Đề thi giữa học kì 1 Văn 8 Kết nối

Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức

Đề thi giữa học kì 1 Văn 8 Kết nối được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối  tri thức mới nhất vừa được các thầy cô giáo thiết kế phục vụ cho năm học 2024-2025. Mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn 8 KNTT có đầy đủ ma trận đề thi, bản đặc tả và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích chho thầy cô và các em học sinh.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 9 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

Đường

luật (Ngoài SGK)

0

2

0

2

0

1

0

0

40

2

Viết

-Viết đoạn văn NLXH

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

20

Phân tích tác phẩm văn học: bài thơ thất ngôn bát cứ Đường luật.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

30

0

30

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60 %

40%

Bản đặc tả mời các bạn xem trong file tải về.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 9 có đáp án

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm).

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

THU ẨM

(Uống rượu mùa thu )

(Nguyễn Khuyến)

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ dăm ba chén đã say nhè.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)

Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?

Câu 2 (0,75 điểm). Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam ?

Câu 3 (1 điểm)..Tìm và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình trong hai câu thơ thực:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Câu 4 (0,75 điểm).. Dưới ngòi bút của thi nhân, bức tranh thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên như thế nào?

Câu 5 (0,75 điểm). Bài thơ bồi đắp cho chúng ta những tình cảm nào?

PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường.

Câu 2: (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Đáp án

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu

Yêu cầu và cách cho điểm

Điểm

1.

Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?

- Thể thơ: thất ngôn bát cũ đường luật.

0,5

HD chấm:

* Cách cho điểm:

- Trả lời đúng thể thơ: cho 0,5đ

- Trả lời sai: 0 điểm

2.

Câu 2 (0,75 điểm). Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam ?

- “Làn ao lóng lánh”,

- “Đóm lập lòe”,

- “Da trời… xanh ngắt”

0,75

HD chấm:

* Cách cho điểm:

+ Tìm được 3-4 chi tiết- cho 0,75đ

+ Tìm được 2 chi tiết- cho 0,5đ

+ Tìm được 1 chi tiết- cho 0,25đ

+ Học sinh chép 4 câu thơ, cho 0,25 đ

3.

Câu 3 (1 điểm)..Tìm và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình trong hai câu thơ thực:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

- Từ tượng hình: “phất phơ”, “ lóng lánh”.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ trở nên cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

+ Làm nổi bật những màn sương đêm giăng “phất phơ” như màu khói nhạt bên lưng giậu, là hình ảnh “bóng trăng loe” nhàn nhạt đang “lóng lánh” trên mặt ao phẳng lặng trước sân nhà. Gợi lên cảnh yên bình của làng quê.

+ Cho thấy sự quát sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

0,25

0,25

0,25

0,25

HD chấm:

* Cách cho điểm:

HS có thể diễn đạt theo cách khác, hợp lí vẫn cho điểm.

4

Câu 4 (0,75 điểm) Dưới ngòi bút của thi nhân, bức tranh thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên như thế nào?

- Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp huyền ảo, lung linh mang đậm hồn thu đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Đồng thời đó còn là nỗi ưu tư về thời thế cố giấu kín in dấu trong cách nhìn cảnh vật.

0,75

HD chấm:

* Cách cho điểm:

Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác, đúng ý, vẫn cho

điểm.

Cách cho điểm: - Học sinh nêu đầy đủ, sâu sắc (0,75 điểm)

- Học sinh nêu được 2 ý cho (0,75 điểm)

- Học sinh nêu 1 ý cho (0,5 điểm)

- Học sinh nêu sai: 0 điểm

5

Câu 5 (0,75 điểm). Bài thơ bồi đắp cho chúng ta những tình cảm nào?

Bài thơ bồi đắp cho chúng ta:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

+ Gợi lên trách nhiệm của mỗi người trong tình cảnh đất nước mất chủ quyền.

0,75

HD chấm:

* Cách cho điểm:

Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác, đúng ý, vẫn cho

điểm.

Cách cho điểm: - Học sinh nêu đầy đủ, sâu sắc (0,75 điểm)

- Học sinh nêu được 2 ý cho (0,75 điểm)

- Học sinh nêu 1 ý cho (0,5 điểm)

- Học sinh nêu sai: 0 điểm

.................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 47
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi