(6 mẫu) Phân tích truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều lớp 8, 9
Phân tích Bầy chim chìa vôi lớp 8
Phân tích truyện ngắn bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều. Phân tích một tác phẩm văn học truyện là một dạng đề bài các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu phân tích tác phẩm Bầy chim chìa vôi hay và chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
Để phân tích một tác phẩm truyện, các em cần phân tích được nội dung chủ đề; dẫn ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm, từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá của bản thân về hiệu quả thẩm mĩ của những nét đặc sắc ấy.
1. Dàn ý phân tích Bầy chim chìa vôi chi tiết
Nội dung bài viết thuộc Hoatieu.vn. Lưu ý không sao chép.
Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, sáng tác:
- Tác giả Nguyễn Quang Thiều (13/02/1957) là một nhà thơ, nhà văn, là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí.
- Có nhiều sáng tác hay cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm:
- Tác phẩm Bầy chim chìa vôi được trích trong tập “Mùa hoa cải bên sông”. Tác phẩm là một câu chuyện đẹp về tình yêu, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên.
- Qua câu chuyện, chúng ta thấy được tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương của những đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm
Thân bài
1. Nội dung chính của truyện.
- Cuộc nói chuyện và suy nghĩ đầy lo lắng của hai anh em Mên và Mon về tổ chim chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm lúc 2 giờ sáng khi tỉnh giấc.
- Hai anh em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa để cứu bầy chim chìa vôi.
- Tận mắt nhìn thấy những chú chim non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc bình minh, trong lòng hai anh em trào lên sự vui vẻ, cảm động khó tả.
2. Nêu chủ đề của truyện.
- Chủ đề viết về tuổi thơ và thiên nhiên (truyện về hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi bên bãi sông gắn bó với quê hương) tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật xung quanh.
- Khắc hoạ những cậu bé dũng cảm, dám hành động, biết quan tâm, yêu thương những gì diễn ra xung quanh mình.
- Câu chuyện mà nhà văn mang đến nhận được nhiều sự chú ý của độc giả trong cách khai thác đề tài, chủ đề gần gũi cuộc sống nhưng chứa đựng ý nghĩa, giá trị nhân sinh sâu sắc.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Thế giới tuổi thơ với việc xây dựng nhân vật hai anh em Mên và Mon đầy nghệ thuật. Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình huống mang tính thử thách để bộc lộ tính cách.
- Người đọc theo dõi hành trình câu chuyện từ hai giờ sáng đến bình minh thức dậy bằng cách nói chuyện lo lắng, quan tâm dành cho những chú chim chìa vôi non ở đầu câu chuyện, đến hành động ra sống để cứu bầy chim rồi khó trong sự sung sướng bất ngờ ở cuối truyện ...
- Qua những cử chỉ, hành động và lời nói của các nhân vật thế giới tình yêu thương, sự vô tư, hồn nhiên, trong sáng qua ngòi bút tài hoa của nhà văn đã thể hiện.
* Nhân vật Mon:
- Mon là em nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng xuất phát từ trái tim tốt bụng, biết quan sát, lanh lợi và rất đáng yêu.
- Không thể ngủ vì lo cho sự sống những chú chim nhỏ có thể bị dòng nước cuốn trôi, liên tục đặt ra những câu hỏi với chi tiết lặp lại: “anh bảo…” đi kèm với việc: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi…
- Luôn suy nghĩ của em vẫn hướng tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo cho tổ chim chìa vôi. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”; đề xuất với anh Mên: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và dần thành một câu khẳng định, quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Quyết định đi cứu những chú chim non không phải đến từ anh Mên mà lại chính là Mon càng thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.
* Nhân vật Mên:
- Người anh trai khá yên tĩnh, có phần cục cằn và hay gắt gỏng, nhưng biết suy nghĩ, ấm áp và giàu lòng nhân hậu.
- Dù không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả lời bằng một thái độ tỉnh táo, và hóa ra cậu bé cũng không ngủ được. Mên cũng nằm im, cố đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng sau lại hỏi: Thế làm thế nào bây giờ?. Im lặng một phút rồi đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”,
- Là một cậu bé tinh nghịch của trẻ em nhưng lại có vẻ trưởng thành của người lớn. chín chắn và trưởng thành qua chính sự tin tưởng, sự dựa dẫm và cách đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của em Mon. Mên luôn là người giải đáp và chỉ huy mọi việc cho cả hai anh em cùng nhau làm trong tất cả mọi tình huống: quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông, kéo đò vào bờ …
- Nét trẻ con: có những nét trẻ con thể hiện qua những lần cậu bé chợt sợ hãi khi nghĩ về bố của mình, đây là một chi tiết khá là thú vị, bởi tâm lý của trẻ em bao giờ cũng sẽ sợ bố mình.
- Cùng với người em của mình ẩn sâu bên trong ở nhân vật Mên, thì đó chính là cậu bé có một trái tim đầy sự ấm áp, giàu tình yêu thương. Những hành động lo lắng cho người em trai, cùng em trai chèo đò ra bờ sông …=> tâm hồn giàu tình yêu thương thể hiện qua tâm lí của cậu, từ việc cậu lo lắng, rồi vỡ oà trong vui sướng trong câu chuyện.
b. Tình huống bất ngờ
- Chi tiết nửa đêm nước sông dâng lên ngập bãi giữa sông ở đó có bầy chim chìa vôi có nguy cơ bị đuối nước, nhấn chìm.
- Khi nước dâng lên cũng là lúc bầy chim chìa vôi kịp tung cánh bay lên trong cảnh bình minh tuyệt đẹp, trong sự ngỡ ngàng của Mên và Mon.
- Xây dựng các tình huống bất ngờ trong truyện giúp truyện kể thêm thú vị, tăng tình tiết câu chuyện, phù hợp tiếp nhận của bạn đọc nhỏ tuổi.
c. Sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh tăng sức gợi hình, gợi cảm
- Miêu tả bầy chim chìa vôi với các chi tiết chim bố và chim mẹ lo lắng, chăm sóc cho bầy chim non thể hiện giàu tình yêu thương, lo lắng và hết lòng hi sinh vì con.
- Việc bầy chim cần làm để thoát khỏi dòng nước: Tự bản thân phải nỗ lực hết sức; chọn và quyết định, quyết liệt, dứt điểm, đúng thời điểm mới chiến thắng được dàng nước lũ đang dâng lên. Đồng thời đã cho thấy sức sống mãnh liệt và kì diệu của thế giới tự nhiên.
- Bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao lại được coi là “chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời” vì nó là bước khởi đầu biết tự lập bay để thoát khỏi thử thách nguy hiểm; khẳng định sức sống mãnh liệt của bản thân; đánh dấu sự trưởng thành...để lại nhiều bài học cho mỗi chúng ta.
d. Sử dụng ngôi kể thứ 3 hấp dẫn, ngôn ngữ kể tự nhiên
- Nhà văn dùng ngôi kể thứ 3 – ngôi kể khách quan chứng kiến toàn bộ cảnh hai anh em Mên và Mon từ khi tỉnh giấc đến khi học chứng kiến cảnh huy hoàng bay lên của bầy chim chìa vôi trong cảnh bình minh đầy ngoạn mục.
- Kết hợp ngôn ngữ gần gũi giúp cho các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động, tự nhiên không chỉ góp phần thể hiện chủ đề ý nghĩa nhân văn câu chuyện mà còn thể hiện tài năng, sự tinh tế trong việc nắm bắt “thế giới ngôn ngữ trẻ thơ” giàu cảm xúc, trong trẻ, hồn nhiên và nhạy cảm trước những gì xảy ra trong cuộc sống.
Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm:
+ Từ truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”, ta cảm nhận được những điều ý nghĩa từ những câu chuyện nhỏ của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi; thấy được sự ngây thơ, tình cảm trong sáng, hồn nhiên,tấm lòng nhân hậu, yêu thương …
+ Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên quanh mình..
- Suy nghĩ, liên hệ gợi ra từ tác phẩm:
+ Nhà văn cũng muốn gửi gắm một thông điệp sâu sắc về cuộc sống: Con người cần sống hòa hợp và gắn bó hơn với thiên nhiên, với muôn loài. Đó là một phần của cuộc sống.
2. Phân tích Bầy chim chìa vôi không chép mạng
Nội dung bài viết thuộc Hoatieu.vn. Lưu ý không sao chép.
Gắn bó với tuổi thơ của biết bao thế hệ thiếu nhi, nhà văn Nguyễn Quang Thiều sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc, mang đậm dấu ấn. Trong đó, tác phẩm “Bầy chim chìa vôi” là một trong số truyện tiêu biểu đón nhận sự yêu mến nhất là độc giả nhỏ tuổi. Tác phẩm là một câu chuyện đẹp về tình yêu, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Qua câu chuyện, chúng ta thấy được tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương của những đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm; mang đến cho bạn đọc những bài học ý nghĩa, giá trị trong cuộc sống.
Truyện ngắn bắt đầu từ cuộc nói chuyện và suy nghĩ của hai anh em Mên và Mon về tổ chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm. Với tấm lòng nhân hậu, hai anh em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa. Tận mắt nhìn thấy những chú chim non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc bình minh, trong lòng hai anh em trào lên sự vui vẻ, cảm động khó tả. Giữa đêm mưa, Mon và Mên đều khó ngủ, lí do bắt nguồn từ sự lo lắng nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh lo lắng cho những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối. Sau khi trải qua cả đêm vật lộn, bình minh đã đến, hai anh em cũng đã tới bãi sông. Khung cảnh bình minh hiện ra đẹp kì diệu, ánh bình minh rọi sáng những hạt mưa trên mặt sông thì một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra, từ mặt nước những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi non xảy ra một cách bất ngờ và ngoạn mục, khiến hai anh em im lặng, hai đứa đứng không nhúc nhích, xúc động đến phát khóc khi thấy bầy chim non bay lên và hạ cánh an toàn bên một lùm dứa dại bờ sông. Đây là một khung cảnh vô cùng cảm động trong mắt hai bạn nhỏ, bởi với những chú chim, bầy chim non thực hiện xong chuyến bay đầu tiên, quan trọng trong cuộc đời của chúng, còn với Mon và Mên, đây là khung cảnh vỡ òa sau bao lo lắng, bất an của hai anh em.
Với chủ đề viết về tuổi thơ và thiên nhiên (truyện về hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi bên bãi sông gắn bó với quê hương) tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật xung quanh. Không những thế tác phẩm còn khắc hoạ những cậu bé dũng cảm, dám hành động, biết quan tâm, yêu thương những gì diễn ra xung quanh mình. Câu chuyện mà nhà văn mang đến nhận được nhiều sự chú ý của độc giả trong cách khai thác đề tài, chủ đề gần gũi cuộc sống nhưng chứa đựng ý nghĩa, giá trị nhân sinh sâu sắc.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đưa người đọc trở về thế giới tuổi thơ với việc xây dựng nhân vật hai anh em Mên và Mon đầy nghệ thuật. Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình huống mang tính thử thách để bộc lộ tính cách. Người đọc theo dõi hành trình câu chuyện từ hai giờ sáng đến bình minh thức dậy bằng cách nói chuyện lo lắng, quan tâm dành cho những chú chim chìa vôi non ở đầu câu chuyện, đến hành động ra sống để cứu bầy chim rồi khó trong sự sung sướng bất ngờ ở cuối truyện ... Với tính cách trẻ thơ hồn nhiên và trong sáng cùng với đó là một tấm lòng yêu thương động vật và trân trọng sự sống của hai anh em. Qua những cử chỉ, hành động và lời nói của các nhân vật thế giới tình yêu thương, sự vô tư, hồn nhiên, trong sáng qua ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện.
Chúng ta dễ nhận thấy dù là em nhỏ, nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng xuất phát từ trái tim tốt bụng, biết quan sát, lanh lợi và rất đáng yêu. Cậu bé không thể chìm vào giấc ngủ vì lo cho sự sống những chú chim nhỏ có thể bị dòng nước cuốn trôi, liên tục đặt ra những câu hỏi với chi tiết lặp lại: “anh bảo…” đi kèm với các sự việc: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi… Dù Mon đã cố nghĩ sang chuyện vui khác, nhưng suy nghĩ của em vẫn hướng tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo cho tổ chim chìa vôi. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Nghĩ thế, sự ngập ngừng dần trở nên quyết đoán, khiến Mon đề xuất với anh Mên: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và dần thành một câu khẳng định, quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Quyết định đi cứu những chú chim non không phải đến từ anh Mên mà lại chính là Mon càng thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.
Người anh trai Mên trong truyện ngắn khá yên tĩnh, có phần cục cằn và hay gắt gỏng, thế nhưng bên trong đó lại là một cậu bé biết suy nghĩ, ấm áp và giàu lòng nhân hậu. Tuy không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả lời bằng một thái độ tỉnh táo, và hóa ra cậu bé cũng không ngủ được. Mên cũng nằm im, cố đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng sau lại hỏi: Thế làm thế nào bây giờ?. Im lặng một phút rồi đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”, đây không phải câu hỏi thể hiện sự chần chừ mà là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình. Bên cạnh đó nhân vật Mên là một cậu bé tuy mang nét tính cách tinh nghịch của trẻ em nhưng lại có vẻ trưởng thành của người lớn. Vẻ trưởng thành ấy của Mên đã được thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với chính em trai của mình tên là Mon. Hình dáng của Mên càng thêm chín chắn và trưởng thành qua chính sự tin tưởng, sự dựa dẫm và cách đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của em Mon. Mên luôn là người giải đáp và chỉ huy mọi việc cho cả hai anh em cùng nhau làm trong tất cả mọi tình huống. Chẳng hạn như những việc quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông để cùng nhau xem bầy chim chìa vôi non, hay là kéo đò vào bờ để cất kẻo bị trôi đò trong đêm mưa. Nhưng ở cậu bé Mên này, cũng lộ rõ những nét trẻ con có những nét trẻ con. Tính cách trẻ con ấy của Mên được thể hiện qua những lần cậu bé chợt sợ hãi khi nghĩ về bố của mình, đây là một chi tiết khá là thú vị, bởi tâm lý của trẻ em bao giờ cũng sẽ sợ bố mình.
Cùng với người em của mình ẩn sâu bên trong ở nhân vật Mên, thì đó chính là cậu bé có một trái tim đầy sự ấm áp, giàu tình yêu thương. Những hành động lo lắng của cậu dành cho người em trai khi trong đêm mưa gió Mên đã cùng em trai chèo đò ra bờ sông mục đích là kiểm tra tình hình mấy chú chim chìa vôi non thế nào. Chính điều này đã thể hiện được cậu bé Mên có một tâm hồn giàu tình yêu thương. Sự yêu thương đó, được thể hiện qua tâm lí của cậu, từ việc cậu lo lắng, rồi vỡ oà trong vui sướng cho đến bật khóc khi những chú chim chìa vôi đã được an toàn.
Ngoài ra nhà văn mang đến sự bất ngờ, hấp dẫn của câu chuyện bằng tình huống truyện được tác giả xây dựng khá độc đáo. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc rồi quay sang gọi anh trai là Mên. Liên tiếp những câu hỏi như: “Anh bảo mưa có to không?”, “Nhưng anh bảo ước sông có lên to không?” đã bộc lộ được vẻ lo lắng, bồn chồn của Mon. Những câu hỏi dồn dập khiến Mên gắt lên: “Bảo cái gì mà bảo lắm thế”. Nhưng khi nghe Mon nói rằng: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”, Mên cũng hiểu ra. Đáp lại câu nói của em trai, Mên cũng bộc lộ sự lo lắng: “Tao cũng sợ”. Thế rồi, cả hai đều không ngủ được, tiếp tục trò chuyện. Qua chi tiết này, có thể thấy được sự hồn nhiên, thơ ngây của hai nhân vật này. Ngoài ra chi tiết khi nước dâng lên cũng là lúc bầy chim chìa vôi kịp tung cánh bay lên trong cảnh bình minh. Chứng kiến những cánh chim chìa vôi bé bỏng đã ướt át bứt ra khỏi mặt nước, dương cao đôi cánh bay lên trời cao trong sự bất ngờ, hạnh phúc đến rơi nước mắt của hai bạn nhỏ vì sự xúc động, vì tình yêu thương. Như vậy việc xây dựng các tình huống bất ngờ trong truyện giúp chuyện kể thêm thú vị, tăng tình tiết câu chuyện, phù hợp tiếp nhận của bạn đọc nhỏ tuổi.
Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh cũng được nhà văn triệt để sử dụng góp phần tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp truyện kể về thế giới thiên nhiên trở lên gần gũi với con người nhất là trẻ thơ. Đó là khung cảnh thiên nhiên đầy ánh sáng bằng các hình ảnh nhân hoá, so sánh cùng cảnh tượng “như huyền thoại” khi bầy chim bay lên bằng trong sự ngỡ ngàng, vỡ oà cảm xúc của Men và Mon. Đó là cách miêu tả bầy chim chìa vôi với các chi tiết chim bố và chim mẹ lo lắng, chăm sóc cho bầy chim non: “dẫn bầy chim non đi tránh nước”, “đập cánh như để dạy và khuyến khích”, “sốt ruột mong đàn con chúng có đủ sức nâng mình lên...” thể hiện giàu tình yêu thương, lo lắng và hết lòng hi sinh vì con. Việc bầy chim cần làm để thoát khỏi dòng nước: Tự bản thân phải nỗ lực hết sức; chọn và quyết định, quyết liệt, dứt điểm, đúng thời điểm mới chiến thắng được dàng nước lũ đang dâng lên. Đồng thời đã cho thấy sức sống mãnh liệt và kì diệu của thế giới tự nhiên. Bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao được nhà văn ví như “chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời” là bước khởi đầu biết tự lập bay để thoát khỏi thử thách nguy hiểm; khẳng định sức sống mãnh liệt của bản thân; đánh dấu sự trưởng thành...đã để lại nhiều bài học cho mỗi chúng ta về việc đối mặt và vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Một trong những đặc sắc góp phần thành công của câu chuyện phải kể đến việc nhà văn lựa chọn dùng ngôi kể thứ 3, vốn là ngôi kể khách quan chứng kiến toàn bộ cảnh hai anh em Mên và Mon từ khi tỉnh giấc đến khi học chứng kiến cảnh huy hoàng bay lên của bầy chim chìa vôi trong cảnh bình minh đầy ngoạn mục. Ngôi kể này có khi cùng với người kể chuyện dẫn dắt truyện kể: “Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; có khi là lời nhân vật: “- Anh Mên ơi, anh Mên!; - Gì đấy? Mày không ngủ à?” cho thấy sự linh hoạt và sáng tạo trong ngôi kể của nhà văn để giúp hai nhân vật Mon và Mên từ người đọc trở nên thú vị, chân thực và đặc biệt hơn. Cùng với đó là sự kết hợp ngôn ngữ gần gũi giúp cho các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động, tự nhiên không chỉ góp phần thể hiện chủ đề ý nghĩa nhân văn câu chuyện mà còn thể hiện tài năng, sự tinh tế trong việc nắm bắt “thế giới ngôn ngữ trẻ thơ” giàu cảm xúc, trong trẻ, hồn nhiên và nhạy cảm trước những gì xảy ra trong cuộc sống.
Có thể nói với truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Nguyễn Quang Thiều đã gửi gắm biết bao thế hệ bạn đọc cảm nhận được những điều ý nghĩa tốt đẹp nhân văn từ những câu chuyện nhỏ của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi bằng chính sự ngây thơ, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu thương.Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên xung quanh chúng ta. Từ câu chuyện mỗi chúng ta cảm nhận, hiểu sâu sắc thêm thông điệp về cuộc sống: Con người cần sống hòa hợp và gắn bó hơn với thiên nhiên, với muôn loài. Đó là một phần của cuộc sống.
3. Phân tích bài Bầy chim chìa vôi
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc dành cho thiếu nhi, và trong số đó, "Bầy chim chìa vôi" là một tác phẩm đặc biệt đáng chú ý. Truyện này mang đến rất nhiều bài học ý nghĩa và sâu sắc về tình yêu và lòng dũng cảm.
Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, Mon và Mên, và được tác giả xây dựng một cách độc đáo và tinh tế. Một khoảng hai giờ sáng, Mon thức dậy và gọi anh trai của mình, Mên. Mon tỏ ra lo lắng và bồn chồn, liên tục đặt ra những câu hỏi như "Anh ơi, mưa có to không?" và "Nhưng anh ơi, sông có đang lên không?" Những câu hỏi này thể hiện rõ ràng sự quan tâm của Mon đối với tình hình thời tiết. Mên, ban đầu, đáp lại một cách khó chịu, nhưng khi Mon tiết lộ rằng anh ấy lo sợ cho bầy chim chìa vôi non bị chết đuối, Mên cũng bày tỏ sự lo lắng của mình. Hai anh em không thể tiếp tục ngủ, và họ tiếp tục trò chuyện. Mon chia sẻ câu chuyện về việc anh thả một con cá bống mà bố đã bắt được, và thay vì trách mắng, Mên chỉ cười vui. Qua đoạn này, chúng ta thấy được tính hồn nhiên và tinh thần trẻ thơ của hai nhân vật này.
Sau khi thảo luận một thời gian, Mon đề xuất rằng họ nên ra bờ sông cứu bầy chim chìa vôi. Hai anh em không sợ mưa gió, nguy hiểm và quyết định sử dụng chiếc đò của ông Hảo. Mon và Mên được mô tả như những cậu bé dũng cảm và đầy tình yêu thương động vật. Họ băng qua đoạn sông để cứu bầy chim.
Trong truyện, tác giả cũng tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, với ánh bình minh chiếu sáng những hạt mưa trên mặt sông. Cảnh tượng này đặc biệt ấn tượng khi dòng nước mạnh đã nuốt chửng phần còn lại của bãi cát. Chim chìa vôi bé bỏng đã đòi thoát khỏi mặt nước và bay lên trời. Điều này cho thấy sự kỳ diệu của tự nhiên và lòng dũng cảm của bầy chim chìa vôi. Cuối cùng, Mon và Mên đứng yên, đầy xúc động và tình yêu thương, với giọt nước mắt là biểu hiện của những cảm xúc này.
Tóm lại, truyện "Bầy chim chìa vôi" của Nguyễn Quang Thiều chứa đựng thông điệp sâu sắc. Nó nhắc nhở chúng ta về tình yêu và lòng dũng cảm, và rằng chúng ta cần phải sống hòa hợp, gắn kết và yêu thương động vật và thiên nhiên.
4. Phân tích tác phẩm Bầy chim chìa vôi ngắn gọn
Nguyễn Quang Thiều là một tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, được biết đến với nhiều tác phẩm đặc sắc cho thiếu nhi. Trong đó, Bầy chim chìa vôi là một trong những tác phẩm hay nói về những nghĩa cử cao đẹp của trẻ em, là một tấm gương sáng cho nhiều người học hỏi.
Tình huống truyện được tác giả xây dựng là vào một đêm mưa bão, lúc 2 giờ sáng nhân vật người em - Mon tỉnh giấc. Thấy trời đang mưa to, người em lại lo lắng cho những chú chim chìa vôi con ở ngoài bờ đê. Nó sợ chúng sẽ bị ngập nước rồi chết rét mất. Vậy là, Mon gọi anh trai của mình là Mên, muốn cùng anh ra ngoài đó để cứu những chú chim con. Bằng những câu hỏi dồn dập như “Anh bảo mưa có to không?”, “Nhưng anh bảo ước sông có lên to không?”, Mon đã thể hiện được sự lo lắng và vội vàng của mình. Tuy nhiên, đang trong giấc ngủ bị gọi dậy, người anh có vẻ cáu gắt lên tiếng nạt em mình: “Bảo cái gì mà bảo lắm thế”. Ban đầu, người đọc có thể cảm thấy nhân vật anh khá “phản diện”, tuy nhiên, đây là phản ứng bình thường của một đứa trẻ gắt lên khi bị làm phiền. Nhất là ngay sau đó, khi biết được vấn đề của em trai, người anh cũng mềm lòng và quyết định theo em ra bờ sông để xem những chú chim nhỏ.
Qua tình huống truyện trên, tác giả đã cho người đọc thấy được tình yêu thương động vật của hai đứa trẻ dù chẳng lớn tuổi. Chúng bất chấp tất cả dù là nửa đêm, dù là mưa bão vẫn cố gắng cứu những chú chim nhỏ tội nghiệp. Cảnh cuối cùng, khi mặt trời bắt đầu hửng nắng, mưa đã tạnh, những chú chim vươn cánh bay đi. Lúc này, hai anh em đứng dưới ánh nắng sớm, ngẩng mặt lên nhìn chúng và cảm động đến chảy nước mắt. Chúng không làm việc cao cả quá, nhưng chính những điều nhỏ nhặt ấy đã cứu những chú chim khỏi cảnh chết đuối.
Nhờ sự cứng cáp trong việc miêu tả nhân vật, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã cho người đọc thấy được một bức tranh cảm động về hai anh em và bầy chim chìa vôi ở ngoài sông. Từ đó, tình thương của con người cũng được thể hiện rõ, từ những đứa trẻ và từ những loài vật nhỏ.
5. Phân tích bầy chim chìa vôi lớp 8
“Bầy chim chìa vôi” là một truyện ngắn vô cùng đáng yêu, trong sáng nói lên tình cảm thương yêu vạn vật của 2 đứa trẻ. Chúng, hai anh em Mon và Mên biết quan tâm, lo lắng cho số phận của những chú chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông.
Hạnh phúc khi thấy bầy chim non an toàn bay vào bờ. Sau khi đọc tác phẩm này của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, em cảm nhận được những nét đẹp trong tâm hồn hai bạn nhỏ mà bất cứ người trẻ nào cũng có thể nhìn thấy mình và học tập được nhiều điều trong đó.
Truyện ngắn bắt đầu từ cuộc hội thoại và suy nghĩ của hai anh em Mên và Mon về tổ chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm. Với tấm lòng nhân hậu, hai anh em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa. Tận mắt nhìn thấy những chú chim non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc bình minh, trong lòng hai anh em trào lên sự vui vẻ, cảm động khó tả.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc, ngôn ngữ gần gũi giúp cho những lời đối thoại của các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động… cũng nhờ đó mà việc cảm nhận và hình dung hai nhân vật Mon và Mên từ người đọc trở nên thú vị, chân thực và đặc biệt hơn.
Giữa đêm mưa, Mon và Mên đều khó ngủ, lí do bắt nguồn từ sự lo lắng nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh lo lắng cho những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối. Dễ nhận thấy, em Mon là một cậu bé với tấm lòng nhân hậu liên tục nhắc về tổ chim và hỏi anh trai của mình – anh Mên về những câu hỏi cả hai không có lời đáp.
Có lẽ, những câu hỏi trên với chi tiết “anh bảo…” được lặp đi lặp lại 4 lần đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi… không nhằm mục đích nhận được câu trả lời, em Mon hỏi vì muốn giải tỏa nỗi lo lắng về bầy chim, anh Mên cũng không có câu trả lời mà chỉ cọc cằn đáp lại, để cuối cùng dẫn đến quyết định hai anh em sẽ đi “cứu” bầy chim, mang chúng vào bờ.
Lí do có sự lo lắng này đến từ thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê. Vào mùa cạn, những đám rong héo dần làm thành một lớp đệm trên cát, những con chim chìa vôi bay ra bãi cát đẻ trứng, đây chính là bản năng sẵn có của bầy chim. Mon và Mên tuy đã cố gắng chìm vào giấc ngủ, nhưng những suy nghĩ miên man của Mon cùng với những câu hỏi ngập ngừng khiến hai đứa trẻ không ngừng suy nghĩ.
Tuy không trực tiếp lo lắng như Mon, nhưng anh Mên vẫn có cách quan tâm của riêng mình. Mỗi lần em hỏi, Mên đều trả lời ráo hoảnh như vẫn luôn thức, trả lời em đầy gắt gỏng nhưng bên trong cậu bé lại suy nghĩ, thầm lo lắng cho những chú chim chìa vôi non đến mức nằm im những không ngủ.
Vì vậy, nếu như Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định đi cứu tổ chim trong đêm mưa, thì Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói.
Sau khi trải qua cả đêm vật lộn, bình minh đã đến, hai anh em cũng đã tới bãi sông. Khung cảnh bình minh hiện ra đẹp kì diệu, ánh bình minh rọi sáng những hạt mưa trên mặt sông thì một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra, từ mặt nước những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.
Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi non xảy ra một cách bất ngờ và ngoạn mục, khiến hai anh em im lặng, hai đứa đứng không nhúc nhích, xúc động đến phát khóc khi thấy bầy chim non bay lên và hạ cánh an toàn bên một lùm dứa dại bờ sông. Đây là một khung cảnh vô cùng cảm động trong mắt hai bạn nhỏ, bởi với những chú chim, bầy chim non thực hiện xong chuyến bay đầu tiên, quan trọng trong cuộc đời của chúng, còn với Mon và Mên, đây là khung cảnh vỡ òa sau bao lo lắng, bất an của hai anh em.
Qua đây chúng ta thấy được tâm hồn trẻ thơ trong sáng, nhạy cảm, giàu tình yêu thương của 2 đứa trẻ dành cho những chú chú chim chìa vôi bé nhỏ. Qua truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”, ta cảm nhận được những điều ý nghĩa từ những câu chuyện nhỏ, thấy được sự ngây thơ nhưng vô cùng nhân hậu, sự quyết tâm và dũng cảm của hai bạn nhỏ, đây cũng là một điều mà chúng ta, thậm chí là những người lớn vẫn còn phải học, phải yêu.
6. Phân tích Bầy chim chìa vôi chi tiết
“Bầy chim chìa vôi” là một trong những truyện ngắn vô cùng ý nghĩa dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đăng tải truyện ngắn đã nhắn nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.”
Đây cũng chính là điều mà hai nhân vật chính Mon và Mên trong câu chuyện đã làm được. Hai cậu bé cho người đọc một cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng, vừa dũng cảm, đáng yêu.
“Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc đã làm nổi bật lên hình ảnh hai cậu bé Mon và Mên vừa dễ thương, vừa giàu lòng nhân ái.
Mở đầu câu chuyện là khoảng thời gian đêm khuya với sự trằn trọc của hai cậu bé. Mon tuy là em trai, nhưng cậu bé lại chính là người bắt đầu những câu hỏi thể hiện sự lo lắng về tổ chim chìa vôi. Cậu bé liên tục hỏi anh Mên: “Anh ơi… em bảo…”, sau đó là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc về tổ chim chìa vôi: “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; “Thế làm thế nào bây giờ?”…
Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy suy nghĩ non nớt nhưng vô cùng lo lắng cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Thậm chí, có thể do quá lo lắng, em Mon còn đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông như vậy?
Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão, và cũng để cho hai anh em Mon và Mên bớt lo lắng, suy nghĩ về sự an toàn của bầy chim.
Sau một hồi xoay mình qua lại, thì thầm khó ngủ, cố gắng suy nghĩ sang chuyện khác thì Mon vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”.
Đây là một quyết định quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon, đây là điều thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.
Trái ngược với sự quan tâm trực tiếp từ Mon, anh trai của cậu bé – Mên lại có một cách lo lắng kín đáo hơn, tuy có chút cọc cằn nhưng lại vô cùng ấm áp. Khi em trai trằn trọc giữa đêm không ngủ, thực chất anh Mên cũng chưa ngủ được, cũng vì thế nên cậu bé mới trả lời em trai một cách tỉnh táo và ráo hoảnh tới vậy.
Thay vì lo lắng trực tiếp và liên tục đặt ra câu hỏi, Mên lại đáp lại em trai một cách cục cằn: “Gì đấy? Mày không ngủ à?…”; “Bảo cái gì mà lắm thế?” hay “Tao không biết”. Dẫu vậy, anh Mên cũng bày tỏ nỗi lo lắng “Ừ nhỉ”, “Tao cũng sợ”. Để nỗi lo lắng qua đi, Mon và Mên đã nghĩ đến câu chuyện bắt cá cùng bố, cười “hi hi” khi nghe em Mon kể trò nghịch ngợm, nhưng dường như hai cậu bé vẫn không yên tâm chìm vào giấc ngủ.
Khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ?, cuối cùng im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”.
Đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Điều này cho thấy Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói.
Hai anh em sau thời gian rạng sáng vật lộn trên bờ sông với chiếc đò, cuối cùng đã đưa con đò về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”. Khung cảnh bình minh hiện lên với vẻ đẹp lạ kì cùng nhiều cảm xúc. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, trong khi Mon tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, thì anh Mên ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông.
Thật may, bãi cát chưa bị nước nhấn chìm hết. Bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông, con nước bắt đầu dần lên và nuốt chửng dải cát. Trong những giây cuối cùng, bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên không trung tạo nên một “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt hai đứa trẻ.
Đây là thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào lên cảm giác hạnh phúc, thành tựu và hạnh phúc khó tả. Hai anh em đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa nhưng đã hửng lên ánh mặt trời ấm áp, hạnh phúc. Hai anh em quay lại nhìn nhau, đã khóc từ bao giờ.
Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, bất an của hai anh em.
Qua hai nhân vật Mon và Mên, chúng ta càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ thiếu niên nào cũng nên có: nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương loài vật, con người. Là một thiếu niên, hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mình, để có thể giống như mong muốn của tác giả: những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Thien NguyenThích · Phản hồi · 2 · 10:45 18/03
- Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
- Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản
- Xuất thân của Trần Quốc Toản
- Phân tích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
- Thực hành tiếng Việt trang 16
- Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tóm tắt bài Quang trung đại phá quân Thanh ngắn gọn dễ nhớ
- Liệt kê những nhân vật và sự kiện trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể chia thành mấy phần?
- Viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc
- Thực hành tiếng Việt Từ ngữ địa phương
- Soạn bài Ta đi tới
- Ta đi giữa ban ngày đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ta đi tới
- Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ Ta đi tới
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
- Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Hồ Gươm lớp 8
- Phân tích bài viết tham khảo Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du trang 29
- Trình bày bài giới thiệu ngắn về 1 cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 34
- Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35
- Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển
- Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
- Nêu chủ đề của bài thơ Thu điếu
- Chỉ ra đặc điểm thi luật trong bài Thu điếu
- Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
- Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu điếu
- Thực hành tiếng Việt từ tượng hình và từ tượng thanh lớp 8
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 45 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Hãy xác định thể thơ bài Thiên Trường vãn vọng
- Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng gợi cho em cảm xúc gì?
- Phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
- Đêm ca Huế có gì đặc về thời gian, không gian?
- Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế trang 48
- Đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?
- Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu?
- Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8
- Phân tích bài thơ Nguyên tiêu lớp 8 siêu hay
- Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang ngắn gọn nhất (không chép mạng)
- Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến
- Phân tích bài Chiều hôm nhớ nhà
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
- Củng cố và mở rộng trang 55 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 56
- Bài 3: Lời sông núi
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
- Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn
- Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
- Xác định bố cục bài Hịch tướng sĩ lớp 8 KNTT
- Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8
- Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
- Thực hành tiếng Việt 8: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
- Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
- Phân tích Nam quốc sơn hà lớp 8
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Phân tích bài viết tham khảo Hiểu biết về lịch sử
- Nghị luận giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em
- Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trức)
- Nghị luận Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện lớp 8 (chuẩn)
- Nói và nghe trang 75 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vấn đề Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông lớp 8 KNTT
- Thảo luận về vấn đề Học sinh cần quan tâm những vấn đề của đất nước
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 77 lớp 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chiếu dời đô trang 78
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Văn 8 Kết nối tri thức
- Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ
- Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
- Phân tích lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Bố cục bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu gồm mấy phần?
- Đoạn văn phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Thực hành tiếng Việt 8 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 siêu ngắn
- Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8
- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân
- Thực hành tiếng Việt 8 - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Phân tích bài thơ Tự trào
- Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ
- Phân tích bài thơ Hội tây
- Phân tích bài thơ Sông lấp
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Năm mới chúc nhau
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ông phỗng đá (chuẩn)
- Ông phỗng đá đọc hiểu
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
- Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
- Soạn bài Vịnh cây vông siêu ngắn
- Phân tích bài thơ Vịnh cây vông
- Bài 5: Những câu chuyện hài
- Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8
- Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 107 Kết nối
- Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ngắn gọn
- Trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười trên
- Soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8
- Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi
- Nghị luận về một vấn đề đời sống thói ích kỉ lớp 8 KNTT
- Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân lớp 8
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 120 Kết nối tri thức tập 1
- Suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu
- Thực hành đọc Giá không có ruồi
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức (chuẩn)
- Phiếu học tập số 2 lớp 8 Kết nối tri thức trang 127
- Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh lớp 8
- Lập dàn ý và viết phần mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị
- Phiếu học tập số 1 lớp 8 Kết nối tri thức trang 125
- Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước?
- Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà
- Bài 6: Chân dung cuộc sống
- Soạn bài Mắt sói lớp 8
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu
- Tóm tắt văn bản Mắt sói
- Kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức Trợ từ
- Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc ấn tượng trong văn bản Mắt sói
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối
- Phân tích Lặng lẽ Sa Pa hay nhất (7 mẫu)
- Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
- 15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
- Thực hành tiếng Việt 8 Kết nối tri thức thán từ
- Soạn bài Bếp lửa lớp 8 ngắn gọn
- Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào nói về ai và về điều gì?
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 trang 26
- Phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng lớp 8
- Phân tích tác phẩm Mắt sói lớp 8
- Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
- Phân tích truyện ngắn bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều
- Nói và nghe Giới thiệu về một cuốn sách truyện trang 31
- Củng cố mở rộng trang 32 ngữ văn 8 tập 2 KNTT
- Thực hành đọc Chiếc lá cuối cùng
- Bài 7: Tin yêu và ước vọng
- Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
- Trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40
- Soạn bài Lá đỏ lớp 8 ngắn gọn dễ hiểu
- Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
- Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2
- Soạn Tập làm một bài thơ tự do lớp 8
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 51
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 56 lớp 8 tập 2
- Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 KNTT
- Bài 8: Nhà văn và trang viết
- Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ngắn nhất
- Cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
- Soạn Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 tập 2
- Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”?
- Luận điểm chính của văn bản Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
- Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
- Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu ngắn
- An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen?
- Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết nào?
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
- Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật
- Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
- Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 82 tập 2
- Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học
- Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
- Bài 9: Hôm nay và ngày mai
- (Chuẩn) Soạn Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Nêu những thu nhận bổ ích qua văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long
- Tác giả Viết văn bản lũ ở miền châu thổ Cửu Long nhằm mục đích gì?
- Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói
- Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
- Đoạn văn hưởng ứng với thông điệp được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
- Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta lớp 8
- Soạn bài Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT Câu phủ định và câu khẳng định
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 KNTT
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt
- Thuyết minh về hiện tượng biến đổi khí hậu
- (Cực hay) Thuyết minh về hiện tượng động đất lớp 8
- (Không chép mạng) Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên
- (Chuẩn) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng thiên văn thường gặp lớp 8 KNTT
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng địa chất, thủy văn lớp 8 KNTT
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8 Kết nối
- Viết văn bản kiến nghị về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường
- (Chuẩn) Viết văn bản kiến nghị về vấn đề chấn chỉnh hoạt động của thư viện trường
- Viết văn bản kiến nghị về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học
- Thảo luận về một vấn đề đời sống tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân
- Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 111 tập 2
- Đoạn văn giới thiệu một bộ phim có nội dung về những vấn đề bức thiết của môi trường sống trên Trái Đất
- Viết đoạn văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp
- Bài 10: Sách – người bạn đồng hành
- (Chuẩn) Soạn bài Đọc như một hành trình lớp 8
- Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến chủ đề hoặc thể loại trong bài học của Ngữ văn 8
- Soạn bài Đọc như một cuộc thám hiểm lớp 8
- Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ lớp 8
- Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích lớp 8
- Nói và nghe Ngày hội với sách lớp 8
- Phiếu học tập số 1 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Phiếu học tập số 2 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người
- Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Phiếu học tập số 2 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8
Qua văn bản chiếu dời đô em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
Viết đoạn văn trình bày luận điểm học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ
Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau ngắn gọn
Soạn bài Chiếu dời đô trang 78