Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 trang 64 Kết nối tri thức tập 1. Trong nội dung bài Thực hành tiếng Việt trang 64, 65 sách giáo khoa văn 8 Kết nối tri thức tập 1, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về cách viết đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp, mời các em cùng tham khảo.

Soạn Thực hành tiếng Việt 8 Kết nối tri thức tập 1 trang 64

Câu 1 trang 64 SGK văn 8 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

Trả lời

a. Câu chủ đề: Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

- Kiểu đoạn văn: quy nạp.

- Tác dụng: Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn, mang ý nghĩa nhận xét, đánh giá chung, liệt kê những nhân vật lịch sử có tấm lòng trung quân ái quốc.

b. Câu chủ đề: Đồng phục không chỉ đẹp mà còn giúp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường.

- Kiểu đoạn văn: diễn dịch

- Tác dụng: Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn, mang ý nghĩa khái quát nội dung chính, làm nổi bật câu chủ đề

Câu 2 trang 64 SGK văn 8 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy sắp xếp các câu sau đây thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào, em sắp xếp như vậy.

Trả lời

- Đoạn văn diễn dịch: (3) – (1) – (2) – (4)

- Đoạn văn quy nạp: (1) – (2) – (4) – (3)

Cơ sở để sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy.

Câu 3 trang 65 SGK văn 8 tập 1 Kết nối tri thức

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất” (I-li-a Ê-ren-bua). Hãy xem đây là câu chủ đề, từ đó, viết hai đoạn văn, một đoạn văn đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch) và đoạn văn đặt câu chủ dề ở cuối đoạn (quy nạp).

Trả lời

Đoạn văn diễn dịch

Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Lòng yêu nước có thể là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa… Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đoạn văn quy nạp

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Như vậy, ta có thể hiểu lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 14.483
0 Bình luận
Sắp xếp theo