(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói

Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói là nội dung bài học trang 93 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các kiến thức về nhận biết các kiểu câu chia theo mục đích nói. Sau đây là gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 trang 93 tập 2 KNTT, mời các em cùng tham khảo.

1. Tìm hiểu về các kiểu câu

Câu nghi vấn: là câu có các từ nghi vấn( ai gì, nào, đâu, là gì, ...

- Có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

+ Nó ở đâu ?

+ Tiếng ta đẹp như thế nào?

+ Ai biết ?

+ Nó tìm gì ?

+ Cô bạn ở đâu ?

- Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ t/c cảm xúc...và không cần người đối thoại trả lời.

- Nếu không dựng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng.

Câu cầu khiến:

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ...nào...hay ngữ điệu cầu khiến, dựng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo

- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì cú thể kết thúc bằng dấu chấm.

VD:

Thôi đừng lo lắng – khuyên bảo.

Cứ về đi – yêu cầu.

Đi thôi con. – yêu cầu

Câu cảm thán:

- Câu CT có từ cảm thán: Than ôi, hỡi ơi, chao ôi, xiết bao...

- Câu CT dựng để: bộc lộ cảm xúc, kết thúc bằng dấu (!)

- Không dựng câu cảm thán trong văn bản điều hành (hành chính).

- Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong lời nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Câu trần thuật: không có hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, thường để kể thông bỏo, nhận định, miêu tả...

- Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật cũng dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c cảm xúc...( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác)

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

VD: - Ông ấy là một người tốt.

- Ngay mai cả lớp đi lao động.

2. Trả lời câu hỏi trang 93, 94 SGK văn 8 tập 2 KNTT

Câu 1 trang 93 Văn 8 tập 2 KNTT

Câu a. Câu cảm. Trong câu được viết lại, có sự xuất hiện của cụm từ quả thật khó và dấu chấm than kết thúc câu.

Câu b. Câu kể (thể hiện chức năng kể, thông báo vể sự công phu của đoàn làm phim khi thực hiện loạt phim Hành tinh của chúng ta).

Câu c: Câu hỏi (có các dấu hiệu điển hình vể nội dung và đặc điểm ngữ pháp của kiểu câu hỏi).

Câu d: Câu khiến (có sự xuất hiện của cụm từ ngài phải bảo thể hiện rõ ý yêu cầu, mệnh lệnh).

Câu 2 trang 93 Văn 8 tập 2 KNTT

Câu a. Câu hỏi.

Câu b. Câu cảm thán.

- Dấu hiệu chung: cả 2 câu đểu có mặt các từ ngữ có tính đặc thù của kiểu câu hỏi: cái gì, tại sao.

- Câu a có tới hai dấu hiệu đặc trưng của câu hỏi (ngoài cụm từ cái gì còn có dấu chấm hỏi kết thúc câu) và nội dung cũng chứa đựng một nghi vấn chưa thể giải đáp; câu b tuy có cụm từ tại sao nhưng nội dung lại thể hiện thái độ bất bình chứ không phải nêu một nghi vấn cần giải đáp.

Câu 3 trang 94 Văn 8 tập 2 KNTT

Ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác.

Câu hỏi có hình thức của câu trần thuật:

- Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người như thế nào.

Câu trần thuật có hình thức của câu hỏi:

- Kể chuyện gì cho bà nghe nhỉ?

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.054
0 Bình luận
Sắp xếp theo