Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức 2024
Tài liệu ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 KNTT được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với đầy đủ các nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm môn Ngữ văn 8 học kì 2 kèm theo một số đề đọc hiểu vận dụng giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn thật tốt trước khi đi thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối, mời các em cùng tham khảo.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 KNTT học kì 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HK 2 - KNTT
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo trong bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim và cách trình bày thông tin trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
a. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
Nội dung | Cốt truyện đơn tuyến | Cốt truyện đa tuyến |
1. Khái niệm | Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính. | Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gần với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. |
b. Thơ tự do
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ. |
2. Vần | Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách giao vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách. |
3. Nhịp | Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vẫn ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ. |
4. Tính chất | Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống. |
c. Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo
Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo |
Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình. | Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. |
d. Văn bản nghị luận văn học
Nội dung | Kiến thức | |
1. Khái niệm | - Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình và một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại....). - Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; Ií lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí | |
2. Yếu tố trong văn bản nghị luận văn học | Luận đề | Luận đề trong văn bàn nghị luận văn học là vấn đề chính (và tác phẩm, tác giả, thể loại ) được bàn luận trong văn bản, thưởng thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản. |
Luận điểm | Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển thai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đạc điểm của đối tượng được bàn luận. | |
Lí lẽ | Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gic để làm có tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm nhưng cần chặt chỗ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính. | |
Bằng chứng | Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm. |
e. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học
Nội dung | Kiến thức |
1. Vai trò của tác giả và người đọc | - Tác giả là chủ thể sáng tạo văn bản văn học. - Người đọc là chủ thể tiếp nhận. |
2. Quá trình đọc văn bản | - Quá trình đọc tưởng tượng và cầm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận, việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, đề tài, thủ đô, bố cục, biện pháp nghệ thuật các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng). - Tuy nhiên, hoàn cảnh tiếp nhận tác phẩm, vốn sống vốn hiểu biếtsự trải nghiệm của mỗi người đọc khác nhau, do đó cách hiểu, cảm nhận về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ có những nét riêng, không hoàn toàn đồng nhất. Do đó ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn. |
B. MỘT SỐ ĐỀ THI MINH HỌA
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO
Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.
Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.
Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.
Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta]
Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên....[Trăng ơi từ đâu đến?]
Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế...[Cây dừa]
Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ...
Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.
(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
- Nghị luận văn học
- Nghị luận xã hội
- Văn bản thơ
- Văn bản truyện trưởng
Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?
- Con người và các mối quan hệ
- Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh
- Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
- Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên
Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
- Châm biếm, đả kích
- Hài hước vui vẻ, tự nhiên
- Mạnh mẽ, mãnh liệt
- Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc
Câu 4 . Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?
- Cây dừa.
- Đám ma bác giun.
- Hạt gạo làng ta.
- Trăng ơi từ đâu đến?
Câu 5 . Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?
- Cây dừa.
- Đám ma bác giun.
- Hạt gạo làng ta.
- Trăng ơi từ đâu đến?
Câu 6.
Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?
STT | Đặc trưng nghệ thuật | Đánh dấu |
1 | Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp | |
2 | Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ | |
3 | Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để | |
4 | Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy |
Câu 7 . Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?
- Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa
- Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.
- Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.
- Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.
Câu 8. Câu “Trăng ơi...từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?
- Câu hỏi
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán.
- Câu kể.
Câu 9 (1,0 điểm) Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?
Câu 10 (1,0 điểm) Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được đọc.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 | A. Nghị luận văn học | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Hạt gạo làng ta. | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Trăng ơi từ đâu đến? | 0,5 điểm |
Câu 6 | 1, 4 | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Câu hỏi | 0,5 điểm |
Câu 9 | Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa. VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến? | 1,0 điểm |
Câu 10 | Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí | 1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện đã học, đã nghe. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài - Giới thiệu được tác giả và tác phẩm. 2. Thân bài - Nêu nội dung chính của tác phẩm - Nêu chủ đề của tác phẩm - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm 3. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm | 3,0 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,25 điểm | |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
6 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)
Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 Cánh Diều (có ma trận, đáp án)
(Có đáp án) Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
3 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh Diều có đáp án 2024
5 Đề thi cuối học kì 2 Sử 8 Kết nối tri thức có đáp án 2024
(4 đề) Đề thi cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 sách mới (có ma trận, đáp án)
7 đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 sách mới 2024 (có đáp án)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức 2024
03/05/2024 10:02:00 SAGợi ý cho bạn
-
Thảo luận về vấn đề Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông lớp 8 KNTT
-
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ của văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
-
6 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)
-
Xác định bố cục bài thơ Nam quốc sơn hà CTST
-
(Không chép mạng) Phân tích bài thơ Bánh trôi nước
-
Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ngắn gọn
-
Đọc kết nối chủ điểm Đảo sơn ca hay nhất
-
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn
-
Phân tích bài thơ Tự trào hay nhất
-
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật cuộc sống và con người của quê hương ông
Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
(Ngắn nhất) Soạn bài Người cha và con gái
Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
Bài thơ Đường về quê mẹ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?