Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66

Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập là nội dung bài học trang 66 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em học sinh sẽ nắm được cách nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán cũng như biết vận dụng để tiếp nhận và tạo lập văn bản. Sau đây là gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 66 KNTT. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn Văn 8 Kết nối tri thức tập 2 Thành phần biệt lập

Tri thức

Thành phần biệt lập là gì?

- Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu (chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) và cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của cầu. Thành phần biệt lập gồm: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần chêm xen (phụ chú).

Thành phần tình thái là gì?

- Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu. Ví dụ:

+ Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. (Trin-ghi-do Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

-> Chắc chắn là thành phần tình thái, thể hiện sự đánh giá về tính chính xác của thông tin được nói tới trong câu.

Câu 1 trang 66 SGK văn 8 tập 2 KNTT

Trường hợp

Thành phần tình thái

Ý nghĩa của thành phần tinh thái

Câu a

chắc hẳn

chắc hẳn là thành phần tình thải thể hiện sự phỏng đoán tương đối chính xác về nhận định: câu thơ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt không phải là bầu trời trong một đêm trăng mà là trong một buổi chiều.

Câu b

hình như, có thể

hình như, có thể là thành phần tình thái thể hiện sự phỏng đoán không chắc chắn của "tôi" đối với đối tượng mà mình nhớ đến.

Câu c

có lẽ

có lẽ là thành phần tình thái thể hiện sự đánh giá không chắc chắn về trạng thái của đối tượng (cụ thể ở đây là con cá).

Câu 2 trang 66 SGK văn 8 tập 2 KNTT

- Các từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới

+ Nhóm từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá thể hiện mức độ tin cậy cao bao gồm: chắc chắn, nhất định, đích thị, ắt hẳn,...

+ Nhóm từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá thể hiện mức độ tin cậy thấp bao gồm: hắn là, hấu như, dường như, có vẻ...

- Ví dụ:

+ Có vẻ như cậu bé đang rất buồn.

+ Chắc chắn chiều nay sẽ mưa đấy.

+ Tôi nhất định sẽ được học sinh giỏi năm học này.

+ Dường như cô ấy đã khóc rất nhiều.

Câu 3 trang 66 SGK văn 8 tập 2 KNTT

Trường hợp

Thành phần cảm thán

Ý nghĩa của thành phần cảm thán

Câu a

trời ơi

trời ơi là thành phần cảm thán thể hiện sự xúc động mãnh liệt của người nó người viết.

Câu b

ứ hự

ứ hự là thành phần cảm thán thể hiện sự không bằng lòng, không thuận ý cá người nói/ người viết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.434
0 Bình luận
Sắp xếp theo