Em thấy thái độ tình cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc như thế nào?

Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc

Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào? Đây là nội dung câu hỏi số 3 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 phần Đọc hiểu văn bản. Sau đây là một số gợi ý của Hoatieu giúp các em học sinh trả lời câu hỏi này và hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài trước khi học văn bản Lão Hạc lớp 8.

Câu 3 trang 48 sách giáo khoa Văn 8 tập 1

Câu hỏi: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

Gợi ý 1:

Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

- Dửng dưng thờ ơ khi nghe lão Hạc bảo sẽ bán chó, vì lão nói với “tôi” rất nhiều lần trước đây.

- Ái ngại, cảm thông, xót xa thay cho lão khi thấy lão khóc vì bán con Vàng

- Quan tâm, muốn sẻ chia cùng lão khi dấu vợ ngấm ngầm giúp lão.

- Hoài nghi, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão xin bả chó...

- Kính trọng nhân cách lão khi biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc.

Gợi ý 2:

- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

⟹ "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Gợi ý 3:

Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).

Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc.
Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.

Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 8 thuộc mảng Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 8.200
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm