Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu có đáp án (3 đề)

Hơi ấm ổ rơm của nhà thơ Nguyễn Duy là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ với câu từ giản dị đã gợi cho người đọc những tình cảm yêu thương trân trọng về cuộc sống giản dị của người nông dân, của những vùng quê thanh bình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm có đáp án chi tiết giúp các em nắm được nội dung chính của bài thơ Hơi ấm ổ rơm cũng như các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

1. Đọc hiểu văn bản Hơi ấm ổ rơm

Hơi ấm ổ rơm

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
"Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ"
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,
Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.

Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no,
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái dịu ngọt lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người./

(Nguyễn Duy – Cát trắng)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản?

Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản là đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo sẵn sàng cho ngủ qua đêm. Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ.

Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức? Hình ảnh hương mật ong của ruộng thể hiện cảm nhận gì của tác giả khi nằm trong hơn ấm ổ rơm?

Nhân vật trữ tình thao thức vì:

- Xúc động khi nhận được sự giúp đỡ, đùm bọc của bà cụ nghèo; cảm thấy hạnh phúc khi được trở che, yêu thương.

- Hương mật ong của ruộng là hương vị dịu ngọt, thanh đằm, thơm mát mà nhân vật trữ tình cảm nhận từ mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng; đó còn là hương vị ngọt ngào của lòng yêu thương bình dị, chân thành mà bà mẹ quê dành cho đứa con – người lính qua đường.

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba?

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa hạt gạo nuôi (tất cả chúng ta no), so sánh cái ấm nồng nàn như lửa. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cái ấm nồng nàn, cái dịu ngọt.

- Tác dụng: Khẳng định hạt gạo nuôi dưỡng sự sống con người mỗi ngày nhưng hơi ấm rơm rạ từ lòng người sẽ cho con người một giá trị khác: lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn người.

+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ diễn tả gợi cảm niềm xúc động mãnh liệt của người lính khi nhận được tình yêu thương của người mẹ nghèo. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng thay cho chăn đệm, nhưng lại trở thành biểu tượng của tình yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành, nồng ấm, thiêng liêng.

Câu 4 (1,5 điểm): Em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?

Hình ảnh người mẹ nghèo trong bài thơ hiện lên với cả một tấm lòng cao cả, nhân hậu, bình dị  mộc mạc, dân dã mà đầy chu đáo ân tình…

Người mẹ ấy sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, dù hoàn cảnh của mình cũng khó khăn. Mỗi hành động, lời nói của mẹ đầy tình yêu thương như ruột thịt.

2. Đọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy

HƠI ẤM Ổ RƠM

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm

Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gày gò

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

(Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ nào?

A. Bảy chữ

C. Tự doĐọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

B. Tám chữ

D. Thất ngôn Đường luật

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Nhân vật tôi

B. Nhân vật người mẹĐọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

C. Tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng

D. Chủ thể ẩn

Câu 3. Ý nào không nói đúng hoàn cảnh mà nhân vật tôi gõ cửa nhà bà mẹ?

A. Đêm khuya bị lỡ đường

B. Ngoài trời lạnh

C. Đi qua một vùng đồng chiêmĐọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

D. Gặp ngôi nhà tranh rộng rãi

Câu 4. Đâu là lời nói của người mẹ trong bài thơ?

A. Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

B. Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

C. Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta noĐọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 5. Câu thơ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánhĐọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

C. Ẩn dụ

D. Nhân hoá và So sánh

Câu 6. Dòng thơ nào nói lên trực tiếp tâm trạng của nhân vật tôi khi được nằm trong hơi ấm ổ rơm?

A. Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

B. Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

C. Riêng cái ấm nồng nàn như lửaĐọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

D. Cái mộc mạc lên hương của lúa

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của bài thơ?

A. Đề cập đến ý nghĩa hơi ấm ổ rơm của người mẹ cưu mang người chiến sĩ trong đêm khuya lỡ đường.Đọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm 

B. Đề cập đến hình bóng người mẹ nghèo vùng đồng chiêm đã cưu mang người chiến sĩ.

C. Đề cập đến kỉ niệm về đêm lỡ đường của người chiến sĩ.

D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ nghèo cưu mang người chiến sĩ và lòng biết ơn của người chiến sĩ.

Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh hương mật ong của ruộng?

Trong bài thơ "Hơi Ấm Ổ Rơm" của nhà thơ Nguyễn Khuyến, hình ảnh "hương mật ong của ruộng" được sử dụng để miêu tả sự tươi mát, ngọt ngào và thân thiện của một không gian quen thuộc, mang đến cảm giác an lành và ấm áp cho người đọc.

Câu 9. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ

Trong bài thơ "Hơi ấm ổ rơm" của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh người mẹ được miêu tả rất chân thực và đầy tình cảm. Người mẹ trong bài thơ được tác giả tả dưới hình ảnh một người phụ nữ nghèo khổ, sống trong một ổ rơm nhỏ bé, nhưng lại toát lên một tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái. Người mẹ trong bài thơ được miêu tả là người luôn chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho con cái trong mọi hoàn cảnh. Dù cuộc sống khó khăn, người mẹ vẫn luôn cố gắng tạo ra một không gian ấm áp, an lành cho con cái. Hình ảnh "hơi ấm ổ rơm" chính là biểu tượng cho tình mẫu tử vô điều kiện của người mẹ, nơi mà con cái luôn cảm thấy được yên bình và an toàn. Hơn nữa, người mẹ trong bài thơ còn được miêu tả là người biết chia sẻ, nhân hậu và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Dù cuộc sống của mình còn thiếu thốn, người mẹ vẫn không ngại hy sinh và chia sẻ những gì mình có với những người xung quanh. Hình ảnh này thể hiện tình yêu thương và lòng nhân ái của người mẹ, làm cho người đọc cảm nhận được sự cao cả và đáng quý của tình mẫu tử.

 Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm

3. Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm đề 2

Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gày gò

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

(“Hơi ấm ổ rơm”- Nguyễn Duy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Xác định thể thơ?

Câu 2. Ngôi nhà của người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn thơ?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ hiện lên như thế nào?

Gợi ý

Câu 1.

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

– Thể thơ: tự do

Câu 2.

– Ngôi nhà của người mẹ hiện lên:

+ ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

+ Nhà mẹ hẹp; chiếu chăn chả đủ

+ mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

– Những hình ảnh trên cho thấy: nhà mẹ nghèo, vất vả nhưng gần gũi, quen thuộc, yêu thương.

Câu 3.

– Phép tu từ: liệt kê. Tác giả liệt kê các hình ảnh: đồng chiêm, nhà tranh, ổ rơm, bà mẹ, hơi ấm, lửa, lúa…

– Tác dụng: phép liệt kê làm hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị. Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ. Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình.

Câu 4.

Cảm xúc của tác giả: xúc động, yêu thương trước sự chăm sóc bình dị của mẹ; thao thức trong hơi ấm ổ rơm vì nhận ra mùi đồng ruộng quê hương mộc mạc, ân tình.

Trên đây là 3 mẫu đề đọc hiểu văn bản Hơi ấm ổ rơm của tác giả Nguyễn Duy có đáp án chi tiết Hoatieu đã chia sẻ. Hy vọng thông qua nội dung trên các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội dung cũng như các hình thức nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ Hơi ấm ổ rơm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 17.269
0 Bình luận
Sắp xếp theo