Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức 2024

Tải về

Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 sách mới có ma trận đề thi chi tiết và gợi ý đáp án sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức tốt hơn. Sau đây là nội dung chi tiết ma trận đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức cùng với đề kiểm tra môn Khoa học tự nhiên 8 giữa học kì 1 sách KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức dưới đây bao gồm 2 mẫu đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 giữa kì 1 bộ Kết nối. Các đề thi được thiết kế với đầy đủ 4 phần bao gồm ma trận, bản đặc tả, đề thi và gợi ý đáp án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho cả  các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong kì thi giữa học kì 1 sắp tới.

1. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 giữa kì 1 Kết nối tri thức  - đề 1

1.1 Ma trận đề thi giữa học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - đề 1

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng số câu

Tổng điểm (%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Mở đầu (03 tiết)

Bài 1. Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

2

(0,5đ)

2

0,5đ

= 5%

2

CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

(09 tiết)

Bài 2. Phản ứng hóa học

1

(1,0đ)

1

=10%

Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí

1

(0,25đ)

1

0,25đ

=2,5%

Bài 4. Dung dịch và nồng độ

1

(0,25đ)

1

(1,25đ)

1

1

1,5đ

=15%

3

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP XUẤT

(13 tiết)

Bài 13. Khối lượng riêng

1

(0,25đ)

1

0,25đ

=2,5%

Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng

Bài 15. Áp suất trên một bề mặt

1

(0,25đ)

1 ý

(1,0đ)

1

1 ý

1,25đ

=12,5%

Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

2

(0,5đ)

2

0,5đ

=5%

Bài 17. Lực đẩy Archimedes

1

(0,25đ)

1 ý

(1,5đ)

1

1 ý

1,75đ

=17,5%

4

CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

(07 tiết)

Bài 30. Khái quát về cơ thể người

1

(0,25đ)

1

0,25đ

=2,5%

Bài 31. Hệ vận động ở người

1

(0,25đ)

1 ý

(1,0đ)

1 ý

(1,25đ)

1

2 ý

2,5đ

=25%

Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

1

(0,25đ)

1

0,25đ

=2,5%

Tổng: Số câu/Điểm

12

(3,0đ)

1

(1,0đ)

2+1 ý

(3,25đ)

2 ý

(2,75đ)

12

(3đ)

4

7(đ)

10đ

Tỉ lệ %

40%

32,5%

27,5%

30%

70%

100%

1.2 Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức đề 1

PHÒNG GD&ĐT TẠO ….

TRƯỜNG TH&THCS……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

Năm học: …..

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

(Thời gian: 90 phút - Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi viết ra tờ giấy kiểm tra.

Câu 1. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng?

A. Kẹp gỗ.

B. Bình tam giác.

C. Ống nghiệm.

D. Ống hút nhỏ giọt.

Câu 2. Mol là gì?

A. Là khối lượng ban đầu của chất đó

B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học

C. Bằng 6.1023

D. Là lượng chất có chứa NA (6,022.1023 ) nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Câu 3. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.

D. số gam chất tan có trong dung dịch.

Câu 4: Chọn đáp án đúng cho ý nghĩa của kí hiệu sau.

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức

A. Cảnh báo khu vực hay có sét đánh

B. Nguy hiểm về điện

C. Khu vực có chất độc sinh học

D. Cảnh báo chất độc

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là không đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 6. Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Độ lớn của lực..

B. Điểm đặt của lực tác dụng.

C.Độ lớn của lực và điểm đặt của lực .

D.Không phụ thuộc vào bất kì yếu tố nào.

Câu 7. Công thức tính momen lực đối với một trục quay:

A. M = F.d

B. M = F/d

C. M = d/F

D. M = 2F.d

Câu 8: Tác dụng làm quay càng lớn khi nào?

A. Giá của lực càng xa, momen lực càng lớn.

B.Giá của lực càng gần, momen lực càng lớn .

C. Giá của lực càng xa, momen lực càng bé.

D.Giá của lực càng gần, momen lực càng bé.

Câu 9. Đơn vị khối lượng riêng là ?

A. g/m3.

B. kg.m3.

C. kg/m3.

D. N/m3.

Câu 10: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào?

A. 3 phần: đầu, thân và chân

B. 2 phần: đầu và thân

C. 3 phần: đầu, thân và các chi

D. 3 phần: đầu, cổ và thân.

Câu 11: Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là

A. Fe (iron).

B. Ca (calcium).

C. P (phosphorus).

D. Mg (magnesium).

Câu 12: Tiêu hóa thức ăn là gì?

A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng

B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột

C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được

D. Cả A, B và C.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

Câu 1 (1,0 điểm): Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước.

b) Dây sắt cắt nhỏ và tán thành đinh.

c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu.

d) Hoà tan muối ăn vào nước tạo thành nước muối.

Câu 2 (1,25 điểm): Ở nhiệt độ 25 °C, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

Câu 3 (2,5 điểm): Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là: 2cm, 3cm, 5cm và có khối lượng 210g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.

Câu 4: (2,25 điểm):

a) Trình bày một số bệnh liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học sinh?

b) Đề xuất các biện pháp phòng bệnh và bảo vệ hệ vận động?

1.3 Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức đề 1

I. TRẮC NGHIỆM(3,0điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

D

B

B

C

C

A

A

C

C

B

A

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

Câu

Nội dung

Điểm

1

(1đ)

Hiện tượng vật lí: b, d

Hiện tượng hoá học: a, c

0,5 đ

0,5đ

2

(1,25đ)

mct = 12 -  5 = 7g

Độ tan của muối X trong 20g nước ở 25 °C là

S = \frac{mct}{m\ nước}\(\frac{mct}{m\ nước}\)x100 =\frac{7}{20}\(\frac{7}{20}\)x100 = 35 (g/100g)

0,5đ

0,75đ

3

(2,5đ)

Bài 3:

Thể tích của khối gang là: V = 2.3.5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là:

D = m/V = 210/30 = 7g/cm3

1,5đ

1,0đ

4

(2,25đ)

1. a) Một số bệnh liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học sinh:

2. - Mất điều hòa vận động. Thất điều (ataxia-mất điều hoà vận động): Là triệu chứng do tổn thương não, thân não hoặc tuỷ sống. ...

3. - Bệnh Parkinson. ...

4. - Hội chứng Tourette. ...

5. - Liệt cứng. ...

6. - Run vô căn. ...

7. - Loạn trương lực cơ ...

8. - Bệnh Huntington…….

9. (HS nêu được 4 bệnh trở lên là được điểm tối đa)

b) Đề xuất các biện pháp phòng bệnh và bảo vệ hệ vận động

- Lao động vừa sức khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống

- Chế độ ăn uống hợp lí

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Nghiên cứu cho thấy, một số bộ môn có lợi cho sự phát triển của xương khớp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga.

- Tập trung phát triển cơ bắp để hệ vận động được giảm áp lực khi gặp chấn thương.

- Xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya hoặc căng thẳng đầu óc.

- Điều chỉnh cân nặng ở chỉ số tiêu chuẩn vì trọng lượng cơ thể có tác động lớn tới hệ vận động. Do đó, để giảm thiểu khả năng hao mòn, suy kiệt, cần điều chỉnh cân nặng ở chỉ số tiêu chuẩn.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp nguồn cung cấp dưỡng chất, đảm bảo hoạt động cho hệ thống xương khớp.

- Loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì đây là những yếu tố gây tiêu hủy xương, giòn xương

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

2. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 giữa kì 1 Kết nối tri thức - đề 2

2.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - đề 2

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Mở đầu (3 tiết)

2

(0.5)

2

0.5

Phản ứng hóa học

(17 tiết)

6

(1.5)

2

(1.0)

2

(1.0)

4

6

3.5

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (4 tiết)

2

(0.5)

2

(0,5)

4

1.0

Acid – base – pH – oxide –muối (17 tiết)

4

(1.0)

2

(0.5)

4

(1.0)

2

(0,5)

1

(1.0)

9

4

4.0

Phân bón hoá học (3 tiết)

1

(1.0)

1

1.0

Số ý

4

12

6

4

3

0

1

0

14

16

Điểm số

1

3

2.0

1.0

2.0

1.0

6

4

10

Tổng số điểm

4

3

2

1

10

10

2.2 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 KNTT

Phần I: TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước phương án em cho là đúng, trong các câu sau:

Câu 1: Dụng cụ ở hình bên có tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?

Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

A. Pipette, dùng lấy hóa chất.

B. Bơm tiêm, dùng truyền hóa chất cho cây.

C. Bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.

D. Bơm khí dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Câu 2: Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm:

A. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có dán nhãn ghi tên hóa chất.

B. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, phải đổ trở lại bình chứa.

C. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất.

D. Nếu hóa chất có tính độc hại không cần ghi chú trên nhãn riêng nhưng phải đặt ở khu vực riêng.

Câu 3: Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Rửa rau bằng nước lạnh.

C. Cầu vồng xuất hiện sau mưa.

D. Hoà tan muối ăn vào nước.

Câu 4: Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi được gọi là

A. huyền phù.

B. nhũ tương.

C. dung dịch.

D. dung dịch bão hòa.

Câu 5: Khí nào nhẹ nhất trong các chất khí sau:

A. O2

B. H2

C. CO2

D. N2

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 10g đường vào 190g nước thì thu được dung dịch nước đường có nồng độ bằng

A. 5,26%

B. 5,0%

C. 10%

D. 20%

Câu 7: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam NaOH có trong 100g dung dịch

B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam NaOH có trong 1000g dung dịch

D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch

Câu 8: Cho 4,6 gam kim loại Na vào nước, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Na + H2O -- > NaOH + H2

Hãy cho biết dung dịch tạo ra làm giấy quỳ tím chuyển sang màu gì?

A. Màu tím.

B. Màu đỏ.

C. Màu xanh.

D. không màu.

Câu 9: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thé nào?

A. Đều tăng

B. Đều giảm

C. Phần lớn tăng

D. Phần lớn giảm

Câu 10: Khi sản xuất vôi sống CaO, người ta đun nóng đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao. Yếu tố nào được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?

A. Nhiệt độ.

B. Áp suất.

C. Nồng độ.

D. Xúc tác.

Câu 11: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

A. Phản ứng thuận nghịch.

B. Cân bằng hoá học.

C. Phản ứng một chiều.

D. Tốc độ phản ứng.

Câu 12: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ Ethanol (rượu) ?

A. Nhiệt độ.

B. Áp suất.

C. Nồng độ.

D. Xúc tác.

Câu 13: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian xảy ra phản ứng hóa học.

B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

C. Nồng độ chất tham gia phản ứng.

D. Chất xúc tác phản ứng và nhiệt độ.

Câu 14: Theo A-re-ni-ut, acid là

A. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

B. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

C. chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.

D. chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

Câu 15: Nhóm các dung dịch có pH < 7 là

A. NaOH, Ba(OH)2.

B. HCl, HNO3.

C. NaCl, KNO3.

D. nước cất, NaCl.

Câu 16: Theo A-re-ni-ut, Base là

A. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

B. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

C. chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.

D. chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.

Phần II: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17 (1 điểm): Hãy tính khối lượng chất tan có trong các lượng dung dịch sau:

a. 2 lit dung dịch NaOH 1,5M.

b. 300g dung dịch MgCl2 5%.

Câu 18 (1 điểm): Nung 3,5 g KClO3 (Potassium chlorate) có xúc tác là (MnO2). Sau một thời gian thu được 1,49 g KCl (Potassium chloride) và O2 (khí oxygen).

a. Tính thể tích khí thu được ở điều kiện chuẩn.

b. Tính hiệu suất của phản ứng.

Câu 19 (3 điểm):

a. Em hãy nêu bốn ứng dụng của acid H2SO4.

b. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với các chất sau: Zn, NaOH, Fe2O3, CaCO3.

c. Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ gây các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày,... thậm chí là ung thư dạ dày. Vì sao người mắc bệnh dày thường được bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua?

Câu 20 (1 điểm): Em hãy nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường từ phân bón hóa học mà em biết.

Cho biết: Na = 23; K = 39; O = 16; Cl = 35,5; Mn = 55; Mg =24, C = 12; N = 14.

2.3 Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 KNTT

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

A

C

B

B

D

C

C

A

D

D

A

A

B

B

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Ý

Đáp án

Biểu điểm

17

1

a

nNaOH = 2.1,5 = 3 (mol)

mNaOH = 3.40 = 120 (g)

0,25

0,25

b

mMgCl2 = 300.5% = 15 (g)

0,5

18

1

a

nKCl = 0,02 mol

PTHH: 2KClO3  Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 KNTT 2KCl + 3O2

0,02 0,02 0,03 (mol)

VO2 (đkc) = 0,03.24,79 = 0,7437 (lít)

0,25

0,25

b

Khối lượng KClO3 bị nhiệt phân là:

mKClO3 = 0,02.122,5 =2,45 (g)

Hiệu suất của phản ứng phân hủy KClO3 là:

H% =Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 KNTT

0,25

0,25

19

2

a

Ứng dụng của acid H2SO4 là: Sản xuất phân bón, phẩm nhuộm, tơ sợi, chất dẻo....

b

PTHH:

Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2

NaOH + HCl -> NaCl + H2O

Fe2O3 + 6HCl -> 2FeCl3 + 3H2O

CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

0,25

0,25

0,25

0,25

c

Thức ăn có vị chua có môi trường acid. Khi thức ăn trong đồ chua khi vào dạ dày gây kích thích niêm mạc dẫn đến các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng... làm cho bệnh đau dạy dày trở lên nặng hơn. Do đó, một khi mắc bệnh dạ dày, người bệnh cần hạn chế hoặc không sử dụng các loại thứ phẩm này

1

20

1

- Tìm hiểu kỹ cách sử dụng và liều lượng cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho cây. Tăng cường hiệu suất sử dụng phân bón bằng cách bón đúng loại phân mà cây đang cần.

- Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.

- Giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón sạch và các loại thuốc bảo vệ sinh học.

- Tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt vừa bảo vệ môi trường vừa hạn chế được chất hóa học độc hại. Đây được xem là phương pháp đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của mình.

0,25

0,25

0,25

0,25

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức song song

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng?

A. Kẹp gỗ.

B. Bình tam giác.

C. Ống nghiệm.

D. Ống hút nhỏ giọt.

Câu 2. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống?

A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/3

Câu 3. Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không?

A. Có

B. Không

C. Có thể với những hóa chất dạng bột

D. Có thể khi đã sát trùng tay sạch sẽ

Câu 4. Đâu không là dụng cụ thí nghiệm thông dụng?

A. Ông nghiệm. B. Bình tam giác. C. Kẹo gỗ. D. Axit.

Câu 5. Mol là gì?

A. Là khối lượng ban đầu của chất đó

B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học

C. Bằng 6.1023

D. Là lượng chất có chứa NA (6,022.1023 ) nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Câu 6. Thể tích mol là

A. Là thể tích của chất lỏng

B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó

C. Thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó

D. Thể tích ở đktc là 22,4l

Câu 7. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.

D. số gam chất tan có trong dung dịch.

Câu 8. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng?

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 10. Áp lực là:

A. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 11. Đơn vị đo áp suất là

A. N B. N/m3 C. kg/m3 D. N/m2

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hướng của lực đẩy Ac-si-mét ?

A. Hướng thẳng đứng xuống dưới.

B. Hướng thẳng đứng lên trên.

C. Theo hướng xiên.

D. Theo mọi hướng.

Câu 13. Cơ thể người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?

