(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 8 KNTT Câu phủ định và câu khẳng định

Thực hành tiếng Việt 8 trang 101 tập 2 Kết nối tri thức là bài học thực hành về Câu phủ định và câu khẳng định. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết được câu phủ định và câu khẳng định trong các văn bản đọc hiểu cũng như biết cách dùng câu phủ định, câu khẳng định khi tạo lập văn bản. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 101 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT, mời các em cùng tham khảo.

1. Tìm hiểu về câu khẳng định và câu phủ định

Nhận biết câu phủ định và câu khẳng định

Ví dụ

Đặc điểm hình thức

Chức năng

Kiểu câu

1

Có sự xuất hiện của từ ngữ phủ định (không phải)

Câu được dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định

Câu phủ định

2

Có từ ngữ phủ định (đâu phải)

Xác nhận không có quan hệ anh em giữa “mảnh đất này” và người da đỏ

Câu phủ định

3

Xuất hiện 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định: không- không

Nêu giả định nhằm khẳng định vấn đề

Câu khẳng định

Kết luận

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu có,

Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)

- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. Câu khẳng định sự có tồn tại của một đối tượng hay một diễn biến nào đó.

2. Trả lời câu hỏi trang 101 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Câu 1 trang 101 Văn 8 tập 2 KNTT

a. Câu khẳng định

-> Xác nhận sự thật về lợi ích của hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong câu không có từ ngữ đặc trưng mang ý nghĩa phủ định.

b. Câu phủ định – phủ định bác bỏ

-> Câu này thể hiện ý phản bác một nhận thức cho rằng “Cách sống với mùa nước nổi hàng năm” mới hình thành trong thời gian gần đây. Trong câu có từ phủ định “không” (ở cụm từ “điều này không mới”)

c. Câu phủ định – phủ định miêu tả

-> Xác định không có tình trạng người nói quên đi mảnh đất tươi dẹp của mình. Trong câu có sự xuất hiện của cụm từ mang ý nghĩa phủ định là “chẳng thể”.

Câu 2 trang 101 Văn 8 tập 2 KNTT

a. Không phải câu phủ định mặc dù xuất hiện từ “không” (không hiểu). Trọng tâm thông báo là “tôi” (thủ lĩnh Xi – át - tơn) biết hay không biết về vấn đề chứ không phải là người da trắng hiểu hay không hiểu về cách sống của người da đỏ. Nên khi câu xác định sự “biết” của “tôi” thì câu đó là câu khẳng định.

b. Câu phủ định bác bỏ. Vì câu có từ “chẳng” (xuất hiện 02 lần) và nội dung của nó ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường trong khi, theo cách nhìn của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường (mọi âm thanh đáng yêu của sự sống đều được cảm nhận là “ tiếng ồn ào lăng mạ”).

c. Câu phủ định miêu tả. Vì câu có từ “không” và xác nhận rằng người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long không có sự lo ngại về lũ lụt.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.009
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm