Tìm hiểu về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam. Được biết đến là trường đại học cổ xưa nhất của người Việt, ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong số những địa chỉ tham quan yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Vậy tại sao gọi là Văn Miếu Quốc Tử Giám? Mời các bạn hãy cùng Hoatieu tham khảo nội dung sau đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về Văn Miếu Quốc Tử Giám nhé.

1. Tại sao gọi là Văn Miếu Quốc Tử Giám?

Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám ra đời vào năm 1070 tại vị trí như hiện nay. Mặc dù còn có ý kiến khác nhau về tên gọi “Văn Miếu” nhưng đều thống nhất rằng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử cùng các tiên hiền Nho học, đồng thời là nơi học tập của Hoàng Thái tử. Được biết ở Trung Quốc từ thời Hậu Tề (479 – 502) các trường trong phủ, huyện đều lập miếu thờ Khổng Tử và Nhan Tử (theo bộ từ điển Từ Nguyên). Như vậy ngay từ thế kỷ thứ V Trung Quốc đã có lệ lập Văn Miếu ở trường học. Ở Việt Nam vào đầu thể kỷ XI Nho Giáo chưa phát triển, nhưng điều đó đã khẳng định nhà Lý chọn Nho Giáo là hệ tư tưởng chính. Điều này cũng phù hợp với quy chế dạy và học ở Trung Quốc – quốc gia khởi thuỷ của nền Nho học. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Bính Thìn, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 (1076), “chọn viên quan văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”, đây là lần đầu tiên tên gọi “Quốc Tử Giám” xuất hiện trong chính sử, do đó có thể hiểu rằng năm 1076 là năm ra đời của Quốc Tử Giám.

Tên gọi Quốc Tử Giám lần đầu tiên xuất hiện trong chính sử là vào năm 1076, đây là nơi học tập của con em trong hoàng gia và những văn thần có học. Lúc đầu quy mô còn nhỏ, chỉ dành riêng cho Hoàng Thái tử, sau này được mở rộng cả về quy mô và đối tượng theo học, với mục đích đào tạo quan lại cho triều đình. Tên gọi Quốc Tử Giám cũng được được chính thức gọi từ lúc này và cho đến nay tên gọi đó vẫn được duy trì, tuy nhiên trong một số giai đoạn lich sử đã được gọi với tên khác nhau.

2. Giới thiệu về di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời cai trị của vua Lý Thánh Tông. Nơi thờ các vị khổng tử nổi tiếng của việt nam như Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối.

1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc đến đây để học tập . Và được đổi tên thành quốc học viện trong thời vua Trần Thái Tông cai trị. Cho phép con cái thường dân những người có tài văn chương xuất sắc đến đây học tập.

Sau này sau khi vua Lê Thánh Tông cai trị thì bắt đầu xây dựng bia của những tiến sĩ thi đỗ. Và tới thời vua Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Cho người sửa chữa lại Văn miếu Thăng Long đổi tên thành Văn Miếu của trấn Bắc Thành. Cuối cùng đổi tên thành văn miếu Hà Nội đến ngày hôm nay. Đó là vài nét sơ lược về lịch sử văn miếu quốc tử giám.

Kiến trúc của Văn Miếu

Di tích lịch sử văn miếu có diện tích rộng 54331 m2, gồm các công trình thiết kế kiến trúc lớn, nhỏ khác nhau. Bên ngoài khuôn viên là những bức gạch vồ. Di tích này trải qua nhiều lần tu sửa vì có dấu hiệu xuống cấp do thời gian. Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.

Phía trước văn miếu có một hồ gọi là hồ Văn Chương ngày xưa chúng ta có thể trên lầu và ngắm cảnh dưới hồ. Cổng chính gồm 4 trụ lớn, hai bên có bia ghi trên đó là chữ “Hạ Mã”. Bản tên của Văn Miếu ghi bằng chữ Hán cổ xưa có tên là “Văn Miếu Môn”

Được chia làm 5 khu vực khác nhau, mỗi khu vực đều cách nhau bởi những tường ngăn cách lớn và cổng đi lại nối liền với nhau cho tiện việc di chuyển qua các khu khác nhau.

3 khu thường được tham quan khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

1. Khu thứ nhất

Đó là cổng chính của văn miếu từ đây chúng ta sẽ đi đến được Đại Trung Môn.

2. Khu thứ hai

Khi vào Đại Trung Môn thì chúng ta sẽ tới Khuê Văn Các. Khuê Văn Các là công trình kiến trúc có tỉ lệ kiến trúc khá hài hòa và thu hút người tham quan khi đến đây. Ngôi nhà gồm 4 trụ chính phía trên là gác lửng ngày xưa là nơi để dạy học được làm hoàn toàn bằng gỗ rất tinh xảo và cầu kỳ.

Bên trái trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu bia tiến sĩ những người đỗ đạt chức vị lớn ở các kỳ thi cử. Khuê Văn các ở Văn Miếu được coi là bộ mặt của Hà Nội.

3. Khu thứ ba

Hồ nước Thiên Quang Tỉnh hồ có hình vuông rất đẹp nó còn có tên khác là giếng soi ánh mặt trời. Dọc hai bên hồ là nhà bia các tiến sĩ, mỗi tấm bia được làm bằng đá được đặt trên mỗi con rùa và khắc tên tiến sĩ đã đậu các chức vị như là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ.

Tính từ năm 1442 – 1779 hiện này còn 82 tấm bia. Đó là những điểm thu hút khách đến thăm quan nhất và đó cũng là những di tích lịch sử quý báu.

4. Khu thứ tư

Khu trung tâm văn miếu có hai công trình lớn và được thiết kế kỳ công nhất nằm song song và nối tiếp nhau.Tòa bên ngoài gọi là Bái đường, Tòa trong gọi là Thượng cung. Đây là khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối.

5. Khu thứ năm

Đây là khu nhà Thái Học. Thời nhà Nguyễn đã bị bãi bỏ và trường Quốc Tử Giám cũng đóng cửa. Nơi này đổi tên thành Khải thánh là nơi thờ thân sinh phụ mẫu của Khổng Tử.

Vào thời gian kháng chiến chống Pháp khu nhà này bị phá hủy bởi chiến tranh. Được cải tạo và xây dựng lại năm 1999. Trong khu thứ năm còn là nơi thờ của các vị vua gồm vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

3. Thuyết minh về Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn Miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được nhà Lý xây dựng vào thế kỉ 11, với mục đích chính là dạy học cho các hoàng tử và những người tài trong thiên hạ. Đây còn là nơi thờ các danh nhân có công trong nền giáo dục nước nhà, tổ chức các kì thi của quốc gia, cao nhất là kì thi tiến sĩ.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long xưa. Nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Ở vị trí đắc địa, bốn mặt đều là những con phố đông vui, nhưng không vì thế mà Văn Miếu mất đi vẻ yên tĩnh, cổ kính vốn có. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331 m² bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám.

Hồ Văn nằm ở đối diện cổng chính Quốc Tử Giám, đã được trùng tu nhiều năm nay. Đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, giữa hồ có gò Kim Châu. Cảnh trí rất yên bình, nên thơ giúp cho các sĩ tử giải tỏa bớt căng thẳng trước giờ thi.

Về lịch sử:

Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442) Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu – Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu – Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại

Về kiến trúc:

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú của bầu trời tỏa xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.

Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa ngoài nhà là Bái đường, tòa trong là Thượng cung.

Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.486
0 Bình luận
Sắp xếp theo