Ông phỗng đá đọc hiểu

Ông phỗng đá là một bài thơ của tác giả Nguyễn Khuyến. Bài thơ được sáng tác vào khoảng năm 1891-1893 khi cụ Tam nguyên Yên Đổ được Quan Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải "mời" đến dinh riêng của Quan để ngồi dạy học. Bài thơ trào phúng trình bày một hình ảnh sâu sắc về một người có lòng trung hiếu và lòng yêu nước cao cả. Sau đây là một số đề đọc hiểu bài thơ Ông phỗng đá có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đọc hiểu Ông phỗng đá đề 1

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2: Hình ảnh non nước đầy vơi hàm chứa ý nghĩa gì?

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi tu từ trong thơ?

Câu 4. Theo anh/chị, bài thơ gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Ông Phỗng đá

Câu 2: Hình ảnh non nước đầy vơi hàm chứa ý nghĩa: xã hội phong kiến đang có sự biến động, thực dân Pháp xâm lược, triều đình bạc nhược, các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt.

Câu 3: Sử dụng các câu hỏi tu từ nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm trước sự thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm của đám quan lại, triều đình phong kiến trước sự suy vong của đất nước.

Câu 4: Thông điệp bài thơ gửi tới: Phản ánh thực trạng đau thương của đất nước và đánh thức tinh thần trách nhiệm của quan lại, triều đình phong kiến để giữ gìn, bảo vệ đất nước.

2. Đọc hiểu Ông phỗng đá đề 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ÔNG PHỖNG ĐÁ

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Mà trơ như đá vững như đồng!

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1187)

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2. Hai thành ngữ trơ như đá, vững như đông được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?

Các thành ngữ trơ như đá, vững như đồng có tính hình tượng cao, thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ của tác giả về tính chất không thay đổi của nhân vật.

Câu 3. Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?

Em chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật của hai câu hỏi trong bài thơ. Tác giả sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn vì muốn:

– Thể hiện sự hoài nghi về giá trị sự tồn tại của nhân vật.

– Đặt câu hỏi nhưng không hẳn để hỏi, mà nhằm mục đích khác (cảm thán, chê trách, chế giễu nhân vật).

Câu 4. Tác giả dùng hình tượng ông phỗng đá nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?

Hình tượng ông phỗng đá là một ẩn dụ, có thể tượng trưng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đối tượng mà bài thơ muốn châm biếm, đả kích là những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước (“non nước đầy vơi”).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 7.102
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm