Đề cương ôn tập cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án)

Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 học kì 2 KNTT được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm tổng hợp lý thuyết KHTN 8 học kì 2 sách Kết nối kèm theo các câu hỏi vận dụng sẽ giúp các em củng cố kiến thức thật tốt để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề cương ôn tập cuối kì 2 KHTN 8 KNTT, mời các em cùng tham khảo.

Tài liệu ôn tập cuối học kì 2 Hóa học 8 sách Kết nối

I. LÝ THUYẾT

Chủ đề 1: Tính theo PTHH

- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 250C.

Các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học.

Bước 1: Quy đổi số liệu (tính số mol chất tham gia hoặc chất sản phẩm từ số liệu bài cho) (Dựa vào công thức n = m/M hoặc n = V(đkc)/24,79)

Bước 2: Viết và cân bằng phương trình phản ứng.

Bước 3: Tìm số mol của các chất cần tính toán dựa vào tỉ lệ của các chất có trong phương trình phản ứng và số mol chất mà đề bài cho.

Bước 4: Đổi số mol của các chất vừa tìm được ra các số liệu theo yêu cầu của đề bài. (Dựa vào công thức m = n.M hoặc V(đkc) = n . 24,79)

Các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học bài toán có so sánh tỉ lệ số mol. (Đề bài cho dữ kiện của hai chất tham gia.)

Bước 1: Quy đổi số liệu (tính số mol chất tham gia hoặc chất sản phẩm từ số liệu bài cho) (Dựa vào công thức n = m/M hoặc n = V/24,79)

Bước 2: Viết và cân bằng phương trình phản ứng.

Bước 3: Lập tỉ lệ so sánh số mol của hai chất tham gia theo đề chia cho hệ số pt. Tỉ lệ lớn hơn, chất đó phản ứng còn dư, tỉ lệ ít hơn chất phản ứng hết trước. Tìm số mol của chất phản ứng và sản phẩm theo số mol chất phản ứng hết trước.

Ngoài ra, có thể tính được ndư= n – npứ

Bước 4: Đổi số mol của các chất vừa tìm được ra các số liệu theo yêu cầu của đề bài. (Dựa vào công thức m = n.M hoặc V = n . 24,79)

Chủ đề 2: Tốc độ phản ứng

Khái niệm về tốc độ phản ứng.

- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.

- Ví dụ:

+ Phản ứng đốt cháy xăng dầu, gas… xảy ra nhanh à Tốc độ rất nhanh.

+ Phản ứng giữa sắt với khí oxygen tạo gỉ sắt… xảy ra chậm à Tốc độ chậm hơn.

Chất xúc tác làm cho phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn (tốc độ phản ứng tăng).

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Tự liên hệ thực tế.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Tự liên hệ thực tế.

3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tự liên hệ thực tế.

4. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng.

Tự liên hệ thực tế

Chủ đề 3: Acid

Khái niệm acid:

Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

TCHH của acid:

- Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Dung dịch acid phản ứng được với một số kim loại để tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.

VD:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Ứng dụng của các acid:

Ứng dụng của Sulfuric acid.

Nội dung Hình 8.1 SGK/36.

Ứng dụng hydrochloric acid

Nội dung Hình 8.2 SGK/37.

Chủ đề 4. Base - Thang pH

Khái niệm base

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.

Khái niệm kiềm:

Kiềm là những base tan trong nước.

Phân loại:

- Base không tan và tên gọi tương ứng:

VD

+Mg(OH)2: magnesium hydroxide.

+Cu(OH)2: copper(II) hydroxide.

+ Fe(OH)2: iron(II) hydroxide.

+ Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

- Base tan (kiềm) và tên gọi tương ứng:

VD

+ KOH: potassium hydroxide.

+ NaOH: sodium hydroxide.

+ Ba(OH)2: barium hydroxide.

+ Ca(OH)2: calcium hydroxide.

+ LiOH: lithium hydroxide.

....................................

Nội dung chi tiết đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 học kì 2 KNTT file word mời các bạn xem trong file tải về.

4 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 học kì 2 Kết nối tri thức 2024

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 678
0 Bình luận
Sắp xếp theo