Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay

Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống là một trong số các đề tham khảo trong bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống kèm theo bài văn mẫu tham khảo, mời các em cùng theo dõi.

1. Dẫn chứng về trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống

Đứng trước sự suy thoái của tự nhiên cũng như ô nhiễm môi trường sống, ngày nay đã có rất nhiều học sinh ý thức được và  chung tay xây dựng  và bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.

Em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1, Trường THCS Long An đã  không  ngần ngại dùng tay  trần để thu dọn rác dưới trời mưa để giúp cho cống không bị tắc, nước mưa sẽ  rút đi nhanh hơn.

Hay Minh Quang ở trường THCS Thị trấn Lấp Vò đã có những ý tưởng, sáng kiến để xây dựng một cộng đồng giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến một tương lai huyện Lấp Vò sẽ hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa một lần và phổ biến những sản phẩm thay thế có thể dùng lại được nhiều lần.

Ngoài ra, hàng năm các cơ sở giáo dục cũng như tổ dân phố, phường xã thường xuyên tổ  chức các chiến dịch xây dựng môi trường sống xanh sạch đẹp được các em học sinh và người dân hưởng ứng tích cực.

2. Dàn ý nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống

Mở bài:

- Nêu vấn đề: Trong cuộc sống của mình, mỗi người trong bất kì thời điểm nào cũng có một nơi để sinh sống, có trách nhiệm với nơi mình sinh sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người.

- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: Đặc biệt, với học sinh thì trách nhiệm với nơi mình sinh sống lại càng quan trọng hơn nữa.

Thân bài:

1. Giải thích: CON NGƯỜI VỚI NƠI BẢN THÂN SINH SỐNG:

- Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau:

+ Quê hương - nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ. Quê hương thường được liên kết với một địa điểm cụ thể, thường là quê nhà của gia đình hoặc vùng đất mà người đó có nguyên gốc hoặc đã sinh sống trong một khoảng thời gian dài

+ Nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian. Những nơi đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi chúng ta hay lui tới và đảm bảo sự sống ở đó.

2. Nơi sinh sống có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

- Nơi đó có đường xá, nhà cửa, cung cấp cho ta thức ăn, sự sống, nơi có những người thân của chúng ta, có bạn bè và những mối quan hệ khác. Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xung quanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình.

- Nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng. => tạo ra một môi trường để con người giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

- Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm.

- Nó là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, nguồn nước và đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Nơi sinh sống tốt đẹp, trong lành và bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

- Nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người.

3. Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống?

- Bằng cách chăm sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, an lành và đáng sống => tạo ra một cảm giác thoải mái khi được sống trong một môi trường như vậy.

- Khi học sinh đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi mình sinh sống, họ sẽ phát triển cho mình lòng tự hào về môi trường xung quanh => điều kiện cho học sinh cảm thấy có ý nghĩa và trân trọng đối với nơi mình sống

- Một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập.

- Một môi trường sống sạch sẽ còn tác động tích cực đến sức khỏe của mọi người.

- Học sinh là thế hệ đang được học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nếu có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, điều đó cho thấy bản thân họ là người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có trách nhiệm, biết trân trọng chính cuộc sống của mình, và được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng.

+ Là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội.

- Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môi trường có thể dẫn đến việc học sinh vứt rác lung tung, không phân loại chất thải, hoặc gây ô nhiễm nước và không khí.

=> Gây hại cho sức khỏe của chính họ, ảnh hưởng đến môi trường học tập và tạo ra một không gian không thoải mái, không tạo điều kiện tốt cho việc học và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng môi trường sống và ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên.

4. Thực tế vấn đề trách nhiệm của HS với nơi mình sinh sống hiện nay?

- Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống qua các hành động cụ thể.

+ Tham gia vào các hoạt động như thu gom rác, phân loại chất thải, trồng cây xanh, tham gia chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

+ Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi sống của mình.

+ Tắt đèn khi không cần thiết, tắt nước khi không sử dụng, sử dụng sách giáo trình tái chế và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo.

+ Tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, tình nguyện trong các tổ chức phi lợi nhuận.

+ Nhận thức về vai trò của mình trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hỗ trợ những người khó khăn.

+ Dẫn chứng: Mỗi năm học ở các trường học, thầy cô luôn phát động các chiến dịch làm sạch khu vực khuôn viên trường học, các bạn học sinh đều rất hưởng ứng tham gia dọn dẹp sạch sẽ theo các khu vực được phân công.

- Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơi mình sinh sống: xả rác bừa bãi, không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, trốn tránh tham gia các hoạt động làm sạch môi trường, lãng phí điện, nước khi sử dụng,…

+ Dẫn chứng: Một nghiên cứu năm 2019 tại một số trường học cho thấy chỉ 30% học sinh có ý thức về việc phân loại chất thải và chỉ 15% học sinh tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác.

5. Xác định trách nhiệm của học sinh với nơi mình sinh sống

- Về nhận thức:

+ Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và ý thức về hệ thống sinh thái và tài nguyên tự nhiên.

+ Hành động cá nhân của mình có thể có tác động đáng kể đến môi trường và cần phải đóng góp vào việc duy trì và bảo vệ môi trường xanh.

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự và vệ sinh trong nơi mình sinh sống, môi trường sạch sẽ và gọn gàng không chỉ tạo điều kiện tốt cho sức khỏe mà còn tăng cường tinh thần làm việc và học tập.

+ Quyền được sống trong một môi trường an lành, sạch sẽ và thoải mái đi đôi với trách nhiệm đảm bảo môi trường đó.

- Về hành động: dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuận với mọi người sinh sống xung quanh mình.

6. Mở rộng vấn đề

Để HS hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình với nơi mình sinh sống, cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng gì cho HS?

- Với cha mẹ: trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để con cái phát triển ý thức và nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nơi mình sinh sống.

+ Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội, giải thích về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và truyền đạt giá trị của việc giữ gìn vệ sinh và trật tự.

+ Làm gương cho con bằng cách tự thực hiện những hành động có trách nhiệm đối với nơi sống của mình.

- Với nhà trường: trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nơi mình sinh sống. Điều này có thể được thực hiện qua các hoạt động giáo dục, bài học, buổi thảo luận, và ví dụ thực tế về trách nhiệm cá nhân và xã hội.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn nơi mình sinh sống, phải thực hiện những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nên tốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn.

- Liên hệ bản thân: bản thân em nhận thức được vai trò của việc phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, có những việc làm cụ thể để thể hiện điều đó như dọn dẹp môi trường sống của mình, tham gia vào cáv hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường sống với mọi người.

3. Viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống lớp 8

Trong mỗi giai đoạn của cuộc sống, mỗi con người đều phải gắn bó với một nơi nào đó. Khi sinh ra, chúng ta được nuôi dưỡng và lớn lên với một nơi được gọi là quê hương. Khi đến gần hơn với độ tuổi trưởng thành, chúng ta lại gắn bó với một thành phố nào đó. Và những nơi đó đều được gọi là nơi mình sinh sống. Đó là nơi chúng ta học tập, làm việc, nghỉ ngơi và duy trì sự sống ở đó. Bởi thế, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống và đó cũng là nghĩa vụ của mọi người. Đặc biệt, với học sinh thì trách nhiệm đó lại càng quan trọng hơn nữa.

Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau, đó có thể là quê hương - nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ. Quê hương thường được liên kết với một địa điểm cụ thể, thường là quê nhà của gia đình hoặc vùng đất mà người đó có nguyên gốc hoặc đã sinh sống trong một khoảng thời gian dài, gắn liền với những kỉ niệm, nơi có ông bà cha mẹ. Hoặc có thể khi chúng ta lớn lên sẽ sinh sống ở một nơi khác, đó là nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian. Những nơi đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi chúng ta hay lui tới và đảm bảo sự sống ở đó.

