Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh lớp 8 trang 17
Soạn văn 8 Kết nối tri thức tập 1 trang 17 - 24
Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh - Quang Trung đại phá quân Thanh là một trích đoạn nằm trong Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái. Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh hiện đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1 của bộ sách Kết nối tri thức. Sau đây là gợi ý soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh lớp 8 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.
Tóm tắt văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh thuộc Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
- Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ - bộ.
- Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc.
- Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn.
- Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định: “Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh“. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên. .
- Rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân bí mật bao vây đồn Hạ Hồi và dùng mưu để quân Thanh đầu hàng ngay, hạ đồn dễ dàng.
- Rạng sáng ngày mùng 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, dùng ống phun khói lửa ra nhằm làm ta rối loạn, nhưng gió lại đổi chiều thành ra chúng tự hại mình. Cuối cùng, quân Thanh phải chịu đầu hàng, thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
- Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc tìm về phía đê Yên Duyên gặp phục binh của ta, trốn theo đường Vịnh Kiều lại bị quân voi ở Đại áng dồn xuống đầm Mực giày xáo, chết hàng vạn tên. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác người ngựa chết làm tắc cả khúc sông Nhị Hà. Mùng 4 Tết nghe tin quân Tây Sơn tấn công, Tôn Sỹ Nghị và Lê Chiêu Thống đã vội vã bỏ lên biên giới phía bắc. Khi gặp lại nhau, Nghị có vẻ xấu hổ nhưng vẫn huyênh hoang. Cả hai thu nhặt tàn quân, kéo về đất Bắc.
Soạn Quang Trung đại phá quân Thanh ngắn gọn
1. Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn ông là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên thế kỷ XIII.
2. Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
2. Đọc hiểu văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
1. Thời điểm diễn ra các sự kiện và thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương
- Thời điểm diễn ra sự kiện: Quân Thanh đến Thăng Long.
- Thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương: giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
2. Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân
- Những công việc Quang Trung đã tiến hành:
+ Cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cồn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung.
+ Lễ xong, hạ lệnh xuất quân.
- Thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân: 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)
3. Nội dung lời dụ quân lính của vua Quang Trung
– Khẳng định chủ quyền đất nước của dân tộc, lên án, tố cáo hành động xâm lược vô nghĩa của quân Thanh.
– Nhắc lại truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống giặc.
– Đề ra kỉ luật nghiêm minh.
4. Lời của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh
- Lời của Quang Trung nói với Sở và Lân . Nói trong hoàn cảnh Quang Trung cùng quân lính đóng quân đến Thăng Long dẹp giặc, trong lúc đi có ghé qua núi Tam Điệp - nơi của Sở, Lân: “Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái … sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy…”
5. Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy?
- Theo em, kết quả trận đánh là nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung sẽ đại phá được quân Thanh.
- Dựa vào phương hướng hành động và lời nói của Quang Trung với binh lính để dự đoán như vậy.
6. Em có đoán đúng kết quả trận đánh không?
Kết quả: Quân Thanh đại bại
Em có dự đoán đúng kết quả trận đánh
7. Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị
- Tôn Sĩ Nghị ở thành Thăng Long, tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả, chỉ chăm chú vào yến tiệc vui mừng.
- Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao.
8. Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành
- Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.
- Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.
- Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.
- Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.
Trả lời câu hỏi trang 23, 24 SGK văn 8 KNTT tập 1
Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Trả lời
Đoạn trích có thể chia ra làm 3 phần:
+ Phần 1: (Từ đầu ⇒ năm Mậu Thân)
⇒ Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp loạn.
+ Phần 2: (Tiếp theo ⇒ vào thành)
⇒ Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
+ Phần 3: (còn lại) → Hình ảnh thảm bại của bọn xâm lược và bọn tay sai bán nước.
Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.
Trả lời
- Nhân vật được đề cập: Quang Trung, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị,...
- Sự kiện lịch sử: ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc tiêu diệt quân Thanh; đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu; đêm mùng 3 Tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi; đêm mùng 5 Tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi; quân Thanh thất bại thảm hại, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống tháo chạy;...
Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?
Trả lời
Khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta, Bắc Bình Vương giận lắm, cho họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc dẹp giặc; trưng cầu ý kiến của người hiền tài; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, yên ủi quân lính, vạch ra kế hoạch đánh giặc;... Các chi tiết đó cho thấy Quang Trung là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành động mạnh mẽ, dứt khoát, tự tin; điều binh khiển tướng tài tình, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng;...
Câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của các tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này.
Trả lời
- Ở phần 1, vua Quang Trung hiện lên là một người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, sáng suốt, nhạy bén (ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, ông đã lên ngôi hoàng đế để trở nên chính danh khi tập hợp lực lượng; sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch, ta…)
- Ở phần 2, Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc; có tài cầm quân, tiên đoán chính xác, dùng binh biến hóa, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh…
=> Nhận xét cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này: không giấu nổi giọng điệu ngợi ca khi nói về trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung. Yêu nước, tự hào dân tộc - đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của các tấc giả khi xây dựng nhân vật người anh hùng kiệt xuất này. Dù Ngô gia văn pahis là những cựu thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng là những trí thức có lương tâm, họ đã nhìn lịch sử bằng cái nhìn khách quan, trung thực. Vì thế, qua ngòi bút của các tác giả, ông vua nhà Lê trở nên hết sức hèn hạ, nhu nhược, ngược lại, hoàng đế Quang Trung hiện ra với những phẩm chất của một anh hùng dân tộc.
Câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.
Trả lời
- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết: Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài; gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc; đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi; cùng ăn với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới; cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt…
=> Phân tích: Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng “cõng rắn cắn gà nhà”, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung. Lê Chiêu Thống không xứng đáng với vị thế của bậc quân vương. Kết cục ông phải trả giá là chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: “chạy bán sống, bán chết”, nhịn đói để trốn, ông cùng kẻ cầu cạnh chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”. Bằng một giọng văn chậm rãi tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của một bậc đế vương nhu nhược trong lịch sử nước nhà.
Câu 6 trang 23 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.
Trả lời
- Hình ảnh vua Quang Trung oai phong, mạnh mẽ; giàu tinh thần tự tôn dân tộc, xông pha trận mạc làm nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến, quyết thắng. Ngược lại, Lê Chiêu Thống hiện ra là kẻ hèn nhát, vì sự sống của bản thân mà sẵn sàng bán nước. Hình ảnh đội quân Tây Sơn dũng mãnh, trên dưới một lòng, chiến đấu xẩ thân vì nghiệp lớn, sức mạnh vô địch, chiến thắng vang dội, đối lập với quân Thanh thất bại nhục nhã, giẫm đạp lên nhau chạy trốn…
- Sự đối lập đó đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhấn mạnh, tô đậm, làm nổi bật chủ đề đoạn trích. => Qua đó ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời phê phán, tố cáo những kẻ cướp nước và bán nước.
Câu 7 trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.
Trả lời
- Bối cảnh: tái hiện những sự kiện, nhân vật có thật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể: chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789), Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh => Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt
- Nhân vật: khá phong phú, tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, các vị tướng cầm quân – những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc, trong đó, Quang Trung, Lê Chiêu Thống là những nhân vật tiêu biểu
- Cốt truyện: được xây dựng trên cơ sở các sự kiện từng xảy ra; tuy nhiên, các tác giả đã tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo dụng ý nghệ thuật của mình nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng.
- Ngôn ngữ: được miêu tả khá thành công, phù hợp với đặc điểm của thời đại, vị thế xã hội và tính cách của từng nhân vật
Viết kết nối với đọc trang 24 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giải sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì I Địa lý 8 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Top 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 tập 1 Kết nối tri thức
Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng Kết nối tri thức
Phân tích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô
Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
Phân tích bài thơ Hội tây
Soạn văn 8 bài Ôn tập trang 76 tập 1 Chân trời sáng tạo
Suy nghĩ về Bác Hồ từng nói nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội
Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Văn 8 Kết nối tri thức