Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT

Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay là nội dung bài học trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được cách trình bày ý kiến về 1 vấn đề văn học trong đời sống hiện nay cũng như biết trao đổi, tương tác trong vai trò người nói và người nghe một cách hợp lí, biết cách bảo vệ ý kiến của bản thân và tôn trọng sự khác biệt. Sau đây là gợi ý soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống lớp 8 trang 81, mời các em cùng tham khảo.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay

Hướng dẫn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay

1. Trước khi nói

- Xác định nội dung nói : văn học trong đời sống hiện nay.

- Thu thập tư liệu và tìm ý :

+ Tìm kiếm các tư liệu về vai trò, vị trí của văn học; cơ hội và thách thức của văn học trong đời sống hiện nay.

+ Tập trung suy nghĩ về một số vấn đề và đặt ra các câu hỏi để tìm.

- Xây dựng dàn ý bài nói :

+ Xác định luận điểm

+ Sử dụng các lí lẽ.

+ Bằng chứng làm sáng tỏ các vấn đề

- Dự kiến các ý kiến phản biện của người nghe để chuẩn bị trao đổi, đối thoại

2. Trình bày bài nói

- Trình bày theo nội dung đã được chuẩn bị :

+ Mở đầu: Nêu các vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của văn học đối với đời sống và những thách thức đặt ra cho bối cảnh hiện nay.

+ Triển khai: Trình bày các luận điểm triển khai vấn đề (có thể xác định luận điểm dựa vào vai trò, vị trí của văn học, thách thức của văn học trong đời sống hiện nay.

+ Kết luận: Dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

- Lưu ý: Khi trình bày, cần chỉnh giọng nói, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,… phù hợp với nội dung nói; có thể kết hợp phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, đoạn phim ngắn,…) để phần trình bày thêm sinh động.

3. Sau khi nói

Người nói và người nghe cùng trao đổi về các vấn đề sau :

- Nội dung và cách thức trình bày của người nói (đánh giá tính thuyết phục của hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng; nhận xét về cách nói, giọng nói, cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ,…)

- Ý kiến và cách phản biện của người nghe (đánh giá tính xác đáng, hợp lí của ý kiến; nội dung phản biện; cách tiếp nhận ý kiến của người nói)

- Thái độ và sự tương tác giữa người nói và người nghe (đánh giá sự tôn trọng đối với người đối thoại, mức độ tương tác; tích cực hay rời rạc,…)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay

Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… . Sau đây, tôi xin được trình bày về vai trò của văn học trong đời sống hiện nay.

Nói đến nghệ thuật nói chung hay nói đến văn học nói riêng là nói đến muôn vàn khái niệm mà chưa bất kì ai có thể định nghĩa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành “nơi xuất phát” cho văn học. Bởi “văn học là con đẻ của đời sống (Chế Lan Viên)”, hay “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời (Tố Hữu)”. Văn học là nguồn sống, là linh hồn, là hơi thở của cuộc đời này.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Lâu nay, do truyền thống coi trọng văn chương, nên cứ nói đến môn ngữ văn là ta nghĩ ngay đến việc môn này chỉ dạy các tác phẩm văn học…Còn nghị luận và các văn bản khác ít được chú ý. Thế nên đúng là nếu học xong bài thơ, thiên truyện hay tiểu thuyết thì ứng dụng được gì trong cuộc sống cũng rất khó chỉ ra cụ thể và có sức thuyết phục.

Nhưng Ngữ văn đâu chỉ có học thơ văn hư cấu. Học ngữ văn trước hết là để học có công cụ giao tiếp. Học để biết đọc, biết viết biết nghe nói có hiệu quả, biết đọc không chỉ là đọc to lên được chữ, từ, câu, bài mà đọc phải hiểu, phải nắm được thông tin tường minh và phải hiểu cả những ý nghĩa hàm ẩn giấu kín trong đó. Vậy thử hỏi, nếu đến nhà ga, bến tàu mà không biết đọc hoặc đọc sai thì sẽ thế nào.

Không biết viết chữ thì đã quá rõ. Không biết diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc, tình cảm và tư tưởng của mình thì sẽ thế nào? Chỉ thử nghĩ, nếu bạn cần có một suất học bổng để đi du học hoặc muốn chuẩn bị cho cuộc trả lời phỏng vấn xin việc thì bạn làm gì? Các công thức toán, lí, hóa ra ôn tập chăng? Rõ ràng là không, mà cần phải biết viết bài bình luận, biết trình bày ý tưởng của mình một cách tự tin, độc đáo, chặt chẽ, thuyết phục…cả nói lẫn viết. Còn gì buồn hơn nếu bạn rơi vào tình trạng nghe người ta nói đùa mà lại cứ tưởng là nói thật …Học Ngữ văn tốt, bạn sẽ vận dụng vào việc nói năng, cư xử hằng ngày tế nhị hơn, có văn hóa hơn…
Ngay cả việc học các tác phẩm văn thơ tưởng như khó ứng dụng ấy vẫn rất cần. Các câu thơ hay, những nhân vật từ trong các tác phẩm cứ dần in sâu vào tâm hồn, giúp bạn sẽ sống nhân ái, vị tha hơn. Nhà văn M Gorki từng nói: “Mỗi tác phẩm là một cuộc đời”. Một lúc nào đó bạn sẽ sống, suy nghĩ và hành động như rất nhiều tình huống đã xảy ra trong tác phẩm văn học.

Không chú ý học tốt môn Ngữ văn, rất nhiều bạn ra đời rồi vẫn viết sai chính tả, ngữ pháp. Rất nhiều người dù đã tốt nghiệp đại học mà vẫn không viết được một biên bản, đơn từ, thư trao đổi, giao dịch cho đúng quy các. Họ rất lúng túng khi xem bản đồ một thành phố lớn để xác định đúng những điểm cần đến hoặc không thể trình bày nổi một ý tưởng, một dự định mà mình đã suy nghĩ một cách hiệu quả.

Thoát nạn mù chữ không có ý nghĩa là đã biết đọc hiểu. Nhiều người đọc rất to và lưu loát một văn bản nhưng vẫn không hiểu hoặc hiểu không đúng thông tin đó. Đó là nói ở các văn bản thường thấy trong đời sống. Còn đối với văn chương, rất nhiều người không thể hiểu nổi một câu thơ trong Truyện Kiều hay một cách ngôn nào đó có tính phức tạp một chút, cần phải có nhiều suy nghĩ. Nhìn từ thực trạng đó sẽ thấy vai trò và tính ứng dụng của môn học Ngữ văn trong cuộc sống là quan trọng đến mức nào.

Bên cạnh đó văn học trong xã hội hiện đại ngày nay là không thể phủ nhận. Văn học đóng vai trò như một hình thức thể hiện của từng tác giả. Một số sách phản ánh xã hội và cho phép ta hiểu hơn về thế giới mà ta đang sống.

Học tốt môn Ngữ văn là điều kiện để học các môn học khác. Trước hết phải biết đọc biết viết. Người ta vẫn thường nói phải học đọc trước rồi sau đó học để đọc là thế. Muốn học tốt các môn học khác trước hết phải đọc hiểu văn bản trong SGK mỗi môn học phải có một cách đọc riêng; nhưng tất cả đều có yêu cầu chung giống nhau là phải hiểu văn bản đó nói gì. Viết một bài về lịch sử, địa lý hay bất kì một môn học nào cũng thế thôi, đều phải vận dụng ngôn ngữ lập luận thuyết minh, giải thích, mô tả, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ đối tượng và thuyết phục người đọc. Cuộc sống lại phát triển liên tục, cách phản ánh và mô tả, thể hiện cuộc sống luôn thay đổi.

Văn học mỗi thời lại đòi hỏi những cách đọc khác nhau. Cùng là Nguyễn Minh Châu nhưng Mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa phải học theo cách khác nhau. Cùng là Huy Cận nhưng ở bài Tràng giang trong tập Lửa thiêng phải đọc khác. Việc học văn rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được giá trị của nó đối với chính bản thân mỗi con người, bởi giá trị của nó nằm sâu bên trong tiềm ẩn và nuôi dưỡng tư tưởng chúng ta hàng ngày.

Chính vì thế, cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa văn học vẫn giữ một vai trờ vô cùng quan trong trong đời sống của con người.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 13.367
0 Bình luận
Sắp xếp theo