Nơi chúng ta sinh sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nơi đó có đường xá, nhà cửa, cung cấp cho ta thức ăn, sự sống, nơi có những người thân của chúng ta, có bạn bè và những mối quan hệ khác. Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xung quanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình. Gia đình luôn là một nơi ấm áp để trở về, nơi có những người luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta, nơi sẽ không có những mệt mỏi của cuộc sống ngoài kia. Đó còn là nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng. Nó tạo ra một môi trường để con người giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Môi trường xã hội này cung cấp sự hỗ trợ, an ủi và tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và tương tác xã hội. Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm. Đây là nơi con người cảm nhận sự an toàn và thoải mái về vật chất, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Hơn nữa, nó cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, nguồn nước và đa dạng sinh học. Sự cân bằng và bền vững của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Nơi sinh sống tốt đẹp, trong lành và bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Không những vậy, khi con người gắn bó với một nơi nào đó sẽ có những kỉ niệm về nơi đó, và ở đó sẽ là nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người.

Mỗi người và đặc biệt là học sinh cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống vì nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc duy trì một môi trường sống tốt và mang lại lợi ích cho chính bản thân và cộng đồng. Bằng cách chăm sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, an lành và đáng sống. Quan tâm đến việc giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ cây cối, động vật và tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo ra một không gian sống tốt hơn cho tất cả mọi người. Từ đó cũng tạo ra một cảm giác thoải mái khi được sống trong một môi trường như vậy. Hơn nữa, khi học sinh đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi mình sinh sống, họ sẽ phát triển cho mình lòng tự hào về môi trường xung quanh. Điều này tạo điều kiện cho học sinh cảm thấy có ý nghĩa và trân trọng đối với nơi mình sống, khuyến khích tinh thần hợp tác và tạo ra một cộng đồng phát triển, văn minh. Một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập. Khi không phải lo lắng về môi trường ô nhiễm hoặc rác thải, học sinh có thể tập trung vào việc học hơn, tăng hiệu suất và sự sáng tạo trong quá trình học. Không những vậy, một môi trường sống sạch sẽ còn tác động tích cực đến sức khỏe của mọi người. Bằng cách duy trì vệ sinh cá nhân, quản lý chất thải một cách đúng đắn và hỗ trợ công tác giữ gìn môi trường, học sinh giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả bản thân và cộng đồng. Ngoài ra, học sinh là thế hệ đang được học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nếu có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, điều đó cho thấy bản thân họ là người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có trách nhiệm, biết trân trọng chính cuộc sống của mình, và được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng. Và đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội. Bởi khi họ có trách nhiệm với chính thế giới nhỏ của mình thì họ cũng sẽ có trách nhiệm với một cộng đồng rộng lớn hơn. Mọi đức tính tốt đẹp sẽ được hình thành từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môi trường có thể dẫn đến việc học sinh vứt rác lung tung, không phân loại chất thải, hoặc gây ô nhiễm nước và không khí. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của chính họ, ảnh hưởng đến môi trường học tập và tạo ra một không gian không thoải mái, không tạo điều kiện tốt cho việc học và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng môi trường sống và ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên. Họ có thể không chịu trách nhiệm chung trong việc duy trì và cải thiện nơi sống. Điều này dẫn đến thiếu tinh thần đồng đội và khó khăn trong việc xây dựng một cộng đồng hài hòa và phát triển.

Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống qua các hành động cụ thể. Một số học sinh tham gia vào các hoạt động như thu gom rác, phân loại chất thải, trồng cây xanh, tham gia chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Họ nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi sống của mình. Họ tắt đèn khi không cần thiết, tắt nước khi không sử dụng, sử dụng sách giáo trình tái chế và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, tình nguyện trong các tổ chức phi lợi nhuận. Họ có nhận thức về vai trò của mình trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hỗ trợ những người khó khăn. Thật vậy, mỗi năm học ở các trường học, thầy cô luôn phát động các chiến dịch làm sạch khu vực khuôn viên trường học, các bạn học sinh đều rất hưởng ứng tham gia dọn dẹp sạch sẽ theo các khu vực được phân công. Đây cũng là hành động nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơi mình sinh sống: xả rác bừa bãi, không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, trốn tránh tham gia các hoạt động làm sạch môi trường, lãng phí điện, nước khi sử dụng,…Những việc làm đó đều làm ảnh hưởng tới nơi sinh sống của họ. Một nghiên cứu năm 2019 tại một số trường học cho thấy chỉ 30% học sinh có ý thức về việc phân loại chất thải và chỉ 15% học sinh tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác.

Về nhận thức, trách nhiệm của học sinh đối với nơi sinh sống là vô cùng quan trọng. Học sinh cần nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và ý thức về hệ thống sinh thái và tài nguyên tự nhiên. Họ nên hiểu rằng hành động cá nhân của mình có thể có tác động đáng kể đến môi trường và cần phải đóng góp vào việc duy trì và bảo vệ môi trường xanh. Học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự và vệ sinh trong nơi mình sinh sống, môi trường sạch sẽ và gọn gàng không chỉ tạo điều kiện tốt cho sức khỏe mà còn tăng cường tinh thần làm việc và học tập. Quyền được sống trong một môi trường an lành, sạch sẽ và thoải mái đi đôi với trách nhiệm đảm bảo môi trường đó. Về hành động, học sinh và mọi người cần có những việc làm cụ thể như dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuận với mọi người sinh sống xung quanh mình.

Để học sinh hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình với nơi mình sinh sống, cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng cụ thể cho học sinh. Với gia đình, cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để con cái phát triển ý thức và nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nơi mình sinh sống. Họ có thể khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội, giải thích về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và truyền đạt giá trị của việc giữ gìn vệ sinh và trật tự. Cha mẹ cần làm gương cho con bằng cách tự thực hiện những hành động có trách nhiệm đối với nơi sống của mình. Họ có thể hướng dẫn con về việc sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Với nhà trường, nhà trường có trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nơi mình sinh sống. Điều này có thể được thực hiện qua các hoạt động giáo dục, bài học, buổi thảo luận, và ví dụ thực tế về trách nhiệm cá nhân và xã hội.

Tóm lại, học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn nơi mình sinh sống, phải thực hiện những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nên tốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn. Là học sinh, bản thân em nhận thức được vai trò của việc phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, từ đó em sẽ có những việc làm cụ thể để thể hiện điều đó như dọn dẹp môi trường sống của mình, tham gia vào cáv hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường sống với mọi người.

4. Nghị luận về một vấn đề đời sống: trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống

Trong cuộc sống hằng ngày, nơi mình sinh sống ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người trên nhiều yếu tố: môi trường sống, khu vực sống, hàng xóm láng giềng,…Bởi vậy, tính trách nhiệm đối với nơi đó càng cần được đẩy cao hơn nhằm tạo ra một không gian sống thoải mái, vui vẻ.

Sống trong một cộng đồng nơi mình sinh sống, chúng ta cần ý thức được nguyên tắc ứng xử giao tiếp phù hợp, thể hiện những hành vi văn minh, đúng đắn với mọi người. Như vậy, sẽ xây dựng nên được tình thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ tình người với nhau. Việc hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” cũng từ đó được hình thành và thiết lập. Có thể là từ những hành động vô cùng đơn giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,... Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Từ đó, tạo ra những gắn kết, có thể giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống đời thường.

Ngoài ra, chúng ta nên tránh thái độ thờ ơ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, chỉ quan tâm đến gia đình mình. Như vậy, chúng ta đã tự tạo nên cho mình khoảng không gian cô lập trong một cộng đồng lớn. Bên cạnh đó, mỗi người cần có những hành động bảo vệ quan cảnh nơi mình sinh sống, không vứt rác bừa bãi, viết bậy lên tường, lấn chiếm vỉa hè đường phố,…Đồng thời, nên dành thời gian rảnh rỗi tham gia các hoạt động cộng đồng tại nơi đó, để nhằm gắn kết tinh thần cộng đồng, vừa giúp ích cho xã hội.

Mỗi người cần có trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống, bởi chỉ cần một việc nhỏ mỗi ngày cũng đã góp phần tạo nên cuộc sống ý nghĩa, môi trường sống văn minh, lành mạnh hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
91 80.546
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm