(7 mẫu) Phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng lớp 8
Phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông
- 1. Nội dung bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- 2. Dàn ý phân tích bài Thiên Trường vãn vọng
- 3. Phân tích những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- 4. Văn 8 phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng
- 5. Phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng lớp 8
- 6. Phân tích bài Thiên Trường vãn vọng ngắn gọn
- 7. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Thiên trường vãn vọng
- 8. Phân tích Thiên trường vãn vọng lớp 8 hay
- 9. Cảm nhận bài thơ Thiên trường vãn vọng
Thiên trường vãn vọng hay Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà là một trong số các bài thơ hay của nhà vua Trần Nhân Tông mà các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh dàn ý phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng kèm theo một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ bài thơ Thiên Trường vãn vọng cũng như Thiên Trường vãn vọng thuộc thể thơ gì.
1. Nội dung bài thơ Thiên Trường vãn vọng
Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) là một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Trần Nhân Tông. Bài thơ là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Với bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở thông qua hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó, ta thấy được tác giả tuy ở địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn luôn gắn bó với những điều bình dị, dân dã.
2. Dàn ý phân tích bài Thiên Trường vãn vọng
3. Phân tích những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Thiên Trường vãn vọng
Trong nền văn học trung đại của nước nhà, ngoài các đề tài ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì tình yêu thiên nhiên, cảnh vật cũng là đề tài được nhiều thi sĩ lựa chọn. Trong đó có thể kể đến tác phẩm Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.
Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian buổi chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh Đèo Ngang vào một buổi chiều tà:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”
Hay nhân vật cô gái trong câu ca dao:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
Cô gái cũng nhớ gia đình vào thời gian đó. Cảnh chiều tà gợi lên trong tâm hồn thi sĩ nỗi suy tư về kiếp người ngắn ngủi, có khi lại gợi lên nỗi niềm nhớ nước, nhớ quê hương, có khi lại gợi lên sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ với thiên nhiên, cảnh vật.
Lời thơ mở đầu tả cảnh chiều hôm của vua Trần Nhân Tông hiện lên nửa thực, nửa hư:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi tai liệu của nhung tây thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” - nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Bút pháp điểm nhãn, lấy động để tả tĩnh của tác giả được thể hiện một cách ấn tượng về bức tranh đồng quê này:
“Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.”
Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này. Cảm nhận ấy càng rõ khi ta đọc bài thơ Hạnh Thiên Trường hành cung (Ngự chơi hành cung Thiên Trường):
“Cảnh thanh u, vật cũng thanh u
Mười mấy châu tiền ấy một châu
Trăm tiếng đàn chim, đàn nhạc hát,
Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu.
Trăng vô sự chiếu người vô sự
Nước có thu lồng trời có thu
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng,
Độ xưa so với độ này thua”.
Cảnh buổi chiều được nói đến trong bài Hạnh Thiên Trường hành cung là cảnh chiều xuân hay chiều thu? Rất khó xác định. Ta chỉ cảm nhận được đó là một buổi chiều êm đềm, xóm thôn phủ mờ sương khói tà dương. Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ đồng hiện cho ta khẳng định: Trần Nhân Tông viết Thiên Trường vãn vọng sau năm 1288, khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, nước Đại Việt thanh bình, yên vui.
Bài thơ tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên, nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê, và còn chấp chới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế!
4. Văn 8 phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng
Tình yêu quê hương đất nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Tình yêu ấy không chỉ thể hiện ở việc khẳng định chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về những chiến công và niềm hy vọng khát khao về một nền thái bình thịnh trị vĩnh hằng. Mà tình yêu quê hương đất nước còn thể hiện thông qua tình yêu của con người với vẻ đẹp của quê hương, gắn bó với quê hương. Điều ấy đã nhiều lần được bộc lộ trong các tác phẩm thơ ca của các tác giả nổi tiếng trong đó bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của vua Trần Nhân Tông là một ví dụ điển hình.
Trần Nhân Tông (1258-1308), tên thật là Trần Khâm, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua yêu nước, anh hùng, khoan hòa, nhân ái, đã cùng với vua cha tham gia chống lại hai cuộc xâm lược của giặc Mông - Nguyên. Ngoài ra ông còn là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần, năm 1299, Trần Nhân Tông về thiền tu ở chùa Yên Tử, và trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác vào dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định ngày nay). Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Nhan đề "Thiên Trường vãn vọng" cho chúng ta thấy được không gian, thời gian và vị trí quan sát để tác giả thả hồn mình bộc lộ những cảm xúc sâu kín từ trong tâm hồn tác giả. Không chỉ vậy nó còn thể hiện sự gắn bó, thân thuộc, cảm giác yên bình thư thái, và vẻ đẹp bao quát của quê hương tác giả, cho ta thấy một phần nội dung của tác phẩm chính là sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước, niềm vui niềm sung sướng khi nhìn cảnh thanh bình của đất nước.
"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên"
Hai câu câu thơ đầu tiên đã dựng lên một bối cảnh không gian làng quê được bao phủ bởi khói chiều, với mốc thời gian là buổi chiều buông. Trong đó khoảng thời gian buổi chiều là một khoảng thời gian rất đắt giá trong văn học trung đại, cũng như văn học nói chung. Nguyên do bởi nó thường đem đến cho con người những cảm xúc đặc sắc, khơi gợi trong tâm hồn những nỗi xúc động sâu sắc, đặc biệt là với những con người xa quê cha đất tổ lâu ngày. Thường bóng chiều, hay hoàng hôn lịm tắt, mây tím ráng chiều thường đem đến những nỗi buồn man mác trong lòng người, thế nhưng khác với lẽ thường trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, buổi chiều tàn lại đem đến cho người đọc những xúc cảm mới lạ, là sự an yên, bình lặng của cuộc sống nơi làng quê. Kết hợp với bóng chiều chính là làn khói tỏa mờ, bao phủ trước xóm sau thôn, đó có thể là sương khói do thời tiết, nhưng có lẽ trong tác phẩm này khói mà tác giả muốn nhắc đến chính là thứ khói bếp màu xanh bốc lên từ bếp lửa của những ngôi nhà trong thôn xóm. Ấy là ánh lửa nổi lên nấu bữa cơm chiều của mỗi gia đình, đơn sơ giản dị nhưng lại mang lại cảm giác ấm áp, thanh bình, thể hiện đời sống an cư lạc nghiệp của nhân dân, sau một ngày lao động vất vả ta lại về quây quần bên bếp lửa nấu bữa cơm rau. Như vậy có thể thấy rằng cảnh vật trong hai câu thơ đầu hiện lên là một cảnh tĩnh, được bao phủ bởi bóng chiều và khói bếp, đem đến vẻ hư ảo, nửa thực nửa hư, tạo nên cho con người cảm xúc lâng lâng, say đắm lòng người. Từ đó có thể thấy thái độ của tác giả trước dáng vẻ của quê hương chính là sự gắn bó, cảm nhận tinh tế, sâu sắc cùng với dáng vẻ thư thái, tự tại trước không gian rộng lớn, giản dị của quê hương.
"Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền"
Nếu như hai câu thơ đầu cảnh vật hiện lên là cảnh tĩnh, bóng chiều hòa quyện cùng với làn khói hư ảo, thì đến hai câu thơ sau ta thấy tác giả đã chuyển sang miêu tả cảnh vật và con người ở trạng thái động. Với sự xuất hiện của hình ảnh mục đồng dắt trâu về và hình ảnh những con cò trắng từng đôi từng một hạ cánh xuống cánh đồng. Bên cạnh đó còn có âm thanh của tiếng sáo bảy lỗ, kết hợp với gam màu trắng muốt của cánh cò. Từng hình ảnh, âm thanh, màu sắc kể trên đều là những thứ rất đỗi thân thuộc với làng quê, đặc biệt hình ảnh con trâu lại là bằng chứng sống cho sự thanh bình của đất nước, bởi con trâu là đầu cơ nghiệp, mà trong bài thơ người ta có thể tưởng tượng ra dáng vẻ đủng đỉnh của những chú trâu đang thủng thẳng chậm rãi bước về nhà cùng với lũ trẻ mục đồng. Thể hiện vẻ yên bình, đất nước đã sạch bóng quân thù trở về với dáng vẻ an yên, giản dị, đơn sơ và ấm áp. Bên cạnh đó hình ảnh từng đôi cò trắng hạ xuống đồng chính là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, sự sinh sôi nảy nở dòng giống của dân tộc, cũng như cuộc sống gia đình hạnh phúc, vợ chồng sóng đôi cùng gây dựng tương lai cho quê hương cho đất nước. Điều đó thể hiện sự phát triển vững bền của dân tộc xuất phát từ chính những làng quê nhỏ bé, chân chất, bởi gia đình chính là tế bào của xã hội.
Như vậy bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông dẫu chỉ được xây dựng bằng những hình ảnh và từ ngữ dung dị, bình thường của làng quê Việt Nam lúc bấy giờ. Thế nhưng sâu trong đó nó lại thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó, thân thuộc, tấm lòng yêu quê hương đất nước, khát khao cuộc sống hòa bình an yên cho nhân dân và nỗi lòng vui sướng trước viễn cảnh thanh bình, trầm lắng của quê hương với khói bếp, với đàn trâu, cánh cò của tác giả.
5. Phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng lớp 8
Nền văn học Việt Nam trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), cùng với những bài thơ biểu ý như Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, cha ông ta đã sáng tác khá nhiều tác phẩm biểu cảm. “Để biểu cảm, người viết biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình”. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông và Côn sơn ca của Nguyễn Trãi chính là hai văn bản như thế.
Qua bức tranh cảnh vật và con người, hai tác giả đã bộc lộ những tình cảm thật chân thành của mình. Hai bức tranh thiên nhiên, hai hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương, đất nước, niềm lạc quan, yêu đời, rất đáng trân trọng.
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền”.
Nhà văn Ngô Tất Tố dịch là:
“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”.
Tương truyền, sau khi lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại thanh bình, nhân dịp về thăm quê hương ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng sáng tác bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường, thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu hài hòa, nhẹ nhàng, thanh thoát. Đây là bức tranh thôn dã vào lúc chiều tà, đang ngả dần về tối. Hai câu đầu tả cảnh làng xóm mơ màng, yên ả:
“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không”.
Thôn xóm, nhà tranh mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu ra thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm ngay từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng thanh thản khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Cảnh thoáng, nhẹ, khiến tâm hồn con người cũng như lâng lâng. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế? Ngoại cảnh và tâm cảnh hòa hợp rất tự nhiên. Xuống hai câu sau, trong cảnh có chút xao động:
“Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”.
Bức tranh thôn dã có thêm âm thanh, màu sắc và vài ba cử động. Nơi gần, có mấy “mục đồng” lùa trâu về xóm, vừa đi vừa thổi sáo, tiếng sáo vi vu, văng vẳng cất lên. Nơi xa, mấy cánh cò trắng, từng đôi, từng đôi sà xuống đồng như muôn tìm mồi, hay định nghỉ ngơi! Người và vật, thiên nhiên, đồng ruộng, âm thanh và màu sắc..., tất cả đã hòa nhập với nhau vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn. Nhà thơ chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu, rồi chấm phá vài nét như muốn thổi cả tâm hồn mình vào cảnh vật.
Cảnh vốn đẹp, qua hồn người càng đẹp thêm. Cả một miền quê rộng lớn được thu lại trong bốn dòng thơ hàm súc và biểu cảm. Rõ ràng cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hòa với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà sáng tác những vần thơ gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy có địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.
6. Phân tích bài Thiên Trường vãn vọng ngắn gọn
Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn. Trong số đó ta không thể không kể đến tác phẩm "Thiên Trường vãn vọng". Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm ông về thăm quê nhà. Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở Thiên Trường tuy vắng lặng nhưng lại có rất nhiều cảnh vật khiến lòng người xốn xang.
Bài thơ được viết trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường. Bởi vậy cả bài thơ đầy ắp nỗi nhớ, tình yêu quê hương. Lời thơ mở đầu tả cảnh chiều hôm:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền
Nhà thơ lựa chọn hai hình ảnh thơ đó là cánh cò và hình ảnh lũ trẻ đang chăn trâu. Tác giả chọn hai hình ảnh ấy làm hai hình ảnh kết bài thơ chính bởi đây là những hình ảnh đặc trưng nhất tiêu biểu nhất của quê hương mỗi người. Đó là hình ảnh tiếng sáo đang văng vẳng bên tai của những cậu bé chăn trâu khiến nhà thơ cảm thấy xốn xang lạ thường. Dường như ta đang được về quê cùng tác giả để ngửi hơi khói bếp để nghe tiếng sáo du dương để ngắm đàn trâu đang nhai những ngọn cỏ cuối cùng để về nhà. Đó còn là hình ảnh những cánh cò trắng đang chao liệng.
Nói đến quê hương sao có thể không nhắc đến những đàn cò trắng đã đi vào trong tâm hồn người dân thôn quê và cánh cò ấy cũng chao nghiêng trên bao bài thơ, câu thơ thân thương của người dân. Đã là một người con của quê hương ta không thể quên được những hình ảnh thân thương ấy. Có lẽ tác giả không thực nhìn thấy những hình ảnh đó nhưng đối với một người con của quê hương mà nói những hình ảnh đó vốn là những hình ảnh quen thuộc đến nỗi mỗi khi nhắc đến là họ không thể quên được. Qua đó ta thấy tác giả cũng là một người sinh ra trên một mảnh đất quê hương và chịu cảnh chân lấm tay bùn, có thế tác giả mới có thể hiểu cảm nhận và viết lên những ấu thơ về quê hương da diết đến như thế.
Sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất biểu cảm và hội họa tác giả đã vẻ lên bức tranh làng quê trầm lặng mà không quạnh vắng. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống thật đẹp đẽ, hài hòa, nên thơ. Qua bài thơ còn cho thấy tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
7. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Thiên trường vãn vọng
Trong kho tàng văn học thời Lí-Trần, bên cạnh những áng hùng văn lẫm liệt, còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm; trong đó Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông, là một tác phẩm tiêu biểu.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là bức tranh thiên nhiên độc đáo và kì thú.
Thiên nhiên vốn là đề tài chính trong thi ca xưa nay, thiên nhiên đã khơi nguồn cho bao áng thơ dạt dào tuôn chảy. Đặc biệt đối với các thi nhân xưa, thiên nhiên là một mảng trong tâm hồn họ, là nơi để họ gửi trao bao cảm xúc, nỗi niềm. Vì thế, thơ viết về thiên nhiên thường rất tha thiết. Văn chương thời Lí - Trần đã có không ít những câu thơ thiên nhiên đặc sắc, chẳng hạn như:
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua săn trước một nhành mai.
(Thiền sư Mãn Giác)
Ngay Trần Nhân Tông, trong bài Buổi sớm mùa xuân, cũng viết rất hay về thiên nhiên:
Song song đôi bướm trắng
Phất phới cánh hoa bay
Nhưng phải đến Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hồn thơ thiên nhiên của Trần Nhân Tông mới thật sự đằm thắm, mặn nồng. Ta hãy đọc kĩ bài thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đó:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Đây là bức tranh một vùng quê thôn dã. Nó cũng bình thường như bao vùng quê khác, nhưng trong con mắt của thi nhân, cảnh vật bỗng xiết bao thân thương, trìu mến.
Cái nền không gian và thời gian của bức tranh là thôn xóm lúc trời chiều sắp tắt. Khói sương mờ ảo đang bao phủ dần lên thôn xóm. Trong làn khói sương mờ mờ, lãng đãng, bóng chiều trở nên hư ảo chập chờn. Chẳng biết, đây có phải là tiết thu đông không mà trời chiều lại man mác, gợi nhiều cảm xúc đến như vậy. Phải chăng chỉ có những tâm hồn thi nhân tinh tế mới cảm nhận được cái thời khắc giao chuyển giữa ngày và đêm? Sáu trăm năm sau, nữ sĩ Thanh Quan cũng có cảm nhận ấy:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.
Bóng chiều bảng lảng, tưởng như chỉ gợi buồn trong lòng người, nhưng thật bất ngờ:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Cảnh vùng quê yên bình và thơ mộng biết bao. Trong bóng chiều chập chờn, hư ảo, mấy đứa trẻ thong dong cưỡi trâu đi dọc theo những con đường làng, tiếng sáo cất lên trầm bổng, ngọt ngào, quyến rũ, mấy cánh cò trắng chao liệng rồi hạ xuống cánh đồng. Tâm hồn thi nhân phơi phới niềm vui.
Chỉ một vài nét chấm phá tài hoa đã làm nên một kiệt tác. Bức tranh cảnh vật vốn đã đẹp bởi bóng chiều man mác, mờ ảo, bởi những cánh cò trắng, có thêm hình ảnh con người, càng trở nên ấm áp tình người. Một bức tranh thật đẹp, thật có hồn, đậm đà phong vị quê hương đất nước. Dường như thi nhân đã thả hồn mình vào trong cảnh để cảnh thấm đẫm tình. Không có một tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, không có sự gắn bó máu thịt với làng quê, thì không thể viết được những câu thơ như thế.
Cảnh ấy, tình ấy, gợi cho ta liên tưởng đến những câu Chinh phụ ngâm nổi tiếng:
Trông bến nam bãi che mặt nước
Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh,
Nhà thôn mấy xóm chông chênh
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.
Có lẽ, đây là sự gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sĩ thanh cao, nhân hậu, gắn bó sâu nặng với cuộc đời.
8. Phân tích Thiên trường vãn vọng lớp 8 hay
Trong lịch sử nước ta, vị vua Trần Nhân Tông là một nhân vật lịch sử thật đặc biệt: ông là một vị vua yêu nước, có phẩm chất anh hùng, từng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân giặc xâm lược Mông - Nguyên, làm nên một hào khí Đông A ngút trời, khiến cho dân tộc mãi tự hào cho đến hôm nay; ông còn là một con người có tấm lòng yêu thương con người và yêu cái đẹp, có một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế thể hiện trong các tác phẩm thơ đặc sắc. Bài thơ "Thiên Trường Vãn Vọng" là một bài tứ tuyệt được ông sáng tác khi về thăm quê ở phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định). Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ gợi những xúc cảm thật nhẹ nhàng mà thấm thía:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Có lẽ, mỗi khi bóng chiều phủ xuống, ở nơi nào chốn đồng quê Việt Nam cũng mang một nét đẹp yên ả. Và ở phủ Thiên Trường cũng vậy, sương chiều hay khói bếp nhà ai bắt đầu vương vấn trên cành cây ngọn cỏ, khiến cho nhà thơ để cái nhìn hết trước xóm, lại sau thôn rồi nhận xét:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Câu thơ như gợi ra cảnh làng mạc thanh bình: những ngôi nhà, và những khu vườn trầm mặc trong sương khói. Một không gian rộng lớn mà yên ả, mà ở đó, ta thấy một niềm vui đời thường của cuộc sống nông thôn chỉ có được trong một thời đại thái bình thịnh trị, dưới quyền một vị minh quân. Có lẽ tâm trạng của nhà vua khi ngắm cảnh phủ Thiên Trường cũng đang dâng trào một niềm vui nhẹ nhàng mà to lớn trước cảnh tượng yên lành này. Nhà thơ hạ bút viết tiếp:
Bóng chiều man mác có dường không
Câu sau bổ trợ ý cho câu trước, trong làn "khói lồng" cảnh xóm thôn, bóng chiều buông phủ cũng huyền ảo quá, khi có khi không, khiến cho hồn người phải bồi hồi, man mác. Tả sương khói, bóng chiều vốn là thi liệu quen thuộc trong thơ cổ. Nhà thơ Thôi Hiệu, đời Đường cũng từng tả cảnh chiều trong bài "Hoàng Hạc lâu" như sau:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu"
Nhưng ý thơ của Thôi Hiệu thì buồn quá, có lẽ vì ông đang phải xa quê, còn ý thơ của tác giả Trần Nhân Tông thì ẩn chứa niềm vui, bởi nhà thơ cảm nhận được sự sống yên bình của thiên nhiên và con người đang hòa quyện trong một không gian ấm cúng, thời gian giàu xúc cảm, trong ánh sáng dịu dàng của chiều tà và những màu sắc nhẹ của "tử yên".
Vẻ đẹp thiên nhiên và phong cảnh phủ Thiên Trường lại được miêu tả thêm đẹp trong hai câu thơ cuối:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Cái đẹp cảnh chiều bây giờ được cảm nhận qua âm thanh "sáo vẳng" của mấy em bé mục đồng đang lùa đàn trâu về chuồng trước khi trời tối. Câu thơ khiến ta hình dung tiếng sáo ấy cứ từ xa đi đến ngày một gần hơn, du dương, vút cao niềm vui của tuổi nhỏ ngây thơ trong sáng. Đàn trâu cặm cụi đi trên cánh đồng trong ánh chiều bảng lảng thật là một chi tiết đẹp đẽ và yên bình. Cuộc sống nhân dân ấm no, vui tươi, nên cảnh chiều càng khiến người vui mừng khôn xiết.
Và với nét vẽ cuối trong bài thơ tứ tuyệt súc tích, thi sĩ hạ xuống một hình ảnh thân thuộc là "cò trắng từng đôi liệng xuống đồng". Đây quả là câu thơ giàu chất hội họa, khi giữa nền xanh của cánh đồng lúa bỗng nổi bật lên màu trắng đẹp của mấy con cò siêng năng kiếm ăn nơi đồng ruộng. Nó khiến người đọc dễ nghĩ đến một cảnh tượng đẹp trong ca dao: "Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng". Và trong vị trí là một người đứng đầu tối cao của đất nước, nhà vua vẫn cảm động trước một âm thanh tiếng sáo, vài cánh cò trên đồng lúa xanh, thì chắc hẳn đó phải là một vị vua yêu nước, thương dân, có lối sống giản dị, và có một tâm hồn yêu thiên nhiên, lai láng tình người, tình đời.
Như vậy, bài thơ tứ tuyệt "Thiên Trường vãn vọng" đã góp vào khu vườn thi ca Việt Nam một bức tranh phong cảnh đẹp, với hình ảnh thân thuộc, bình dị, với sắc màu tao nhã, và âm thanh trong trẻo dịu êm. Từ đó, tác giả Trần Nhân Tông giúp cho chúng ta, những con người của thế hệ sau, có thể hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và đời sống thanh bình no ấm của thời đại bấy giờ.
9. Cảm nhận bài thơ Thiên trường vãn vọng
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Thiên Trường vãn vọng" của Trần Nhân Tông.
Hai câu thơ đầu tiên tả thời điểm và vị trí khi mà tác giả có mặt:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Đọc câu thơ ta thấy xuất hiện thời gian đó là thời điểm cảnh hoàng hôn. Chọn thời điểm như vậy dường như cũng là một dụng ý của tác giả bởi cảnh vật khi đã hoàng hôn trên thôn quê thì vô cùng vắng lặng hiếm có hình ảnh con người nhưng khi ấy cảnh vật lại đang chuyển giao màu sắc nên cảnh vật sẽ vô cùng phong phú khiến cho thi nhân ngỡ ngàng. Địa điểm mà tác giả nói đến ở đây chính là trước xóm nhưng lại sau thôn và cảnh tượng ấy như đang chìm dần vào làn khói mờ giăng mắc khiến cho tầm mắt thi nhân khó quan sát hơn. Đó là làn khói từ trong bếp của các ngôi nhà đang chuẩn bị cơm tối. Hình ảnh này gợi cho chúng ta cảm giác về tình cảm ấm cúng của gia đình, đó là một hình ảnh quen thuộc mà quê hương ai cũng có để rồi đi xa ai cũng nhớ cái hương vị của bếp củi đó. Cụm từ “bán vô bán hữu” nửa như có lại nửa như không có khiến cho chúng ta thấy được khung cảnh ấy vừa thực lại vừa ảo không rõ thực hư.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền
Âm thanh tiếng sáo làm cho bức tranh trở nên đầy sức sống. Chiều về , ngoài đồng, những con trâu theo tiếng sáo của trẻ con mà về, khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ. Màu trắng của từng đôi cò liệng xuống đồng cũng làm không gian bớt phần quạnh hiu. Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh khôi của những cánh cò; thính giác – âm thanh tiếng sao du dương, trầm bổng của những đứa trẻ đi chăn trâu. Nếu như ở hai dòng thơ đầu, cảnh vật tịch mịch, tĩnh lặng không xuất hiện bất cứ chuyển động nào thì đến hai câu thơ cuối khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Cho đến nay bài thơ đã vượt qua rất nhiều những bài thơ viết về quê hương và trở thành bài thơ gây được nhiều ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Tác phẩm đã gợi được cái hồn cái cốt cũng như con người của làng quê Việt Nam. Bài thơ sâu sắc nhưng lại vô cùng giản dị thể hiện khí chất của bậc hiền tài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
Củng cố mở rộng trang 34 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1
Phân tích bài thơ Ta đi tới
Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
(Mới cập nhật) Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8
Trình bày bài giới thiệu ngắn về 1 cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8
Thực hành tiếng Việt từ tượng hình và từ tượng thanh lớp 8
Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
- Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản
- Xuất thân của Trần Quốc Toản
- Phân tích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
- Thực hành tiếng Việt trang 16
- Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tóm tắt bài Quang trung đại phá quân Thanh ngắn gọn dễ nhớ
- Liệt kê những nhân vật và sự kiện trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể chia thành mấy phần?
- Viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc
- Thực hành tiếng Việt Từ ngữ địa phương
- Soạn bài Ta đi tới
- Ta đi giữa ban ngày đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ta đi tới
- Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ Ta đi tới
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
- Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Hồ Gươm lớp 8
- Phân tích bài viết tham khảo Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du trang 29
- Trình bày bài giới thiệu ngắn về 1 cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 34
- Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35
- Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển
- Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
- Nêu chủ đề của bài thơ Thu điếu
- Chỉ ra đặc điểm thi luật trong bài Thu điếu
- Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
- Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu điếu
- Thực hành tiếng Việt từ tượng hình và từ tượng thanh lớp 8
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 45 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Hãy xác định thể thơ bài Thiên Trường vãn vọng
- Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng gợi cho em cảm xúc gì?
- Phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
- Đêm ca Huế có gì đặc về thời gian, không gian?
- Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế trang 48
- Đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?
- Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu?
- Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8
- Phân tích bài thơ Nguyên tiêu lớp 8 siêu hay
- Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang ngắn gọn nhất (không chép mạng)
- Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến
- Phân tích bài Chiều hôm nhớ nhà
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
- Củng cố và mở rộng trang 55 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 56
- Bài 3: Lời sông núi
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
- Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn
- Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
- Xác định bố cục bài Hịch tướng sĩ lớp 8 KNTT
- Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8
- Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
- Thực hành tiếng Việt 8: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
- Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
- Phân tích Nam quốc sơn hà lớp 8
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Phân tích bài viết tham khảo Hiểu biết về lịch sử
- Nghị luận giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em
- Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trức)
- Nghị luận Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện lớp 8 (chuẩn)
- Nói và nghe trang 75 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vấn đề Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông lớp 8 KNTT
- Thảo luận về vấn đề Học sinh cần quan tâm những vấn đề của đất nước
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 77 lớp 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chiếu dời đô trang 78
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Văn 8 Kết nối tri thức
- Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ
- Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
- Phân tích lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Bố cục bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu gồm mấy phần?
- Đoạn văn phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Thực hành tiếng Việt 8 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 siêu ngắn
- Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8
- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân
- Thực hành tiếng Việt 8 - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Phân tích bài thơ Tự trào
- Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ
- Phân tích bài thơ Hội tây
- Phân tích bài thơ Sông lấp
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Năm mới chúc nhau
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ông phỗng đá (chuẩn)
- Ông phỗng đá đọc hiểu
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
- Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
- Soạn bài Vịnh cây vông siêu ngắn
- Phân tích bài thơ Vịnh cây vông
- Bài 5: Những câu chuyện hài
- Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8
- Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 107 Kết nối
- Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ngắn gọn
- Trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười trên
- Soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8
- Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi
- Nghị luận về một vấn đề đời sống thói ích kỉ lớp 8 KNTT
- Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân lớp 8
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 120 Kết nối tri thức tập 1
- Suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu
- Thực hành đọc Giá không có ruồi
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức (chuẩn)
- Phiếu học tập số 2 lớp 8 Kết nối tri thức trang 127
- Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh lớp 8
- Lập dàn ý và viết phần mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị
- Phiếu học tập số 1 lớp 8 Kết nối tri thức trang 125
- Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước?
- Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà
- Bài 6: Chân dung cuộc sống
- Soạn bài Mắt sói lớp 8
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu
- Tóm tắt văn bản Mắt sói
- Kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức Trợ từ
- Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc ấn tượng trong văn bản Mắt sói
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối
- Phân tích Lặng lẽ Sa Pa hay nhất (7 mẫu)
- Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
- 15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
- Thực hành tiếng Việt 8 Kết nối tri thức thán từ
- Soạn bài Bếp lửa lớp 8 ngắn gọn
- Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào nói về ai và về điều gì?
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 trang 26
- Phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng lớp 8
- Phân tích tác phẩm Mắt sói lớp 8
- Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
- Phân tích truyện ngắn bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều
- Nói và nghe Giới thiệu về một cuốn sách truyện trang 31
- Củng cố mở rộng trang 32 ngữ văn 8 tập 2 KNTT
- Thực hành đọc Chiếc lá cuối cùng
- Bài 7: Tin yêu và ước vọng
- Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
- Trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40
- Soạn bài Lá đỏ lớp 8 ngắn gọn dễ hiểu
- Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
- Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2
- Soạn Tập làm một bài thơ tự do lớp 8
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 51
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 56 lớp 8 tập 2
- Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 KNTT
- Bài 8: Nhà văn và trang viết
- Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ngắn nhất
- Cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
- Soạn Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 tập 2
- Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”?
- Luận điểm chính của văn bản Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
- Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
- Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu ngắn
- An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen?
- Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết nào?
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
- Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật
- Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
- Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 82 tập 2
- Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học
- Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
- Bài 9: Hôm nay và ngày mai
- (Chuẩn) Soạn Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Nêu những thu nhận bổ ích qua văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long
- Tác giả Viết văn bản lũ ở miền châu thổ Cửu Long nhằm mục đích gì?
- Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói
- Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
- Đoạn văn hưởng ứng với thông điệp được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
- Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta lớp 8
- Soạn bài Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT Câu phủ định và câu khẳng định
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 KNTT
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt
- Thuyết minh về hiện tượng biến đổi khí hậu
- (Cực hay) Thuyết minh về hiện tượng động đất lớp 8
- (Không chép mạng) Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên
- (Chuẩn) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng thiên văn thường gặp lớp 8 KNTT
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng địa chất, thủy văn lớp 8 KNTT
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8 Kết nối
- Viết văn bản kiến nghị về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường
- (Chuẩn) Viết văn bản kiến nghị về vấn đề chấn chỉnh hoạt động của thư viện trường
- Viết văn bản kiến nghị về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học
- Thảo luận về một vấn đề đời sống tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân
- Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 111 tập 2
- Đoạn văn giới thiệu một bộ phim có nội dung về những vấn đề bức thiết của môi trường sống trên Trái Đất
- Viết đoạn văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp
- Bài 10: Sách – người bạn đồng hành
- (Chuẩn) Soạn bài Đọc như một hành trình lớp 8
- Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến chủ đề hoặc thể loại trong bài học của Ngữ văn 8
- Soạn bài Đọc như một cuộc thám hiểm lớp 8
- Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ lớp 8
- Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích lớp 8
- Nói và nghe Ngày hội với sách lớp 8
- Phiếu học tập số 1 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Phiếu học tập số 2 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người
- Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 trang 74
(3 mẫu) Suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người
(Chuẩn kiến thức) Thực hành tiếng Việt 8 trang 105 tập 2
(Cực hay) Tổng hợp tri thức Ngữ văn 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo
Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ lớp 8 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tiếng Việt trang 115 văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo