Viết đoạn văn trình bày luận điểm học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ là một dạng đề hay thường gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ cùng với đoạn văn trình bày luận điểm học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ hay và chi tiết giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tác hại của việc học vẹt.

1. Dàn ý học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Mở đoạn: giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Thân đoạn:

- Giải thích: “Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu.

- Phân tích những mặt hại, những tác động xấu của phương pháp học vẹt đối với hiệu quả học tập cũng như quá trình phát triển con người của các bạn ọc sinh.

Kết đoạn: khái quát lại tác hại, hậu quả của phương pháp học này.

2. Đoạn văn Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ - mẫu 1

Hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học vẹt. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn.

3. Đoạn văn Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ - mẫu 2

Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.

4. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Học tập là một quá trình tiếp thu kiến thức, đào sâu tìm tòi để hiểu đúng và hiểu chắc về các vấn đề mình tiếp thu được trong quá trình học, từ đó sử dụng các kiến thức để vận dụng vào thực tiễn. Chính vì vậy có thể nói học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Chúng ta có thể hiểu học vẹt là việc học thuộc câu chữ nhưng lại không hiểu rõ về bản chất của vấn đề, không biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn mà chỉ biết suy nghĩ theo lối mòn dập khuôn. Thử tưởng tượng mà xem, với khối lượng kiến thức bài vở nhiều như ở trường, nếu như học sinh chỉ dừng ở mức tiếp nhận lời thầy cô nói và rồi nhắc lại y như con vẹt thì những kiến thức ấy có ý nghĩa gì hay không? Chưa kể đến việc làm được bài tập hay thi cử không ứng dụng được mà những kiến thức ấy rồi cũng xếp xó, chẳng dùng được vào cuộc sống bình thường. Lâu dần, học vẹt sẽ làm thui chột đi khả năng vận động não bộ và tư duy của con người, não chúng ta sẽ toàn chứa đựng những kiến thức đó rồi sẽ lại nhanh chóng quên đi. Những kiến thức không được vận dụng sẽ mãi mãi ứ đọng trong não bộ mà chẳng có tác dụng gì. Việc này làm cho việc tiếp thu kiến thức mới cũng khó hơn, gây ra tình trạng mãi luẩn quẩn với kiến thức cũ. Tóm lại, học vẹt là phương pháp học không nên có ở mọi học sinh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 8 thuộc mảng Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 17.895
0 Bình luận
Sắp xếp theo