A. 3 phần: đầu, thân và chân

B. 2 phần: đầu và thân

C. 3 phần: đầu, thân và các chi

D. 3 phần: đầu, cổ và thân

Câu 14. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Cả ba đáp án trên

Câu 15. Chức năng cùa hệ tiêu hóa của người là?

A. Xử lí cơ học thức ăn

B. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

C. Loại bỏ thức ăn không cần thiết

D. Cả A, B và C

Câu 16. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ?

A. Bệnh nước ăn chân

B. Bệnh tay chân miệng

C. Bệnh thấp khớp

D. Bệnh á sừng

II. Tự luận

Câu 17. (Thông hiểu) (1,0 điểm) Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước.

b) Dây sắt cắt nhỏ và tán thành đinh.

c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu.

d) Hoà tan muối ăn vào nước tạo thành nước muối.

Câu 18. (Thông hiểu) (1,0 điểm) Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn?

Câu 19. (Vận dụng) (1,0 điểm) Từ muối Copper (II) sulfate CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, em hãy trình bày cách pha chế 75 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M?

Câu 20. (Thông hiểu) (0,5 điểm). Một hộp sữa có khối lượng riêng 1600 kg/m3. và có thể tích 500 cm3. Hãy tính khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 21. (Vận dụng cao) (1,0 điểm). Một thùng cao 90cm đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Hãy tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy thùng và lên một điểm cách mặtt thoáng 30cm. chứng tỏ áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng.

Câu 22. (Thông hiểu) (1,0 điểm).

a. Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh.

b. Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng.

Câu 23. (Vận dụng) (0,5 điểm) Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh.

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

D

B

D

D

C

B

A

A

C

D

B

C

A

D

C

Tự luận:

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17 (1,0 điểm)

- Hiện tượng vật lí: b, d

- Hiện tượng hoá học: a, c

0,5

0,5

Câu 18 (1,0 điểm)

Tiến hành thí nghiệm BaCl2 + Na2SO4.

Chuẩn bị: Dung dịch barium chloride, sodium sulfate, cân điện, cốc thủy tinh.

Tiến hành:

+ Trên mặt cân đặt 2 cốc: cốc (1) đựng dung dịch barium cloride, cốc (2) đựng dung dịch sodium sulfate. Ghi tổng khối lượng 2 cốc (m1).

+ Đổ cốc (1) vào cốc (2), lắc nhẹ để hai dung dịch trộn lẫn với nhau. Quan sát thấy có một chất rắn xuất hiện ở cốc (2). Đặt hai cốc trở lại mặt cân. Ghi khối lượng (m2).

So sánh m1 = m2 Từ đó rút ra: tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 19 (1,0 điểm)

*Tính toán:

Số mol chất tan là: nCuSO4 = CM.V = 2 x 0,075 = 0,15 mol

Khối lượng chất tan là: mCuSO4 = 160.0,15 = 24 gam

*Pha chế: Cân lấy 24 gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 75ml dung dịch thu được 75ml dung dịch CuSO4 2M

0,25

0,25

0,5

Câu 20

(0,5 điểm)

Áp dụng công thức: D =\frac{m}{V}\(\frac{m}{V}\)

-> m = D.V = 1600 . 0,0005 = 0,8 kg

0,25

0,25

Câu 21

(1,0 điểm)

Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy thùng là :

p = d.h = 10000. 0,9 = 9000 N/m2.

0,25

Áp suất chất lỏng tác dụng lên một điểm cách mặt thoáng một khoảng h1 (30cm) là:

p1 = d.h1 = 10000. 0,3 = 3000 N/m2.

0,25

Vì p > p1 nên áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng.

0,5

Câu 22

(1,0 điểm)

a. Việc tiêm vaccine giúp con người chủ động tạo ra miễn dịch cho cơ thể: Mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu,… trong vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể, kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

0,5

b. Khái niệm chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

- Khái niệm dinh dưỡng: Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.

0,5

Câu 23

(0.5 điểm)

- Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

0,5

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 20.186
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm