Soạn văn Lá đỏ lớp 8 ngắn nhất

Soạn bài Lá đỏ sách giáo khoa lớp 8 tập 2 - Lá đỏ là một bài thơ được viết theo thể thơ tự do của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ là khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió... Sau đây là gợi ý soạn bài Lá đỏ lớp 8 Kết nối tri thức hay và ngắn gọn sẽ giúp các em nắm được cách trả lời các câu hỏi bài Lá đỏ lớp 8.

Soạn Văn 8 Lá đỏ tác giả tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Đình Thi (1924–2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở LuangPrabang (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó đến nay, ông được đặt tên cho 1 con phố ở Hà Nội.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn.

- Thể thơ: Tự do

- PTBĐ chính: Biểu cảm

Soạn Văn 8 Kết nối tri thức bài Lá đỏ

Trước khi đọc bài Lá đỏ

Câu 1. Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử.

Câu 2. Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.

Bài hát mang khí thế hiên ngang, lẫm liệt, và niềm tin chắc thắng của đoàn quân Nam tiến: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!

Đọc văn Lá đỏ

1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.

- Số tiếng trong một dòng: linh hoạt (có dòng 6 tiếng, có dòng 7 tiếng)

- Số dòng trong một khổ: không giới hạn

- Vần thơ: hai khổ đầu gieo vần chân (gió - đỏ, hương - trường), hai khổ cuối không gieo vần

- Nhịp thơ: không tuân theo quy tắc nhất định, dòng 2/2/2, dòng 4/3, dòng 3/4

2. Cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn

Cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn: Em đứng bên đường như quê hương– Vai áo bạc quàng súng trường” là một hình ảnh đẹp và ấm áp. Giữa con đường hành quân gian khổ, hình ảnh cô gái thanh niên xung phong đứng bên đường với hình ảnh giản dị, vai áo quàng súng đã xóa tan nhưng sự vất vả vừa trải qua, mang lại cảm xúc thân thương, bình dị như quê hương.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Sài Gòn

Sự tưởng tượng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

Soạn bài Lá đỏ lớp 8 trang 42

Câu 1 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Xác định những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.

Trả lời

Đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài Lá đỏ:

- Số chữ trong mỗi câu không hạn định

- Số câu không hạn định, cũng không chia ra thành khổ 4 câu như cũ

- Không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần.

Câu 2 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.

Trả lời

Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Người bộc lộ cảm xúc là tác giả và đó là cuộc gặp gỡ giữa tác giả với nhân vật em gái tiền phương.

Câu 3 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh?

Trả lời

- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi người chiến sĩ trên đường hành quân, anh gặp cô gái bên đường của khu rừng lá đỏ.

- Không gian đó giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ đầy gian khó hiểm nguy, con đường trùng điệp những trắc trở, màu lá đỏ như gợi nhắc về sự mất mát và hi sinh của những người lính đã ngã xuống nơi đây.

Câu 4 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận?

Trả lời

- Trong bài thơ, đoàn quân trên đường ra tiền tuyến phải đối mặt với nhiều hiểm nguy gian khổ nhưng đôi chân của họ vẫn vững bước về phía trước đầy hiên ngang. Mặc dù không biết rõ sống chết nhưng ai ai cũng lạc quan yêu đời, không chút buồn lo sợ hãi trước thực tại.

- Những câu thơ khác miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Câu 5 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.

Trả lời

Các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ hiện lên hài hòa và trong trẻo, mang chứa những nét giản dị, tự nhiên. Những chi tiết ấy hòa hợp với đất trời nhưng lại đối lập với khu rừng lá đỏ được nhắc đến.

Câu 6 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó có liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ?

Trả lời

Mạch cảm xúc của bài thơ vừa bi tráng, hào hùng, mang theo niềm tin vào ngày mai chiến thắng, ngày mai hòa bình, độc lập và tự do.

Câu 7 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?

Trả lời

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là ngợi ca tinh thần yêu nước, những đóng góp lớn lao của những người anh hùng chưa biết tên để tạo nên sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Câu 8 trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời

Em tán thành với ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Vì bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh những con người bất khuất kiên cường, luôn lạc quan và đặt trọn niềm tin ở tương lai tươi sáng

Viết kết nối với đọc bài Lá đỏ

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.

- Hình ảnh “người em gái tiền phương” hiện lên vừa thân thương, dịu dàng, gần gũi, giản dị; vừa kiên cường, dũng cảm, vững vàng khi làm nhiệm vụ; trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước.

- Hình ảnh người em gái tiền phương biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc, cho khát vọng độc lập, hoà bình của toàn dân.

Viết kết nối với đọc bài Lá đỏ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.339
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm