Bản đặc tả đề thi cuối kỳ 1 sinh học 8

Tải về

Bản đặc tả đề kiểm tra cuối kỳ sinh học 8 là một bản mô tả cấu trúc đề thi chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Mời các thầy cô tham khảo và tải về bản đặc tả đề thi môn sinh học lớp 8 Hoatieu chia sẻ dưới đây để có cơ sở xây dựng những bộ đề thi sinh học chất lượng nhất nhé.

1. Xây dựng ma trận và bản đặc tả là gì?

Khái niệm ma trận và bản đặc tả không phải là khái niệm mới, tuy nhiên đối với các cán bộ giáo viên khá quen thuộc với khái niệm này thì với những người làm trong các đơn vị, tổ chức khác thì chưa chắc đã biết hoặc đã hiểu về khái niệm này. Xây dựng ma trận và bản đặc tả thường được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Ma trận đề là bản đồ mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề kiểm tra, đề thi. Cụ thể là nội dung đề kiểm tra đó là ra ở bài học nào, ở chương nào, ở phần nào, ra ở cấp độ (các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng) mỗi cấp độ có bao nhiêu câu hỏi, mỗi câu bao nhiêu điểm, tổng số điểm của mỗi cấp độ là bao nhiêu, tỉ lệ điểm của mỗi cấp độ so với điểm của toàn bài kiểm tra như thế nào, tổng số câu của cả đề là bao nhiêu. Nghĩa là phải lập bảng kê khai cụ thể, chi tiết.

Bản đặc tả có thể hiểu là bản mô tả chi tiết những yêu cầu, mức độ cần kiểm tra trong mỗi nội dung trong chủ đề.

2. Bản đặc tả đề thi học kì 1 sinh học 8


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

TN

1. CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI (5 tiết)

2

Cấu tạo cơ thể người

Nhận biết

- Kể được tên các hệ cơ quan

1

C9

- Xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể mình.

1

C5

Vận dụng

- Giải thích được vai trò điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết đối với các cơ quan trong cơ thể.

Tế bào

Nhận biết

- Nêu được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm màng tế bào, TBC, nhân.

Thông hiểu

- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.

Vận dụng

- Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.

Nhận biết

- Hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.

Thông hiểu

- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.

Nhận biết

- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.

Phản xạ

Thông hiểu

- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.

2. CHỦ ĐỀ 2: VẬN ĐỘNG (6 tiết)

3

Bộ xương

Nhận biết

- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương

- Xác định được vị trí các xương chính trên ngay cơ thể mình

Thông hiểu

- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình dạng và cấu tạo

- Phân biệt được các loại khớp xương

Cấu tạo và tính chất của xương

Nhận biết

- Mô tả cấu tạo của 1 xương dài và xương ngắn

1

C3

- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.

Thông hiểu

- Giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.

Vận dụng

- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.

Cấu tạo và tính chất của cơ

Nhận biết

- Biết được cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ

Vận dụng

- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

1

C6

Hoạt động của cơ

Nhận biết

- Nêu được khái niệm công cơ

Thông hiểu

- Hiểu được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ

Vận dụng

- Chứng minh được cơ co sinh ra công, công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển

Vận dụng cao

- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ từ đó mà vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập TDTT

Tiến hóa của vận động. Vệ sinh hệ vận động

Thông hiểu

- Chứng minh được sự tiến hoá về hệ vận động của người so với động vật.

Vận dụng

- Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật.

Vận dụng cao

- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ từ đó mà vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập TDTT

1

C12

3. CHỦ ĐỀ 3: TUẦN HOÀN (7 tiết)

1

Máu và môi trường trong cơ thể

Nhận biết

- Biết được các thành phần của máu.

1

C13

- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

- Nêu được vai trò của môi trường trong cơ thể.

Thông hiểu

- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.

Vận dụng

- Giải thích màu sắc của máu. Khi mất máu do tiêu chảy, lao động nặng máu lưu thông dễ dàng không.

Bạch cầu- Miễn dịch

Nhận biết

- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu khỏi các tác nhân gây nhiễm.

- Trình bày được khái niệm miễn dịch.

Thông hiểu

Giải thích được cơ chế của vacxin

Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Nhận biết

- Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu.

Vận dụng

- Biết cách giữ máu không đông.

- Biết cách xử lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu.

- Biết cách xử lí khi bị máu khó đông.

- Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch

Vận dụng cao

- Thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu cho các thành viên trong gia đình.

Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Nhận biết

- Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng

- Trình bày được sơ đồ vận chuyển màu và bạch huyết trong cơ thể

Thông hiểu

- Hiểu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút). Tính được nhịp tim của mỗi người

- Xác định vị trí của tim trong lồng ngực.

Vận dụng

Vận dụng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hạn chế các bệnh về tim

Tim và mạch máu

Nhận biết

- Nêu được khái niệm huyết áp.

- Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh.

- Nêu được chu kì co dãn của tim

Vận dụng

- Tính được chu kì co dãn của tim trong 1 phút

- Xác định động mạch và tĩnh mạch trên cơ thể. Dấu hiệu nhận biết chúng

- Đếm số nhịp tim trên một phút của bản thân.

Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn.

Nhận biết

- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

Thông hiểu

- Hiểu được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch:

- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.

- Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.

Vận dụng

Vận dụng các biện pháp bảo vệ hệ tim mạch

4. CHỦ ĐỀ 4: HÔ HẤP (4 tiết)

2

Hô hấp và các cơ quan hô hấp

Nhận biết

- Trình bày khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.

1

C14

Thông hiểu

- Xác định được trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người

- Mô tả các chức năng của chúng.

Vận dụng

- Liên hệ thực tế ý nghĩa của hô hấp với sự sống

Hoạt động hô hấp

Nhận biết

- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.

- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu( bao gồm:khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trử và khí cặn).

Thông hiểu

- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

Vệ sinh hô hấp

Nhận biết

- Trình bày được phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường

- Nêu được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp

1

C16

Thông hiểu

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách

- Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí

Vận dụng

- Kể các bệnh chính về hô hấp (viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản). Nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Nhận biết

- Hiểu rõ được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

Thông hiểu

- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

Vận dụng

- Biết được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

5. CHỦ ĐỀ 5: TIÊU HÓA (7 tiết)

6

Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Nhận biết

- Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hóa, vai trò của tiêu hóa với con người.

Thông hiểu

- Xác định được trên mô hình các cơ quan tiêu hóa của hệ tiêu hóa ở người

Tiêu hóa ở khoang miệng

Nhận biết

- Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học( miệng ) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.

1

C1

Thông hiểu

- Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.

1

C4

- Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

Vận dụng

- Vận dụng giải thích hiện tượng thực tiễn

1

C7

TH: T/h HĐ của enzim trong nước bọt

Nhận biết

- Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho Enzim hoạt động.

- Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.

Tiêu hóa ở dạ dày

Nhận biết

- Trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày

Thông hiểu

- Phân tích được các đặc điểm cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng nghiền nát thức ăn

1

C2

Tiêu hóa ở ruột non

Nhận biết

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của ruột non

Thông hiểu

- Phân tích được các đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng

1

C8

Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Nhận biết

- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan, tế bào.

- Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưõng.

- Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.

Vệ sinh tiêu hóa

Nhận biết

- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó.

- Kể một số bệnh về đường tiêu hóa

Vận dụng cao

- Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

1

C10

6. CHỦ ĐỀ 6: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (3 tiết)

2

Trao đổi chất

Nhận biết

- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài.

1

C15

- Phân biệt trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong.

Chuyển hóa

Nhận biết

- Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ thống nhất với nhau.

1

C11

Thân nhiệt

Nhận biết

- Trình bày mối quan hệ giữa dị hóa và thân nhiệt.

Vận dụng

- Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, bảo đảm thân nhiệt luôn ổn định.

3. Ma trận đề thi cuối kỳ 1 sinh học 8

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 SINH HỌC LỚP 8

thời gian/ câu trắc nghiệm/tự luận3.5455
sttNỘI DUNG KIẾN THỨCđơn vị kiến thứcCÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨCtổng số câuTổng thời giantỉ lệ %thời lượng giảng dạysố điểm tương đươngsố điểm cân chỉnhtổng số câu TLTổng số câu
hỏi trắc nghiệm
NHẬN BIÊTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAO
chTNThời gianch TLThời gianchTNThời gianch TLThời gianchTNThời gianch TLThời gianchTNThời gianch TLThời gianchTNchTL
1Chương 3-Tuần hoàn3.1.Bạch cầu và miễn dịch--14----014.0044.4%4tiết4.444.526
23.2.Đông máu và nguyên tắc truyển máu-13.5-----15028.50
33.3Tim và hệ mạch-13.5------13.50
43.4.Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần.-----14--14.00
5Chương 4. Hô hấp4.1.Hô hấp và các cơ quan hô hấp-13.5------13.5022.2%3iết2.22214
64.2.Hoạt động hô hấp---14.0----14.00
74.3.Vệ sinh hô hấp-13.5---15--028.50
8Chương 5
Tiêu hóa
5.1.Tiêu hóa ở khoang miệng-------15015.0033.3%2tiết3.333.512
95.2. Tiêu hóa ở dạ dày---14.0----014.00
tổng0041400312002100021001145100%9 tiết9.9910412
tỉ lệ40%30%20%10%100%
tổng điểm432110.00

Mời các bạn xem và tải bản đầy đủ trong file tải về nhé

4. Lưu ý khi làm bản đặc tả sinh học 8

Lưu ý:

  • Câu hỏi theo mức độ nhận thức ở trên là gợi ý, quý Thầy Cô có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc thù của trường mình nhưng phải nằm trong đơn vị kiến thức chung như trên.
  • Những câu hỏi đề xuất là những câu hỏi nhỏ, nên thấy số lượng câu hỏi nhiều, các trường có thể để câu hỏi nhỏ trên nằm trong câu hỏi lớn của nội dung kiến thức.
  • Câu hỏi pisa có thể không nằm trong các bài trên nhưng vẫn thuộc các nội dung kiến thức trong ma trận chung.
  • Nghiên cứu kỷ công văn 3280/GDĐT-GDTrH ngày 27/08/2020 của Bộ GD và ĐT về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, bộ môn sinh học để ra đề kiểm tra cuối kì 1.

5. Cấu trúc bản đặc tả đề thi sinh học 8

- Cấu trúc đề thi sinh học lớp 8:

  • Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
  • Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
  • Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

6. Một số lưu ý khi xây dựng ma trận kiểm tra sinh học 8

1. Xác định kiến thức kiểm tra. Kiểm tra định kỳ bao gồm toàn bộ kiến thức đã được học trước đó. Lượng kiến thức kiểm tra định kỳ : giữa kỳ 1 (tuần 1 - tuần 9), cuối kỳ 1( từ tuần 1 - tuần 18), giữa kỳ 2 (tuần 19 - tuần 26), cuối kỳ 2 (tuần 19 - tuần 35).

2. Cân chỉnh lượng kiến thức theo thời lượng dạy học, tính tỉ lệ phần trăm trong bài kiểm tra. Cân chỉnh tỉ lệ theo mức độ theo : 4:3:2:1 (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dung cao)

3. Cân chỉnh thời gian các câu hỏi:

  • + Trắc nghiệm:

Nhận biết: Thời gian đọc và làm câu nhận biết từ 30 - 45 giây. Câu dẫn là câu hỏi, ngắn gọn, phương án rõ ràng, ở mức nhận biết. Không sinh không phải tư duy có thể làm được. Mức độ câu hỏi này nhằm kiểm tra kiến thức học sinh biết được sau quá trình học. Câu hỏi nhận biết nhằm kiểm tra diện rộng. cả câu dẫn và phương án trả lời tối đa không quá 3 dòng.

Thông hiểu: thời gian đọc và làm câu này từ 45 - 75 giây/câu. Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách Hs liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…. Câu hỏi thông hiểu cũng nhằm mục đích kiểm tra diện rộng. Câu hỏi nhận biết nhằm kiểm tra diện rộng. cả câu dẫn và phương án trả lời tối đa không quá 4 dòng.

Vận dụng: thời gian đọc, suy luận câu hỏi này là khoảng 90 giây.Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào tình huống vấn đề quen thuộc. Câu hỏi vận dụng nhằm mục đích kiểm tra chiều sâu kiến thức.
Vận dụng cao: Thời gian câu hỏi vận dụng cao từ 90s - 150 giây /câu. Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào tình huống vấn đề mới. Câu hỏi vận dụng nhằm mục đích kiểm tra chiều sâu kiến thức.

  • Câu tự luận: vẫn đảm bảo theo mức độ 4:3:2:1, trong đó:

- Nhận biết: Mức độ 1 (nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học trước đây. Điều đó có nghĩa là một học sinh có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lí thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức. những động từ thường dùng: Kể, liệt kê, nêu tên, xác định, viết, tìm, nhận ra,…

- Thông hiểu: Mức độ 2 (thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần vớ các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu....), bằng cách giải thích được tài liệu (giải thích hoặc tóm tắ), mô tả theo ngôn từ của cá nhân. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết. Những động từ thường dùng : Giải thích, diễn giải, phác thảo, thảo luận, phân biệt, dự đoán, khẳng định lại, so sánh, mô tả...

- Vận dụng: Mức độ 3 là biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống. Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc gần giống như tình huống đã gặp trên lớp. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học tập, trong đời sống thường ngày. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết và thông hiểu. Những động từ thường dùng: Giải quyết, thể hiện, sử dụng, làm rõ, xây dựng, hoàn thiện,xem xét, làm sáng tỏ...

- Vận dụng cao: Mức 4 là vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới. Học sinh có khả năng vận dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động, hoặc một sơ đồ mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ hiểu, biết, vận dụng thông thường. Nó nhấn mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới. Những động từ thường dùng: Tạo ra, phát hiện ra, soạn thảo, dự báo, lập kế hoạch, xây dựng, thiết kế, tưởng tượng, đề xuất, định hình....

Trên đây là bản đặc tả đề thi cuối kỳ 1 sinh học 8 hay ma trận đề kiểm tra cuối kỳ 1 sinh học 8. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
3 1.886
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm