Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 51

Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do, trước hết các em cần xác định được các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu phân tích bài viết tham khảo Lá đỏ - Niềm tin và hi vọng ngày chiến thắng cùng với một số đoạn văn mẫu ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 hay và chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

Phân tích bài viết tham khảo Lá đỏ - Niềm tin và hi vọng ngày chiến thắng

1. Đối tượng phân tích của bài viết?

Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi

2. Phần mở đoạn, người viết đã giới thiệu điều gì?

Giới thiệu chung về hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc bài thơ.

3. Các nội dung nổi bật của bài thơ là gì?

+ Không gian gặp gỡ trên cao lộng gió đẹp lãng mạn, khí thế tiến công thần tốc của đoàn quân.

+ Hình ảnh “em gái tiền phương” bình dị, thân thương, trở thành điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh chiến đấu cho người lính nơi tiền tuyến.

+ Lời chào, lời hẹn ước thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.

4. Những yếu tố đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ được phân tích?

+ Thể thơ tự do với hình thức phóng khoáng, vần nhịp linh hoạt

+ Hình ảnh thơ lá đỏ mang ý nghĩa biểu trưng cho niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

5. Hệ thống phân tích các ý trong bài thơ được thực hiện theo trình tự nào?

Hệ thống các ý được trình bày theo mạch cảm xúc bài thơ (gặp gỡ - chia ly – hẹn ước) và giá trị nội dung – giá trị nghệ thuật của bài thơ.

6. Phần kết đoạn, người viết đã khẳng định điều gì?

Khẳng định ý nghĩa, sức tác động của bài thơ đến người đọc.

7. Nhận xét về cấu trúc bài viết, mức độ phù hợp giữa các phần trong bài viết, các ý trong mỗi phần?

- Cấu trúc hoàn chỉnh 3 phần;

- Các phần, các ý, các nội dung trong từng phần có tỉ lệ, quy mô và dung lượng hợp lí.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - Lời con

Bài thơ lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên đồng thời khiến tôi ngạc nhiên thích thú về những phát hiện của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có qua đôi mắt của trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thê: “cô ti vi” “ cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…. bài thơ có ba khổ thì hai khổ đầu là những lời con nói với mẹ qua cách cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của đứa trẻ. Đó chính là nét đọc đáo, đặc sắc thú vị của bài thơ. Ở khổ thơ cuối, giọng thơ đằn lại,chuyển từ vui tươi, hồn nhiên sang sâu lắng chiêm nghiệm. Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh câu chữ “ khô cằn”. Đúng lúc này những lời nói, những lời nói ngây thơ hàng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào. Hình ảnh đứa con yêu đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào, gợi nhiều xúc cảm nhất để tiếng thơ của mẹ cất lên thành lời.Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng: đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 KNTT tập 2

Đọc đoạn trích sau:

Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…

Ta lớn lên bối rồi một sắc hồng
Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn…

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh…

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

(Trích chương I Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974)

Gợi ý

*Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cùng trường ca “Mặt đường khát vọng”, vị trí đoạn thơ.

*Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của đoạn thơ về cả nội dung và nghệ thuật:

- Xác định chủ đề/ nội dung chính đoạn thơ: Đoạn trích thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: xao xuyến, bồi hồi và tiếc nuối về những tháng ngày thơ ấu đẹp đẽ; đồng thời cũng thể hiện niềm trân trọng đối với những điều bình dị, thân thuộc quanh mình và lòng biết ơn về công lao sinh thành của mẹ.

- Nêu cảm nghĩ về một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn thơ (phù hợp với đặc trưng thơ tự do:

+ Chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “ta”

+ Từ ngữ: sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp: vô tư, xao xuyến, mênh mang, bối rối, biết ơn, quý yêu,…

+ Hình ảnh gần gũi, thân thuộc về những năm tháng niên thiếu tươi đẹp: màu mực tím, bèo lục bình, nét chữ thiếu thời, hoa phượng, những cánh sẻ nâu, cánh diều thơ nhỏ, sắc trời xanh, …

+ Các phép tu từ: ẩn dụ nét chữ thiếu thời trôi nhanh; so sánh (Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông; Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi, … ), điệp ngữ biết ơn,…

+ Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, lắng sâu, chiêm nghiệm.

- Nêu tác dụng của thể thơ tự do: Thể thơ tự do với vần, nhịp linh hoạt giúp nhà thơ thể hiện sâu sắc nỗi nhớ tuổi niên thiếu da diết – một tuổi thơ êm đềm, bình yên và lòng biết ơn đối với những điều giản dị quanh mình.

- Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ: Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã gieo cho ta những chiêm nghiệm, để từ đó thêm biết ơn và trân trọng những điều bé nhỏ, giản dị quanh mình, thêm yêu quê hương, đất nước hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 3.534
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm