5 Đề thi cuối học kì 2 Sử 8 Kết nối tri thức có đáp án 2024

Tải về

Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm 5 mẫu đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức có ma trận, bản đặc tả đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn tập Lịch sử 8 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi cuối học kì 2 môn Sử 8 KNTT file word, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 5 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 sách KNTT.

1. Nội dung bộ đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức

STTNội dungMa trậnBản đặc tảĐáp án
Đề 1

Trắc nghiệm: 8 câu

Tự luận: 2 câu

Đề 2

Trắc nghiệm: 8 câu

Tự luận: 2 câu

Không
Đề 3

Trắc nghiệm: 8 câu

Tự luận: 2 câu

Không

Đề 4

Trắc nghiệm: 8 câu

Tự luận: 3 câu

Đề 5

Trắc nghiệm: 8 câu

Tự luận: 3 câu

2. Tải đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 sách Kết nối 2024

Ma trận đề thi

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chương 4: Châu Âu và nước Mĩ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX

Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Nhận biết:

- Biết được sự ra đời của giai cấp CN.

- Sự thành lập công xã Pari.

Thông hiểu:

- Hiểu được những hoạt động chính của C. Mác. Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa XHKH.

- Hiểu được một số hoạt động tiêu biểu của PT cộng sản và CN quốc tế cuối TK XIX- đầu TK XX.

Vận dụng:

- Đánh giá vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng thế giới

Vận dụng cao:

- Vận dụng kiến thức đánh giá vai trò của C. Mác. Ph. Ăng-ghen đối với PT CN thế giới.

1TN*

2

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX

Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Nhận biết

- Biết được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Biết được nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

Thông hiểu:

- Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của CM Tân Hợi 1911.

Vận dụng

Đánh giá được ảnh hưởng của cuộc DTMT ở Nhật đến các nước châu Á và Việt Nam.

Vận dụng cao:

Đánh giá vai trò của Tôn Trung Sơn đối với CM Tân Hợi.

1TN*

3

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX

Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Nhận biết:

- Biết được những nét chính về kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu TK XIX.

- Biết được văn hóa Việt Nam nửa đầu TK XIX.

- Biết được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.

Thông hiểu

- Hiểu được tác động của văn hóa đến LS triều Nguyễn.

- Hiểu được vì sao các cuộc KN nổ ra ở đầu TK XIX.

Vận dung:

Đưa ra các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Vận dụng cao:

Đánh giá vai trò của quần đảo Hoàng Sa và đảo Trường Sa đối với việc bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc hiện nay.

1TN*

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Nhận biết:

- Biết được quá trình chống TD Pháp của nhân dân ta từ năm 1858- 1884.

- Biết được bối cảnh, nội dung của những đề nghị cải cách nửa sau TK XIX.

Thông hiểu:

- Hiểu được vì sao TD Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam.

- Hiểu được vì sao TD Pháp sau 10 năm mới tấn công ra Bắc Kì lần 2.

- Hiểu được những hạn chế của những đề nghị cải cách.

Vận dụng:

- Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc ký với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

Vận dụng cao:

- Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước

Vận dụng kiến thức để liên hệ các cuộc cải cách cùng thời trong khu vực.

1TN

1TL

Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896

Nhận biết:

- Biết được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong PT Cần Vương.

- Biết được 1 số sự kiện chính của cuộc KN Yên Thế

Thông hiểu

- Giải thích được tại sao cuộc KN Hương Khê là cuộc KN tiêu biểu trong PT Cần Vương.

- Hiểu được tại sao cuộc KN Yên Thế tồn tại trong thời gian dài

Vận dụng

- So sánh cuộc KN Yên Thế với PT Cần Vương

Vận dụng cao:

- Đánh giá được vai trò của các lãnh đạo PT Cần Vương, Yên Thế.

- Từ thất bại PT Cần Vương và cuộc KN Yên Thế hãy rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay

2TN

1.a TL

1.b TL

Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Nhận biết:

- Biết được 1 số chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp ở Việt Nam.

- Biết trình bày hoạt động yêu nước của PBC, PCT.

Thông hiểu:

- Hiểu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa đến kinh tế, xã hội Việt Nam.

Vận dụng

- So sánh xu hướng cứu nước của hai ông.

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức thể hiện thái độ của HS trước cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp.

2TN

Số câu/Loại câu

Tỉ lệ %

8 TNKQ

1 TL

1.a TL

1.b TL

20%

15%

10%

5%

Đề thi

PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.

Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?

A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX

B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX

C. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX

D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX

Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Nam Kinh

C. Hiệp ước Tân Sửu

D. Hiệp ước Bắc Kinh

Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Quang Trung

B. Vua Gia Long

C. Vua Minh Mạng

D. Vu Nguyễn Ánh

Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?

A. Huế.

B. Gia Định

C. Hà Nội

D. Đà Nẵng

Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Nguyễn Thiện Thuật.

C. Phan Đình Phùng.

D. Cao Thắng.

Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…

A. bảo vệ cuộc sống tự do.

B. giữ đất, giữ làng.

C. bảo vệ độc lập dân tộc.

D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 7: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?

A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.

B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.

C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.

D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.

Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam xuất hiện những lực lượng mới nào?

A. Tư sản.

B. Tiểu tư sản.

C. Công nhân.

D. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

II.Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm)

Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ?

Câu 2 (1,5 điểm)

Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm )(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

D

B

D

A

II. TỰ LUẬN(3 ,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có những hạn chế nhất định như:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc…

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

0,25

0,25

0,25

0,25

2.a

* Giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn.

* Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế

1.Mục đích:

Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến

Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân

2.Thời gian tồn tại- Địa bàn hoạt động

Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam

Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

3. Lực lượng lãnh đạo/tham gia:

Các sĩ phu văn thân yêu nước.

Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân

Nông dân

4.Phương thức/Tính chất:

Khởi nghĩa vũ trang

Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến

Phong trào nông dân mang tính tự phát

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

2.b

Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay:

- Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc…

- Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân, cọi trọng yếu tố sức dân, phát huy nội lực dân tộc…

0,25

0,25

..................................

Trên đây là nội dung đề số 2 trong bộ đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức. Nội dung chi tiết các đề còn lại mời bạn đọc xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.311
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm