5). Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần xoay quanh con lợn cưới và chiếc áo mới(6). Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang(7). Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch(8). Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập: hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi(9).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.504
0 Bình luận
Sắp xếp theo