(Cực hay) Phân tích bài thơ Sông lấp
Phân tích bài Sông lấp
Sông Lấp là một bài thơ được nhiều độc giả yêu mến của nhà thơ Trần Tú Xương. Với câu từ giản dị, bài thơ đã thể hiện tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời một cách chua chát cũng như tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc của tác giả. Sau đây là một số bài văn mẫu phân tích tác phẩm Sông lấp, cảm nghĩ về bài thơ Sông lấp hay và ngắn gọn giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài thơ Sông lấp.
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sông lấp
Sông lấp là một bài thơ hay của nhà thơ Tú Xương khi ông viết về dòng sông Vị Hoàng (Nam Định). Khi nhìn dòng sông quê hương đã bị đã bị phù sa bồi đắp thành đồng. Nơi xưa kia là dòng sông nay đã thành nơi trồng trọt và làm nhà cửa.
Từ sự biến đổi của dòng sông nhà nhơ đã liên tưởng đến sự thay đổi của thời thế. Sống trong thời buổi xã hội rối ren mục nát, Nho học suy tàn, đất nước rơi vào tay kẻ thù khiến nhà thơ không khỏi ngậm ngùi đau xót.
2. Phân tích tác phẩm Sông lấp
Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, Trần Tế Xương được biết đến là một cây bút trào phúng đầy sắc xảo, đả phá sâu cay những hiện thực xã hội đen tối, khốc liệt. Bên cạnh đó, ông cũng mang trong mình một tâm hồn chan chứa tình cảm khi viết về quê hương, đất nước. Xúc cảm trước nỗi đau đất nước bị rơi vào tay kẻ thù, hồn thơ trữ tình trong ông trỗi dậy, một nỗi băn khoăn, trăn trở, sót xa. Tất cả những tâm sự sâu lắng ấy được dồn nén qua bài thơ “Sông lấp”.
“Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.”
Dòng sông luôn gắn liền với hình ảnh của quê hương, và nằm lặng một góc trong trái tim của người yêu quê. Khi thấy sống Vị Hoàng, dòng sông thân thương của mảnh đất Nam Định bị lấp, Tế Xương đã không khỏi suy tư. Chỉ vẻn vẹn bốn câu lục bát, ta đã nghe được trọn cả một tiếng lòng.
“Sông kia rày đã nên đồng
“Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”.
Ngay câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã diễn tả khung cảnh trực tiếp bằng cái nhìn thị giác. Với những từ ngữ bình dị nhất, ông đã gợi ra sự thay đổi của con sông sau những cuộc bể dâu. Dòng sông ngày nào giờ đã trở thành “Đồng”, mạch máu của người dân đã bị thực dân Pháp lấp lại để lấy đất trồng cây, làm nhà. Từ “rày” vang lên nặng nề như nỗi lòng Tế Xương, khiến cả câu thơ trầm lằng trong nỗi uất hận, nghẹn ngào. Lớp phù sa không chỉ lấp đi con sông Vị Hoàng, mà đã lấp đi cả quá khứ, cả tuổi thơ của Tế Xương. Phải chăng sự thay đổi đó đã gieo vào lòng nhà thơ một nỗi đau quá lớn, khắc khoải đến mức bộc bạch thành thơ?
Sang đến câu thơ thứ hai, nhịp thơ có vẻ day dứt, nuối tiếc, dằn xé hơn, khi ông sử dụng điệp từ “chỗ” ở đầu hai vế của câu thơ. Qua đó, hiện thực của con sông không chỉ hiện lên rõ ràng hơn, mà nhà thơ còn ngầm nói đến sự thay đổi của cả đất nước. Dưới sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam nửa Tây nửa ta với bao nhiêu những cái lố lăng, xấu xa, quái gở. Những sự thay đổi nhanh chóng và hỗn loạn ấy khiến một tâm hồn yêu nước không khỏi bất bình. Tế Xương cũng từng mê đắm nét thi vị của dòng sông Vị Hoàng, nhưng dòng sông đó nay không còn nữa, dòng nước trong mát không còn hiền hòa uống lượn, soi bóng hai hàng cây. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả thực và trữ tình, nhà thơ đã kêu gào một nỗi xót xa trước hiện thực đầy tiếc nuối. Đồng thời nêu lên thực trạng xã hội thối nát lúc bấy giờ. Có lần, Tế Xương đã phải căm phẫn mà thốt lên:
“Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nha kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”
Con sông Vị Hoàng không còn nữa, và còn nhiều dòng sông khác bị bàn tay đẫm máu của bọn thực dân tàn phá, chẳng khác nào đánh mất đi linh hồn đất nước vào tay kẻ thù. Sở dĩ ông u uất như vậy, là vì sự thay đổi trước mắt không phải để đổi lấy đời sống ấm no hạnh phúc cho người dân, càng không làm cho đất nước phát triển, mà đỏ chỉ là sự ích kỷ, thị oai, ác độc, xấu xa của bọn thực dân. Trong lòng nhà thơ không chỉ là sự tiếc nuối, xót thương mà còn cuộn trào nỗi căm hận đối với kẻ thù. Dòng sông thân thương chỉ còn lại trong dĩ vãng, trong hoài niệm của nhà thơ, vậy nên hai câu thơ cuối, ông viết:
“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.
Trước mắt là nhà cửa, ngô khoai, nhưng dường như trong lòng Tế Xương không muốn chấp nhận con sông đã biến thành “đồng”. Hai câu thơ với trường liên tưởng mạnh mẽ, mở ra trong mắt người đọc một khung cảnh đồng quê buổi đêm vắng vẻ, hiu quạnh, tịch mịch đến mức nghe rõ tiếng ếch kêu, lại tạo cho người đọc một cảm giác buồn man mác, khiến chúng ta từng chút một đồng cảm với nhà thơ. Lời thơ bình dị nhưng cảm xúc, không vội vã ồn ào mà tĩnh lặng, suy tư, gom hết bao nhiêu nỗi trăn trở của nhà thơ. Từ “vẳng” khiến người đọc liên tưởng đến một không gian rộng nhưng mơ hồ, âm thanh chẳng biết từ nơi đâu vọng lại, phải chăng chỉ là tiếng cảnh vật va vào nhau. Đứng trước “dòng sông” hôm nay, nhưng Tế Xương lại luôn không khỏi hoài niệm về những ngày thanh bình thuở trước, tiếng ếch quen thuộc của một tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ ven sông, khiến ông không khỏi nao lòng khi nhớ lại. Câu thơ như là tiếng lòng, là nỗi hoài niệm của nhà thơ, giống như Bà Huyện Thanh Quan từng viết:
“Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”.
Và tâm trạng tiếc thương dòng sông cũ lại càng được bộc bạch rõ hơn khi nhà thơ nghe nhầm “tiếng ếch” kêu thành “tiếng ai gọi đò”. Nhà thơ không chỉ tiếc quá khứ bị lớp đất kia chôn vùi, mà còn tiếc cho cả một thuở thanh bình của đất nước. Ông không chấp nhận thực tại thối nát ấy, nên vọng tượng về xa xưa. Nhưng lại chằng có cách nào chối bỏ thực tại đang bày ra trước mắt, nên ông “giật mình” thoát khỏi cơn mộng, mà vẫn còn vương vấn dòng suy nghĩ của ký ức. Chữ “tưởng” lơ lửng giữa câu thơ lại càng nói lên tâm trạng tiếc thương đầy xót xa. Cảm động thay một tiếng lòng yêu nước, yêu quê hương luôn được giữ vẹn tròn dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu.
Câu thơ cũng chính là sự tuyệt vọng của Tế Xương khi biết rằng những thứ trong quá khứ sẽ không bao giờ quay trở lại được. “Tiếng gọi đò” thân thương cũng chỉ còn là những hồi tưởng trong ký ức, trong giấc mơ lúc ẩn lúc hiện, lúc rõ lúc không, lúc xa lúc gần. Mà nhà thơ sẽ không còn cơ hội để nghe âm thành ấy thêm một lần nào nữa. “Tiếng ếch kêu”, “tiếng gọi đò” vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tác giả, có lẽ rõ ràng đến mức thuộc từng giai điệu âm thanh. Sự nuối tiếc quá khứ ấy càng lớn, tác giả càng đau khi phải trở về với thực tại, với sự thay đổi quá lớn. Trên hết đó là nỗi đau nước mất nhà tan.
Đứng trước cảnh mất nước, mấy ai mà không chua xót. Tế Xương cũng không ngoại lệ. Hiện thực ấy đã khiến một giọng thơ trào phúng, từng bật lên những tiếng cười khinh ghét, cay độc nay phải ngậm ngùi cay đắng, một tâm sự vừa day dứt vừa thâm sâu, thấm vào từng câu chữ. Sự nhầm lẫn ở câu thơ cuối đã cho nhà thơ sống lại một thời ký ức tươi đẹp, trữ tình ngày trước. Dù chỉ vài giây, nhưng có lẽ với ông, bấy nhiêu thôi cũng đủ mãn nguyện rồi. Tiếng gọi đò ấy còn là tiếng vọng lại của một thời đã qua, là sự hoài niệm luôn âm ỷ trong lòng tác giả. Hình ảnh về quê hương, về con sông Vị Hoàng ngày trước, sao có thể phai mờ trong tâm trí người con đã từng yêu quê bằng những câu thơ đẹp nhất như Tế Xương.
Bốn câu thơ vẽ nên một bức tranh vừa tả thực lại đậm chất trữ tình. Người đọc có thể chỉ thấy được cảnh vật hiện hữu bên trên, nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi niềm tiếc thương, đau xót khi thấy cảnh đẹp quê hương bị tàn phá đến mất đi nét thơ mộng ban đầu. Đó là một nỗi niềm luyến tiếc sâu lắng, thiết tha. Cũng yêu nước, yêu quê hương và Tế Xương đã thể hiện nó qua những âm thanh, hình ảnh vô cùng bình dị, quen thuộc, nhưng lại dùng chính những thứ đó để bộc bạch nỗi nhớ và tình yêu cháy bỏng, khôn nguôi.
Nói đến Tế Xương, ông đúng là một nhà thơ đa tài. Giọng điệu thơ của ông vừa có thể trào phúng vừa có thể sâu lắng. Thơ của Tế Xương, đặc biệt là bài thơ “Sông lấp” ấy được coi là một điển hình cho cái thời của ông. Cái đáng quý mà ai cũng thấy được là tình cảm chân thành mà ông dành cho quê hương đất nước. Trong ký ức và hoài niệm của Tế Xương, dòng sông Vị Hoàng sẽ mãi chảy, bao bọc lấy mảnh đất Nam Định cho đến tận mai sau.
3. Cảm nghĩ về bài thơ Sông lấp
Trần Tú Xương là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại, nhà thơ được biết đến là một cây bút trào phúng nổi tiếng bậc nhất với ngòi bút sắc xảo, đả phá sâu cay những hiện thực xã hội đen tối như nạn mua quan bán tước, cường hào áp bức dân lành, và lối sống nửa tây nửa ta. Tuy nhiên, bên cạnh một hồn thơ đầy cá tính mạnh mẽ là một Trần Tú Xương, chan chứa tình cảm khi viết về người vợ tần tảo, thân thương đầy tha thiết, dạt dào khi viết về quê hương, đất nước. Mảnh đất Nam Định, nơi “chôn nhau cắt rốn” của nhà thơ đã rất nhiều lần xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của ông, một trong số đó có thể kể đến bài thơ “Sông lấp”.
Trần Tú Xương là một tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam, vì vậy mà trong chương trình ngữ văn lớp mười chúng ta đã được học một tác phẩm thơ nổi tiếng của ông, đó là bài thơ thương vợ. Khác với giọng thơ sâu cay khi đả phá những tầng lớp vua quan, xã hội thực dân nửa phong kiến, bài thơ mang giọng điệu tha thiết, dạt dào thể hiện tình cảm của mình dành cho người vợ tần tảo. Đến chương trình ngữ văn của lớp mười một, chúng ta lại được tìm hiểu thêm một tác phẩm nữa của nhà thơ Trần Tú Xương, đó là bài thơ “Sông lấp”, đây là bài thơ thể hiện được cảm giác trống vắng trước sự thay đổi của cảnh vật, nỗi niềm hoài niệm về những kí ức xưa, khi dòng sông thân thương vẫn gắn liền với cuộc sống của nhà thơ cũng như người dân của quê hương ông.
“Sông kia rày đã nên đồng”
Không vòng vo, thể hiện dông dài về hoàn cảnh hay gợi mở khung cảnh của thực tại mà nhà thơ đã đi thẳng vào chủ đề, thể hiện trực tiếp những gì mà nhà thơ đón nhận được bằng cái nhìn thị giác và gợi ra cảm xúc của chính nhà thơ trước sự đổi thay ấy. “Sông” là một vật thể của tự nhiên, đặc biệt là những vùng nông thôn Việt Nam thì hình ảnh những con sông đã trở nên rất thân thuộc, gần gũi. Bởi với những người chân quê thì họ không chỉ đơn thuần coi con sông là một vật thể, một hiện tượng vô tri, vô giác của tự nhiên mà nó còn là một người bạn gắn bó mật thiết với cuộc sống của họ. Bởi nước ở con sông cung cấp cho con người nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước dùng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con sông cũng là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống, gắn liền với kí ức của mỗi người.
Nói như vậy để ta thấy được vị trí, vai trò của con sông đối với cuộc sống cũng như tâm thức của những người dân quê. Và với Trần Tú Xương cũng vậy, vì là một người sinh ra và lớn lên ở vùng quê, bên con sông Vị Hoàng đầy thân thương nên hình ảnh con sông này đã in sâu vào tâm khảm, trong dòng hồi ức của nhà thơ, mà minh chứng tiêu biểu nhất, đó chính là sự xuất hiện trở đi, trở lại của nó trong các sáng tác thơ văn của Tế Xương. Nhưng, mục đích của Tế Xương ở đây không phải là sự dãi bày, bộc lộ tình cảm của mình với dòng sông Vị Hoàng mà thể hiện sự ngỡ ngàng, nuối tiếc khi dòng sông ấy không còn vẹn nguyên mà đã trở thành những cánh đồng canh tác “Sông kia rày đã nên đồng”.
Cuộc sống đổi thay nên con sông kia không còn tồn tại ở vị trí vốn có của nó nữa mà đã được đổ đầy, để trở thành những bãi, những đồng canh tác nông nghiệp. Không chỉ vậy, vị trí bị lấp của con sông đã được thay thế bởi rất nhiều hoạt động của con người, không chỉ là nơi dùng để canh tác, mà còn dùng để sinh sống, trồng các loại lương thực, thực phẩm. Đó đều là những thứ phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Đời sống của con người càng phát triển thì những nhu cầu của cuộc sống càng được nâng cao, cái gắn bó bị đổi thay để nhường chỗ cho những hoạt động mới, cuộc sống mới của con người:
“Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”
Qua câu thơ, ta tiếp tục có những liên tưởng về dòng sông bị lấp, tại vị trí của dòng sông ngày nào nay không còn, nhà thơ không cung cấp những hình ảnh, khúc xạ của con sông ấy, người đọc cũng không có những dữ liệu để hình dung, mường tượng. Sự liên tưởng của người đọc qua hai câu thơ đầu này chính là những vật thay thế cho con sông ấy, nơi con sông ngự trị không chỉ là những cánh đồng, những bãi đất để trồng hoa màu, sản xuất nông nghiệp mà khu đất ấy còn bị thay thế bởi những ngôi nhà mới được xây lên của con người, và những khu đất, luống đất trồng đầy ngô, khoai, những thứu phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Điều đáng nói là bài thơ này được sáng tác không phải thể hiện cảm xúc nhất thời, trực tiếp của tác giả ngay khi dòng sông Vị Hoàng bị lấp, mà đây chính là sự ngỡ ngàng, bối rối khi nhà thơ chợt nhận ra, chợt nhớ ra. Bởi, trong guồng quay của cuộc sống mới, những bộn bề của cuộc sống, những lo toan về sự sinh tồn đã khiến cho nhà thơ Trần Tế Xương đã vô tình lãng quên đi, vô tình quen với cuộc sống mới có nhiều đổi thay này. Vì đã vô tình lãng quên, không để tâm nên những thay đổi cũng đi sâu, trở thành những gì quen thuộc, thường nhất. Con sông Vị Hoàng kia không mất đi trong kí ức của nhà thơ mà nó bị che vùi bởi những thói quen mới. Để khi vô tình, những kí ức ấy được lật mở thì nhà thơ không tránh được cảm giác giật mình, xúc động:
“Đêm nghe tiếng ếch bên tai”
Ta có thể thấy ở đây, cuộc sống của nhà thơ tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn là cuộc sống dân dã của những người nông dân, vẫn sống gần gũi, gắn bó với tự nhiên, bởi điều này được thể hiện trực tiếp qua âm thanh tiếng ếch trong đêm. Đêm khuya là khoảng thời gian mà cả con người và vạn vật chìm sâu vào giấc ngủ, không gian của đêm khuya là một màu đen bao phủ, là vẻ tịch mịch thường thấy. Nhưng cũng chính trong không gian này, những âm thanh của tự nhiên mới đánh động vào tâm thức, cảm nhận của con người, gợi mở ra cho con người những kí ức đã bị chôn vùi. Cũng chính sự khai phá, gợi mở ấy đã tạo cho con người, mà ở đây là nhà thơ Trần Tế Xương những cảm xúc vô cùng phức tạp, từ giật mình, bồi hồi nhớ lại rồi tâm trạng bị “đeo” nặng bởi những xót xa, mất mát không nói lên lời.
Có thể là trong giấc ngủ, những tiếng ếch kêu đã đánh động làm nhà thơ thức giấc, hoặc cũng có thể nhà thơ vốn chưa ngủ, và khi nghe thấy tiếng ếch kêu thì chợt giật mình, tâm thức nhận nhớ lại những âm thanh quen thuộc, từng gắn bó một thời với mình và cũng từng bị chính mình quên lãng, để nó chìm sâu trong dòng hồi ức. Nhưng ta cũng phải thấy rằng những hồi ức của nhà thơ không hề mất đi mà chỉ là tạm quên lãng, bởi chỉ những tác động nhỏ, những âm thanh vô tình thôi cũng đã gợi nhắc, làm những kí ức ấy sống dậy mạnh mẽ đến vậy. Nói cách khác, nếu không gắn bó, thân thuộc, không có những ý nghĩa lớn với cuộc sống của nhà thơ thì tiếng ếch mơ hồ ấy cũng đâu dễ tác động.
Nếu như câu thơ trên thể hiện sự tác động của tiếng ếch đêm đến tác giả Trần Tú Xương, ta mập mờ dự đoán đó là những kí ức của quá khứ, của những hồi ức, kỉ niệm đã qua, nhưng chưa dám chắc chắn đối tượng bị tác động đó thực chất là gì, thì ngay câu thơ cuối cùng của bài nhà thơ Trần Tú Xương cũng đã trình bày một cách rõ ràng, rành mạch:
“Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”
Và đến câu thơ này thì ta có thể nhận diện được rõ nét đối tượng mà nhà thơ nhớ lại, là kí ức trở về trong tâm thức của nhà thơ. Đó chín là âm thanh của tiếng gọi đò, tiếng ếch kêu trong đêm vang vọng làm nhà thơ giật mình ngỡ như mình vừa nghe tiếng gọi đò thân thuộc ngày nào. “Giật mình” là trạng thái bất ngờ, hoang mang đến tận độ khi những yếu tố ngoại cảnh tác động đến con người mà không hề có sự thông báo trước, không có dấu hiệu nhận biết và người bị tác động hoàn toàn bị động, không có sự chuẩn bị về tâm lí nên không tránh được sự ngỡ ngàng, hoang mang. Tiếng gọi đò ấy dường như đã ngủ quên nhưng trước tác động của âm thanh tiếng ếch kêu đã làm cho kí ức về âm thanh quen thuộc cũng như kỉ niệm về dòng sông thân quen.
“Sông lấp” là bài thơ viết về sự hồi sinh của những kí ức thân quen, đó là những kí ức vốn thân quen, gắn bó nhưng do nhịp vận động không ngừng của cuộc sống, những lo toan, bộn bề mà nhà thơ đã có lúc lãng quên, đã dần quen với cuộc sống mới mà những gì thân thuộc bị đẩy lùi vào dòng hồi ức. Nhưng qua bài thơ ta cũng thấy tình cảm dạt dào, thiết tha của nhà thơ với kí ức, với dòng sông thân quen vì nhà thơ nhận thức được sự đổi thay đó, đã giật mình mà thức tỉnh. Đây cũng là điều rất đáng quý.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Vịnh cây vông siêu ngắn
Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược
Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8
Phân tích Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
Phân tích bài thơ Vịnh cây vông
- Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
- Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản
- Xuất thân của Trần Quốc Toản
- Phân tích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
- Thực hành tiếng Việt trang 16
- Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tóm tắt bài Quang trung đại phá quân Thanh ngắn gọn dễ nhớ
- Liệt kê những nhân vật và sự kiện trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể chia thành mấy phần?
- Viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc
- Thực hành tiếng Việt Từ ngữ địa phương
- Soạn bài Ta đi tới
- Ta đi giữa ban ngày đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ta đi tới
- Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ Ta đi tới
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa
- Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Hồ Gươm lớp 8
- Phân tích bài viết tham khảo Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du trang 29
- Trình bày bài giới thiệu ngắn về 1 cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 34
- Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35
- Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển
- Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
- Nêu chủ đề của bài thơ Thu điếu
- Chỉ ra đặc điểm thi luật trong bài Thu điếu
- Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
- Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu điếu
- Thực hành tiếng Việt từ tượng hình và từ tượng thanh lớp 8
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 45 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Hãy xác định thể thơ bài Thiên Trường vãn vọng
- Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng gợi cho em cảm xúc gì?
- Phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
- Đêm ca Huế có gì đặc về thời gian, không gian?
- Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế trang 48
- Đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?
- Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu?
- Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8
- Phân tích bài thơ Nguyên tiêu lớp 8 siêu hay
- Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang ngắn gọn nhất (không chép mạng)
- Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến
- Phân tích bài Chiều hôm nhớ nhà
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
- Củng cố và mở rộng trang 55 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 56
- Bài 3: Lời sông núi
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
- Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn
- Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
- Xác định bố cục bài Hịch tướng sĩ lớp 8 KNTT
- Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8
- Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
- Thực hành tiếng Việt 8: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
- Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
- Phân tích Nam quốc sơn hà lớp 8
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Phân tích bài viết tham khảo Hiểu biết về lịch sử
- Nghị luận giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em
- Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trức)
- Nghị luận Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện lớp 8 (chuẩn)
- Nói và nghe trang 75 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vấn đề Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông lớp 8 KNTT
- Thảo luận về vấn đề Học sinh cần quan tâm những vấn đề của đất nước
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 77 lớp 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chiếu dời đô trang 78
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Văn 8 Kết nối tri thức
- Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ
- Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
- Phân tích lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Bố cục bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu gồm mấy phần?
- Đoạn văn phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Thực hành tiếng Việt 8 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 siêu ngắn
- Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8
- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân
- Thực hành tiếng Việt 8 - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Phân tích bài thơ Tự trào
- Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ
- Phân tích bài thơ Hội tây
- Phân tích bài thơ Sông lấp
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Năm mới chúc nhau
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ông phỗng đá (chuẩn)
- Ông phỗng đá đọc hiểu
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
- Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
- Soạn bài Vịnh cây vông siêu ngắn
- Phân tích bài thơ Vịnh cây vông
- Bài 5: Những câu chuyện hài
- Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8
- Trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 107 Kết nối
- Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ngắn gọn
- Trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười trên
- Soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8
- Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi
- Nghị luận về một vấn đề đời sống thói ích kỉ lớp 8 KNTT
- Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân lớp 8
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 120 Kết nối tri thức tập 1
- Suy nghĩ về ý kiến Cười là một hình thức chế ngự cái xấu
- Thực hành đọc Giá không có ruồi
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức (chuẩn)
- Phiếu học tập số 2 lớp 8 Kết nối tri thức trang 127
- Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh lớp 8
- Lập dàn ý và viết phần mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị
- Phiếu học tập số 1 lớp 8 Kết nối tri thức trang 125
- Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước?
- Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà
- Bài 6: Chân dung cuộc sống
- Soạn bài Mắt sói lớp 8
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu
- Tóm tắt văn bản Mắt sói
- Kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức Trợ từ
- Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc ấn tượng trong văn bản Mắt sói
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối
- Phân tích Lặng lẽ Sa Pa hay nhất (7 mẫu)
- Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
- 15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
- Thực hành tiếng Việt 8 Kết nối tri thức thán từ
- Soạn bài Bếp lửa lớp 8 ngắn gọn
- Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào nói về ai và về điều gì?
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 trang 26
- Phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng lớp 8
- Phân tích tác phẩm Mắt sói lớp 8
- Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
- Phân tích truyện ngắn bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều
- Nói và nghe Giới thiệu về một cuốn sách truyện trang 31
- Củng cố mở rộng trang 32 ngữ văn 8 tập 2 KNTT
- Thực hành đọc Chiếc lá cuối cùng
- Bài 7: Tin yêu và ước vọng
- Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
- Trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40
- Soạn bài Lá đỏ lớp 8 ngắn gọn dễ hiểu
- Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
- Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2
- Soạn Tập làm một bài thơ tự do lớp 8
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 51
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 56 lớp 8 tập 2
- Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 KNTT
- Bài 8: Nhà văn và trang viết
- Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ngắn nhất
- Cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
- Soạn Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 tập 2
- Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”?
- Luận điểm chính của văn bản Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
- Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
- Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu ngắn
- An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen?
- Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết nào?
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
- Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật
- Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
- Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 82 tập 2
- Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học
- Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
- Bài 9: Hôm nay và ngày mai
- (Chuẩn) Soạn Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Nêu những thu nhận bổ ích qua văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long
- Tác giả Viết văn bản lũ ở miền châu thổ Cửu Long nhằm mục đích gì?
- Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói
- Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
- Đoạn văn hưởng ứng với thông điệp được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
- Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta lớp 8
- Soạn bài Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT Câu phủ định và câu khẳng định
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 KNTT
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt
- Thuyết minh về hiện tượng biến đổi khí hậu
- (Cực hay) Thuyết minh về hiện tượng động đất lớp 8
- (Không chép mạng) Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên
- (Chuẩn) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng thiên văn thường gặp lớp 8 KNTT
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng địa chất, thủy văn lớp 8 KNTT
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8 Kết nối
- Viết văn bản kiến nghị về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường
- (Chuẩn) Viết văn bản kiến nghị về vấn đề chấn chỉnh hoạt động của thư viện trường
- Viết văn bản kiến nghị về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học
- Thảo luận về một vấn đề đời sống tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân
- Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 111 tập 2
- Đoạn văn giới thiệu một bộ phim có nội dung về những vấn đề bức thiết của môi trường sống trên Trái Đất
- Viết đoạn văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp
- Bài 10: Sách – người bạn đồng hành
- (Chuẩn) Soạn bài Đọc như một hành trình lớp 8
- Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến chủ đề hoặc thể loại trong bài học của Ngữ văn 8
- Soạn bài Đọc như một cuộc thám hiểm lớp 8
- Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ lớp 8
- Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích lớp 8
- Nói và nghe Ngày hội với sách lớp 8
- Phiếu học tập số 1 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Phiếu học tập số 2 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người
- Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn lớp 8 ngắn gọn
Bộ đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 2024 (54 đề)
Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng gợi cho em cảm xúc gì?
Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Phân tích bài thơ Đảo sơn ca siêu hay