Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trúc)

Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một trong số các đề tham khảo trong bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt kèm theo bài văn mẫu tham khảo, mời các em cùng theo dõi.

1. Dàn ý nghị luận học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Mở bài:

- Nêu vấn đề: (Dẫn dắt đến vấn đề SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT) Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc, ta đã có cho mình một thứ ngôn ngữ riêng đó là tiếng Việt. Đó là một điều đáng hào và mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề với thế hệ học sinh – mầm non tương lai của đất nước có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

Thân bài:

1. Giải thích thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt

- Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ đa dạng và phong phú. Có nhiều từ vựng để miêu tả các khía cạnh, ý nghĩa và tình huống khác nhau => người nói có nhiều sự lựa chọn để truyền đạt ý kiến, cảm xúc và ý nghĩ của mình một cách chính xác và sắc sảo.

- Tiếng Việt có khả năng linh hoạt trong việc thay đổi cấu trúc câu và thứ tự từ để truyền đạt ý nghĩa khác nhau => người nói thể hiện sự sáng tạo và tư duy linh hoạt của mình trong việc sắp xếp câu từ và ý kiến.

- Tiếng Việt có một hệ thống âm vị phong phú, bao gồm âm đơn và âm ghép, giúp biểu đạt sự đa dạng trong ngôn ngữ => tạo ra khả năng để nhấn mạnh ý nghĩa và truyền đạt cảm xúc một cách hiệu quả.

- Tiếng Việt có nhiều từ ngữ hình tượng và diễn đạt một cách tươi đẹp. Việc sử dụng từ ngữ hình tượng giúp người nghe hoặc người đọc hình dung và cảm nhận một cách sống động những ý nghĩa và tình cảm được truyền đạt.

- Tiếng Việt có những quy tắc và chuẩn mực chung, không pha tạp với những thứ ngôn ngữ khác.

- Sự sáng tạo phải đảm bảo quy luật và phù hợp với văn hoá, lịch sử của đất nước.

- Tình yêu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lý, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới.

2. Ý nghĩa to lớn của Tiếng Việt với mỗi con người và với mỗi HS

- Công cụ để người Việt giao tiếp với nhau hàng ngày: công cụ để mỗi người truyền đạt thông tin, cho phép con người nói chuyện với nhau, chia sẻ và tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng xã hội và trong đất nước.

- Với học sinh, tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong giảng dạy và học tập: Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và tiếp thu kiến thức từ các môn học khác nhau. Tiếng Việt cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe và nói, từ đó mở ra cánh cửa cho sự nghiên cứu, khám phá và sáng tạo.

- Tiếng Việt là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống Việt Nam: Nó giúp bảo tồn và truyền đạt những giá trị văn hóa, lịch sử, và quan điểm của dân tộc. Đối với mỗi con người và học sinh, tiếng Việt là một phương tiện để thể hiện và kết nối với các giá trị truyền thống và đồng hương.

- Tiếng Việt là phương tiện để xây dựng nhận thức và tư duy của con người: Việc sử dụng tiếng Việt để đọc, viết và thảo luận giúp mở rộng tri thức, khám phá ý thức, và phát triển kỹ năng suy nghĩ logic và phân tích.

- Chức năng gắn kết và giao lưu văn hóa: đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết và giao lưu với cộng đồng. Qua việc sử dụng tiếng Việt, con người có thể thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết đối với văn hóa, truyền thống và giá trị của người khác.

3. Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của TV?

- Khi gìn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta đảm bảo rằng những giá trị văn hóa và truyền thống của quốc gia được duy trì và truyền đạt => có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nhận thức về bản sắc dân tộc và định hình nhận thức xã hội.

- Giữ gìn sự trong sáng ấy có nghĩa rằng chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu quả, giúp truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng và tránh hiểu lầm hoặc sự không chính xác trong giao tiếp.

- Khi mọi người hiểu và sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn, chúng ta tạo ra một môi trường giao tiếp chung và khả năng hiểu và tương tác tốt hơn với nhau => thúc đẩy sự đoàn kết và tạo ra sự nhất quán trong xã hội.

- Học sinh là thế hệ đang được học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nếu giữ được sự trong sáng của tiếng Việt, điều đó thể hiện

+ Nhân cách tốt đẹp của học sinh, biết bảo vệ và giữ gìn những gì ông cha ta đã gây dựng trong những tháng năm lịch sử

+ Sự biết ơn với các thế hệ cha anh đi trước

+ Tiền đề để học sinh sau này sẽ trở thành một công dân yêu nước, ra sức bảo vệ tổ quốc, rèn luyện bản thân trở thành một người con của đất Việt giàu truyền thống.

+ Trong tác phẩm “Bài học cuối cùng”, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”.

- Nếu học sinh không biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có thể dẫn đến mất đi giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc => xói mòn và suy giảm nhận thức về bản sắc dân tộc và làm mất đi những nét đặc trưng của văn hóa Việt.

+ Khi sử dụng tiếng Việt một cách không chính xác hoặc không trong sáng, thông điệp có thể bị hiểu sai hoặc gây hiểu lầm.

+ Nếu họ không có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có thể mất đi cơ hội giao tiếp hiệu quả, thể hiện ý nghĩa và ý kiến một cách rõ ràng, và phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện.

4. Thực tế vấn đề HS trong việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt.

- Thực tế hiện nay, một số học sinh đã nhận thức và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

+ Họ chăm chỉ học tập ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu để sử dụng tiếng Việt một cách chính xác. + Những học sinh nhận thức được giá trị của tiếng Việt có thể truyền cảm hứng cho những bạn khác thông qua việc sử dụng tiếng Việt chính xác và trong sáng.

+ Học sinh có thể tham gia các khóa học bổ sung về ngôn ngữ, văn hóa và văn hoá Việt Nam để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức văn hóa.

+ Họ cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức văn hóa để chia sẻ và học hỏi từ những người có cùng quan tâm.

+ Dẫn chứng: Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã tham gia vào các dự án, chương trình nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và đặc biệt là vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt Nam.

- Ngược lại, vẫn có một bộ phận số ít học sinh chưa thực sự yêu tiếng Việt như nói tục, chửi bậy, bài xích tiếng Việt, ăn nói chêm thêm những từ Tiếng Anh, đặc biệt các bạn học sinh sử dụng teencode rất nhiều, viết câu cú chưa rõ nghĩa, sai chính tả, bài xích môn tiếng Việt - Ngữ văn, chỉ tập trung những môn ngoại ngữ trong khi chưa hiểu rõ về ngôn ngữ dân tộc (tư tưởng sính ngoại).

+ Dẫn chứng: Nhiều bạn trẻ có tư tưởng sính ngoại, chuộng ngôn ngữ nước ngoài, giao tiếp với nhau luôn chêm xen thêm từ ngữ nước ngoài. Đó là hành động không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

5. Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Về nhận thức:

+ Cần nhận thức rõ rằng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia và là phương tiện giao tiếp chính thức của đất nước.

+ Nhận thức về vai trò cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Họ là người sử dụng tiếng Việt hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến việc lan truyền giá trị trong sáng của ngôn ngữ này.

+ Hiểu rằng việc sử dụng ngôn ngữ chính xác, tránh sử dụng từ ngữ tục tĩu và chửi bậy là trách nhiệm của mỗi người, cần tôn trọng và tự hào về tiếng Việt như một phần quan trọng của danh dự dân tộc.

+ Họ nên trân trọng giá trị của ngôn ngữ này và không đánh mất sự trong sáng và đặc trưng của tiếng Việt bằng cách sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoặc lạm dụng các từ ngữ ngoại lai.

- Về hành động: tránh sử dụng ngôn ngữ teencode (viết tắt, rút gọn) và dùng quá nhiều từ ngữ ngoại lai trong việc giao tiếp và viết văn bằng tiếng Việt, đặt mục tiêu học tập và rèn kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, từ vựng, và viết lách. Họ nên tham gia vào các hoạt động học tập như đọc sách, viết báo cáo, thảo luận văn học để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt

6. Mở rộng vấn đề

- Để HS hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình trong việc xây dựng trường học thân thiện thì cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng gì cho HS?

+ Với nhà trường, thầy cô; cần tạo ra một môi trường học tập an lành và tôn trọng, nơi học sinh được khuyến khích sử dụng tiếng Việt chính xác và trong sáng; tổ chức các hoạt động văn hóa, thảo luận, và thi viết văn để khuyến khích sáng tạo và sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn và sáng tạo.

+ Với cha mẹ: cha mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tiếp xúc với tiếng Việt chính thức và giàu sắc thái trong gia đình; khuyến khích và hỗ trợ học sinh đọc sách, viết văn và tham gia các hoạt động văn hóa để phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt

+ Với xã hội: chính phủ nên hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng, như việc tổ chức các khóa học tiếng Việt, sáng tạo ra nền tảng và cơ hội để người dân tiếp cận và sử dụng tiếng Việt hiệu quả.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Như vậy, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm chung của mỗi người và đặc biệt là học sinh. Bảo vệ được tiếng nói của dân tộc là bảo vệ được đất nước, quê hương, nguồn cội của chúng ta.

- Liên hệ bản thân: Là học sinh, em sẽ luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ ngôn ngữ của đất nước, không nói tục, chửi bậy, không sử dụng chêm xen ngôn ngữ nước ngoài khi sử dụng tiếng Việt và tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đến với mọi người.

2. Viết bài văn nghị luận về học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc. Từ bao đời nay, các thế hệ ông cha ta đã gây dựng nên một đất nước Việt Nam với những nét đặc trưng riêng, không trộn lẫn từ phong tục tập quán đến những di tích lịch sử. Và đáng nói hơn nữa, ta đã có cho mình một thứ ngôn ngữ riêng đó là tiếng Việt. Đó là một điều đáng tự hào và mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt, với thế hệ học sinh – mầm non tương lai của đất nước có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ điều đó.

Tiếng Việt được coi là một thứ ngôn ngữ trong sáng. Bởi tiếng Việt có hệ thống từ ngữ đa dạng và phong phú. Có nhiều từ vựng để miêu tả các khía cạnh, ý nghĩa và tình huống khác nhau. Điều này giúp người nói có nhiều sự lựa chọn để truyền đạt ý kiến, cảm xúc và ý nghĩ của mình một cách chính xác và sắc sảo. Hơn nữa, tiếng Việt có khả năng linh hoạt trong việc thay đổi cấu trúc câu và thứ tự từ để truyền đạt ý nghĩa khác nhau. Điều này giúp người nói thể hiện sự sáng tạo và tư duy linh hoạt của mình trong việc sắp xếp câu từ và ý kiến. Tiếng Việt có một hệ thống âm vị phong phú, bao gồm âm đơn và âm ghép, giúp biểu đạt sự đa dạng trong ngôn ngữ. Nhờ đó nó tạo ra khả năng để nhấn mạnh ý nghĩa và truyền đạt cảm xúc một cách hiệu quả. Ngoài ra, tiếng Việt có nhiều từ ngữ hình tượng và diễn đạt một cách tươi đẹp. Việc sử dụng từ ngữ hình tượng giúp người nghe hoặc người đọc hình dung và cảm nhận một cách sống động những ý nghĩa và tình cảm được truyền đạt. Tiếng Việt có những quy tắc và chuẩn mực chung, không pha tạp với những thứ ngôn ngữ khác. Hiện nay, có rất nhiều thứ ngôn ngữ khác du nhập vào Việt Nam, và tiếng Việt cũng một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi những ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, sự sáng tạo phải đảm bảo quy luật và phù hợp với văn hoá, lịch sử của đất nước. Tình yêu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lý, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới. Và đặc biệt là lứa tuổi học sinh cần phải có trách nhiệm để giữ gìn sự trong sáng đó.

Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng. Bởi đã sinh ra trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, đây là công cụ để người Việt giao tiếp với nhau hàng ngày. Từ khi sinh ra đời, ông bà cha mẹ đã dạy cho con cháu mình tiếng Việt, điều đó cho thấy tiếng Việt quan trong đến nhường nào. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và phổ biến ở Việt Nam, đó là công cụ để mỗi người truyền đạt thông tin, cho phép con người nói chuyện với nhau, chia sẻ và tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng xã hội và trong đất nước. Đặc biệt, với học sinh, tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong giảng dạy và học tập. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và tiếp thu kiến thức từ các môn học khác nhau. Tiếng Việt cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe và nói, từ đó mở ra cánh cửa cho sự nghiên cứu, khám phá và sáng tạo. Ngoài ra, Tiếng Việt là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống Việt Nam. Nó giúp bảo tồn và truyền đạt những giá trị văn hóa, lịch sử, và quan điểm của dân tộc. Đối với mỗi con người và học sinh, tiếng Việt là một phương tiện để thể hiện và kết nối với các giá trị truyền thống và đồng hương. Bên cạnh đó, tiếng Việt không chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp, mà còn là một phương tiện để xây dựng nhận thức và tư duy của con người. Việc sử dụng tiếng Việt để đọc, viết và thảo luận giúp mở rộng tri thức, khám phá ý thức, và phát triển kỹ năng suy nghĩ logic và phân tích. Hơn thế nữa, nó còn có chức năng gắn kết và giao lưu văn hóa, tiếng Việt là ngôn ngữ chung của người Việt Nam, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết và giao lưu với cộng đồng. Qua việc sử dụng tiếng Việt, con người có thể thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết đối với văn hóa, truyền thống và giá trị của người khác. Tiếng Việt có ý nghĩa to lớn với con người sống trên mảnh đất hình chữ S này.

Bởi sự quan trọng của tiếng Việt, mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ học sinh phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Khi gìn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta đảm bảo rằng những giá trị văn hóa và truyền thống của quốc gia được duy trì và truyền đạt. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nhận thức về bản sắc dân tộc và định hình nhận thức xã hội. Giữ gìn sự trong sáng ấy có nghĩa rằng chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu quả. Việc sử dụng từ ngữ, ngữ pháp và ngữ điệu phù hợp giúp truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng và tránh hiểu lầm hoặc sự không chính xác trong giao tiếp. Nó đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như giáo dục, kỹ năng xã hội và nghệ thuật. Khi mọi người hiểu và sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn, chúng ta tạo ra một môi trường giao tiếp chung và khả năng hiểu và tương tác tốt hơn với nhau. Nhờ đó, nó thúc đẩy sự đoàn kết và tạo ra sự nhất quán trong xã hội. Hơn nữa, học sinh là thế hệ đang được học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nếu giữ được sự trong sáng của tiếng Việt, điều đó thể hiện được nhân cách tốt đẹp của học sinh, biết bảo vệ và giữ gìn những gì ông cha ta đã gây dựng trong những tháng năm lịch sử, đó còn là sự biết ơn với các thế hệ cha anh đi trước. Những phẩm chất tốt đẹp đó sẽ là tiền đề để học sinh sau này sẽ trở thành một công dân yêu nước, ra sức bảo vệ tổ quốc, rèn luyện bản thân trở thành một người con của đất Việt giàu truyền thống. Tình yêu nước lớn lao sẽ được thể hiện nếu học sinh biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thật vậy, như trong tác phẩm “Bài học cuối cùng”, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”. Và ngược lại, nếu học sinh không biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có thể dẫn đến mất đi giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc. Điều này có thể góp phần vào việc xói mòn và suy giảm nhận thức về bản sắc dân tộc và làm mất đi những nét đặc trưng của văn hóa Việt. Khi sử dụng tiếng Việt một cách không chính xác hoặc không trong sáng, thông điệp có thể bị hiểu sai hoặc gây hiểu lầm. Điều này có thể dẫn đến sự mất đồng thuận và gây khó khăn trong giao tiếp. Các thông điệp không được truyền đạt một cách chính xác và rõ ràng, làm mất đi sự hiệu quả trong truyền đạt ý nghĩa và ý kiến. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp tiếng Việt chính xác và trong sáng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển cá nhân và xã hội của học sinh. Nếu họ không có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có thể mất đi cơ hội giao tiếp hiệu quả, thể hiện ý nghĩa và ý kiến một cách rõ ràng, và phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện.

Thực tế hiện nay, một số học sinh đã nhận thức và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, học tập và nâng cao kiến thức về tiếng Việt. Họ chăm chỉ học tập ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu để sử dụng tiếng Việt một cách chính xác. Họ đặt sự chính xác ngôn ngữ là ưu tiên trong việc viết, đọc và nói tiếng Việt. Hơn nữa, những học sinh nhận thức được giá trị của tiếng Việt có thể truyền cảm hứng cho những bạn khác thông qua việc sử dụng tiếng Việt chính xác và trong sáng. Họ có thể chia sẻ kiến thức, kỹ năng và tình yêu dành cho tiếng Việt với những người xung quanh, khuyến khích họ tham gia vào việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ này. Học sinh có thể tham gia các khóa học bổ sung về ngôn ngữ, văn hóa và văn hoá Việt Nam để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức văn hóa. Họ cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức văn hóa để chia sẻ và học hỏi từ những người có cùng quan tâm. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã tham gia vào các dự án, chương trình nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và đặc biệt là vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, ngược lại vẫn có một bộ phận số ít học sinh chưa thực sự yêu tiếng Việt, chưa biết giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ như nói tục, chửi bậy, bài xích tiếng Việt, ăn nói chêm thêm những từ Tiếng Anh, đặc biệt các bạn học sinh sử dụng teencode rất nhiều, viết câu cú chưa rõ nghĩa, sai chính tả, bài xích môn tiếng Việt - Ngữ văn, chỉ tập trung những môn ngoại ngữ trong khi chưa hiểu rõ về ngôn ngữ dân tộc (tư tưởng sính ngoại). Nhiều bạn trẻ có tư tưởng sính ngoại, chuộng ngôn ngữ nước ngoài, giao tiếp với nhau luôn chêm xen thêm từ ngữ nước ngoài. Đó là hành động không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Học sinh cần có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm vô cùng quan trọng của mình trong việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Học sinh cần nhận thức rõ rằng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia và là phương tiện giao tiếp chính thức của đất nước. Họ nên hiểu rằng tiếng Việt mang trong mình sự đa dạng, giàu sắc thái và gắn kết với lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. Học sinh cũng cần nhận thức về vai trò cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Họ là người sử dụng tiếng Việt hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến việc lan truyền giá trị trong sáng của ngôn ngữ này. Việc sử dụng ngôn ngữ chính xác, tránh sử dụng từ ngữ tục tĩu và chửi bậy là trách nhiệm của mỗi người, cần tôn trọng và tự hào về tiếng Việt như một phần quan trọng của danh dự dân tộc. Họ nên trân trọng giá trị của ngôn ngữ này và không đánh mất sự trong sáng và đặc trưng của tiếng Việt bằng cách sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoặc lạm dụng các từ ngữ ngoại lai. Không những vậy, học sinh cũng cần có những hành động cụ thể như tránh sử dụng ngôn ngữ teencode (viết tắt, rút gọn) và dùng quá nhiều từ ngữ ngoại lai trong việc giao tiếp và viết văn bằng tiếng Việt, đặt mục tiêu học tập và rèn kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, từ vựng, và viết lách. Họ nên tham gia vào các hoạt động học tập như đọc sách, viết báo cáo, thảo luận văn học để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt một cách chính xác và linh hoạt.

Để học sinh hiểu và nhận thức rõ trách nhiệm quan trọng của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà trường, thầy cô và cha mẹ cần đảm nhiệm trách nhiệm và định hướng cho các em. Với nhà trường, thầy cô cần tạo ra một môi trường học tập an lành và tôn trọng, nơi học sinh được khuyến khích sử dụng tiếng Việt chính xác và trong sáng; tổ chức các hoạt động văn hóa, thảo luận, và thi viết văn để khuyến khích sáng tạo và sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn và sáng tạo. Với gia đình, cha mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tiếp xúc với tiếng Việt chính thức và giàu sắc thái trong gia đình; khuyến khích và hỗ trợ học sinh đọc sách, viết văn và tham gia các hoạt động văn hóa để phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt. Với xã hội, chính phủ nên hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng, như việc tổ chức các khóa học tiếng Việt, sáng tạo ra nền tảng và cơ hội để người dân tiếp cận và sử dụng tiếng Việt hiệu quả.

Như vậy, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm chung của mỗi người và đặc biệt là học sinh. Bảo vệ được tiếng nói của dân tộc là bảo vệ được đất nước, quê hương, nguồn cội của chúng ta, đó là lòng yêu nước bất diệt, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đi trước. Là học sinh, mầm non tương lai của đất nước, em sẽ luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ ngôn ngữ của đất nước, không nói tục, chửi bậy, không sử dụng chêm xen ngôn ngữ nước ngoài khi sử dụng tiếng Việt và tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đến với mọi người.

3. Nghị luận về học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.

Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp. Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường.

Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng. Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “lời hay, ý đẹp”.

Đồng thời, các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta có thể loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai dường như cũng chính là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và ngoài ra đó cũng chính là sự tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, nó dường như cũng đã góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Nghị luận về học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngắn

Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam.

Mỗi đất nước, mỗi quốc gia đều có những niềm tự hào dân tộc. Tiếng Việt cũng là một niềm tự hào của dân tộc. Nhưng ngày nay, xã hội càng phát triển thì sự du nhập của nhiều ngoại ngữ khiến cho chúng ta bị lạm dụng quá nhiều vào từ nước ngoài. Vậy nên đối với giới trẻ thì việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như là giữ gìn lại bản sắc của dân tộc. Hãy luôn sử dụng những từ ngữ thuần Việt, hạn chế những từ không trong sáng hay là làm sai lệch đi nghĩa của những từ đã có. Những người trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nên có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
125 68.523
0 Bình luận
Sắp xếp theo