Top 9 Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 năm 2023-2024 có đáp án

Tải về

Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 năm 2023-2024. Thời gian thi giữa kì 2 sắp tới, học sinh cần chuẩn bị ôn tập kiến thức cho việc kiểm tra kết quả học tập kì 2 thật kỹ càng. Môn giáo dục công dân lớp 8 cũng có những kiến thức trọng tâm cần ôn luyện. Cụ thể dưới đây hoatieu.vn sẽ chọn lọc bộ đề thi giữa kì môn GDCD 8 để bạn đọc tham khảo cũng như ôn luyện kiến thức vững vàng hơn.

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 có đáp án được Hoatieu tổng hợp và chia sẻ dưới đây là bộ đề kiểm tra gồm các câu hỏi liên quan đến chương trình học, lượng kiến thức phù hợp để làm bài kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD đạt hiệu quả, gồm: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại; Phòng chống HIV/AIDS, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế... Bên cạnh các câu hỏi lý thuyết, còn có các câu hỏi xử lí tình huống yêu cầu học sinh biết xử lý các tình huống trong thực tế cuộc sống, từ đó điều chỉnh hành vi và thái độ sống chưa đúng của bản thân; ủng hộ, bảo vệ những việc tích cực, những tấm gương sáng; phê phán những hành vi chưa đúng chuẩn mực đạo đức.

1. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 số 1

Câu 1. Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.

C. Ma túy, mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 2. Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

B. Cảnh cáo.

C. Phạt tù.

D. Khuyên răn.

Câu 3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.

B. 13 năm.

C. 14 năm.

D. 15 năm.

Câu 4. Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 5. Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là ?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 6. Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 2 năm đến 7 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 8. Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

A. HIV.

B. AIDS.

C. Ebola.

D. Cúm gà.

Câu 9. HIV/AIDS lây qua con đường nào?

A. Quan hệ tình dục.

B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

C. Dùng chung ống kim tiêm.

D. Cả A,B,C.

Câu 10. HIV/AIDS không lây qua con đường nào?

A. Giao tiếp: bắt tay, vỗ vai.

B. Hiến máu.

C. Quan hệ tình dục.

D. Dùng chung ống kim tiêm.

Câu 11. Thời gian dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tốt nhất là trong thời gian nào?

A. 1 tiếng.

B. 1 tuần.

C. Ngay sau 2-3 giờ đầu.

D. 1 tháng.

Câu 12. Tác hại của AIDS/HIV là?

A. Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

B. Ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc.

C. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A,B,C.

Câu 13. Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu

A. 4 năm.

B. 5 năm.

C. 6 năm.

D. 7 năm.

Câu 14. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 15. Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

D. Cả A,B,C.

Câu 16. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 17. Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Cả A,B,C.

Câu 18. Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 19. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 20. Chiếm hữu bao gồm ?

A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.

B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.

C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.

D. Cả A,B.

Câu 21. Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 22. Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Cả A,B,C.

Câu 23. Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?

A. Phá hoại lợi ích công cộng.

B. Phá hoại tài sản của nhà nước.

C. Phá hoại tài sản.

D. Phá hoại lợi ích.

Câu 24. Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?

A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.

B. Ngăn chặn nạn phá rừng.

C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.

D. Cả A,B,C.

Câu 25. Biểu hiện không bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?

A. Khai thác khoáng sản kiệt quệ.

B. Dùng mìn để bánh bắt cá ngoài biển.

C. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi.

D. Cả A,B,C.

Câu 26. Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 6 tháng đến 3 năm.

B. Từ 6 tháng đến 5 năm.

C. Từ 6 tháng đến 1 năm.

D. Từ 6 tháng đến 2 năm.

Câu 27. Mức hình phạt cao nhất đối với người có hành vi phạm tội nếu nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội là?

A. Chung thân.

B. Phạt tù.

C. Tử hình.

D. Cảnh cáo.

Câu 28. Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?

A. Doanh nghiệp.

B. Tổ chức.

C. Công ty.

D. Cả A,B,C.

Câu 29. Điểm khác biệt trong chủ thể về khiếu nại với tố cáo là

A. Cá nhân.

B. Tập thể.

C. Doanh nghiệp.

D. Công ty.

Câu 30. Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Câu 31. Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là ?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Câu 32. Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?

A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội

D. Cả A,B,C

Câu 33. Các việc làm phòng, chống HIV/AIDS là?

A. Tuyên truyền tới mọi người tác hại của ma túy để mọi người phòng chống.

B. Tham gia các hoạt động phòng, chống tại địa phương.

C. Không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 34. Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 3 năm đến 10 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 35. Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ?

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện Kiểm sát.

C. Tòa án nhân dân.

D. Cả A,B,C.

Câu 36. Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?

A. Vũ khí.

B. Tang vật.

C. Chất độc hại.

D. Chất gây nghiện.

Câu 37. Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 38. Tác hại của tệ nạn xã hội là?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 39. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?

A. Điều kiện cơ bản.

B. Điều kiện cần thiết.

C. Điều kiện tối ưu.

D. Cơ sở vật chất.

Câu 40. Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?

A. Tôn trọng và bảo vệ.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí.

C. Chiếm hữu và sử dụng.

D. Tôn trọng và khai thác.

Đáp án đề số 1

Mỗi câu là 0,25 điểm

1

D

11

C

21

B

31

B

2

A

12

D

22

D

32

D

3

D

13

D

23

B

33

D

4

B

14

A

24

D

34

C

5

A

15

D

25

D

35

D

6

D

16

D

26

A

36

A

7

C

17

D

27

C

37

D

8

A

18

A

28

D

38

D

9

D

19

A

29

A

39

D

10

A

20

D

30

A

40

A

2. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 số 2

Trắc nghiệm

Câu 1. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.

B. 13 năm.

C. 14 năm.

D. 15 năm.

Câu 2. Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 3. Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là ?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 4. Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 5. Tác hại của tệ nạn xã hội là?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 6. Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Ma túy, mại dâm.

B. Cờ bạc, rượu chè.

C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

A. Tử hình.

B. Chung thân.

C. Phạt tù.

D. Cảnh cáo.

Câu 8. HIV/AIDS không lây qua con đường nào?

A. Giao tiếp : bắt tay, vỗ vai.

B. Hiến máu.

C. Quan hệ tình dục.

D. Dùng chung ống kim tiêm.

Câu 9. Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS bao lâu?

A. 10 năm.

B. 15 năm.

C. 20 năm.

D. Suốt đời.

Câu 10. Dấu hiệu lâm sàng chính khi mắc HIV/AIDS là?

A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.

B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.

C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng.

D. Cả A,B,C.

Câu 11. Thời gian dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tốt nhất là trong thời gian nào?

A. 1 tiếng.

B. 1 tuần.

C. Ngay sau 2-3 giờ đầu.

D. 1 tháng.

Câu 12. Tác hại của AIDS/HIV là?

A. Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

B. Ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc.

C. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A,B,C.

Câu 13. Ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS có thể tiến hành khi nào?

A. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

C. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên.

D. Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Câu 14. Các việc làm phòng, chống HIV/AIDS là?

A. Tuyên truyền tới mọi người tác hại của ma túy để mọi người phòng chống.

B. Tham gia các hoạt động phòng, chống tại địa phương.

C. Không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 15. Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 3 năm đến 10 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 16. Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là?

A. Chất độc màu da cam.

B. Súng tự chế.

C. Các chất phóng xạ.

D. Cả A,B,C.

Câu 17. Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?

A. Vũ khí.

B. Tang vật.

C. Chất độc hại.

D. Chất gây nghiện.

Câu 18. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Câu 19. Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là?

A. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

B. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

C. Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Cả A,B,C.

Câu 20. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là?

A. Quân đội nhân dân.

B. Dân quân tự vệ.

C. Kiểm lâm.

D. Cả A,B,C

Tự luận:

Câu 1: Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào? 2,5 điểm

Câu 2: Kể tên 10 tài sản nhà nước mà em biết? 2,5 điểm

Đáp án đề số 2

Trắc nghiệm 5 điểm

1

D

11

C

2

B

12

D

3

A

13

C

4

D

14

D

5

D

15

C

6

A

16

D

7

A

17

A

8

A

18

A

9

D

19

D

10

D

20

D

Tự luận 5 điểm

Câu 1: Học sinh nêu được ý chính sau và lý giải cụ thể:

Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội là mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. HIV/AIDS là hậu quả của tệ nạn xã hội, còn tệ nạn xã hội là nguyên nhân của HIV/AIDS.

Giải thích được:

Tệ nạn xã hội là những hành vi lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội vi phạm cả đạo đức xã hội và vi phạm pháp luật, những tệ nạn xã hội nguy hiểm là ma tuý, mại dâm, cờ bạc,.... Những hành vi tệ nạn xã hội này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như trộm cắp, giết người, bệnh HIV/AIDS,...

Câu 2: Học sinh nêu được 10 loại tài sản chính xác.

Ví dụ như: hệ thống mạng lưới điện, hệ thống đường xá, các trường học công lập, các trụ sở hành chính nhà nước,.....

3. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 số 3

Trắc nghiệm 7 điểm

Câu 1: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

B. Bố mẹ không tôn trọng con.

C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Câu 2: Chế độ hôn nhân của nước ta là?

A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.

B. Bình đẳng, một vợ một chồng.

C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.

D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.

B. Luật Trẻ em.

C. Luật lao động.

D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 4: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

Câu 5: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì ?

A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.

B. Con cái yêu thương cha mẹ.

C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.

D. Con cái tôn trọng cha mẹ.

Câu 6: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.

B. Nêu gương.

C. Học làm theo.

D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 7: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?

A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

B. Anh, em phải trung thực với nhau.

C. Anh, em phải lo cho nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?

A. Cha mẹ và con cái

B. Anh chị em.

C. Ông bà và con cháu.

D. Cả A,B,C.

Câu 9: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 10: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Tác hại của tệ nạn xã hội là?

A. Chỉ ảnh hưởng tới bản thân, không ảnh hưởng đến ai cả

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Hạnh phúc

D. Cả A,B,C

Câu 12: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Cờ bạc, rượu chè.

B. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.

C. Ma túy, mại dâm .

D. rượu chè

Câu 13: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

A. Tử hình.

B. Chung thân.

C. Phạt tù.

D. Cảnh cáo.

Câu 14: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 2 năm đến 7 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 15: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

B. Cảnh cáo.

C. Phạt tù.

D. Khuyên răn.

Câu 16: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.

B. 13 năm.

C. 14 năm.

D. 15 năm.

Câu 17: Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 3 năm đến 10 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 18: Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

A. HIV.

B. AIDS.

C. Ebola.

D. Cúm gà.

Câu 19: HIV/AIDS lây qua con đường nào?

A. Quan hệ tình dục.

B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

C. Dùng chung ống kim tiêm.

D. Cả A,B,C.

Câu 20: HIV/AIDS không lây qua con đường nào?

A. Giao tiếp : bắt tay, vỗ vai.

B. Hiến máu.

C. Quan hệ tình dục.

D. Dùng chung ống kim tiêm.

Câu 21:Việc làm phòng, chống HIV/AIDS là?

A. Tuyên truyền tới mọi người tác hại của ma túy để mọi người phòng chống.

B. Không tham gia các hoạt động phòng, chống tại địa phương.

C. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 22: Tác hại của AIDS/HIV là?

A. Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

B. Ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc.

C. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A,B,C.

Câu 23: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 24: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

D. Cả A,B,C.

Câu 25: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Phát hiện hành vi vi phạm báo lên chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 26: Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là?

A. Chất độc màu da cam.

B. Súng tự chế.

C. Các chất phóng xạ.

D. Cả A,B,C.

Câu 27: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?

A. Vũ khí.

B. Tang vật.

C. Chất độc hại.

D. Chất gây nghiện.

Câu 28: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động

Tự luận 3 điểm: Nêu trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống ma túy.

Đáp án đề số 3

Trắc nghiệm 7 điểm

Mỗi câu 0,25 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

A

D

A

B

A

A

A

D

A

D

B

C

A

C

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

A

D

C

A

D

A

A

D

A

D

B

D

A

A

Tự luận

Học sinh nhận thức được trách nhiệm của bản thân và nêu được 4 ý đúng.

Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy gồm:

  • Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý;
  • Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý;
  • Khi phát hiện những học sinh, có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý;
  • Khi phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.

4. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 số 4

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 8

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 8

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm): Đọc kĩ các câu hỏi và ghi lại một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Con cháu có trách nhiệm gì đối với ông bà, cha mẹ?

A. Mua hàng hiệu đắt tiền cho ông bà, bố mẹ.

B. Nhạo báng, nói xấu bố mẹ, ông bà với người ngoài.

C. Kính trọng, biết ơn, chăm sóc và nuôi dưỡng.

D. Khi lớn phải thường xuyên gửi tiền cho ông bà, cha mẹ.

Câu 2: Bố mẹ có trách nhiệm gì đối với con cái?

A. Ép buộc con cái làm theo ý muốn bản thân. B. Phân biệt đối xử giữa các con.

C. Chiều chuộng, nghe lời con cái. D. Nuôi dạy, bảo vệ, giáo dục con cái.

Câu 3: Việc làm nào không là quyền và nghĩa vụ của ông bà?

A. Trông nom các cháu. B. Chăm sóc các cháu.

C. Giáo dục các cháu. D. Đánh mắng, xúc phạm con cháu.

Câu 4: Lâm 13 tuổi. Một lần, Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết sự việc, bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm. Theo em, bố mẹ Lâm trả lời như vậy có đúng không? Vì sao?

A. Bố mẹ Lâm trả lời như vậy là đúng vì người có hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại là Lâm nên bố mẹ Lâm không phải bồi thường.

B. Bố mẹ Lâm trả lời như vậy là đúng vì Lâm 13 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm về những vi phạm do bản thân gây ra.

C. Bố mẹ Lâm trả lời như vậy là sai vì Lâm 13 tuổi nên bố mẹ Lâm có trách nhiệm bảo hộ con, khắc phục các thiệt hại do con gây ra khi con chưa thành niên.

D. Bố mẹ Lâm trả lời như vậy là sai vì nhà trường nơi Lâm theo học có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ trong tình huống này.

Câu 5: Các loại tệ nạn xã hội nhức nhối nhất hiện nay là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh. B. Ma túy, mại dâm, cờ bạc.

C. Ma túy, mại dâm. D. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.

Câu 6: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

A. Tệ nạn xã hội. B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức. D. Vi phạm quy chế.

Câu 7: Đâu không là tác hại của tệ nạn xã hội?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

D. Làm ổn định trật tự xã hội.

Câu 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Không mang đồ hộ người khác khi không biết rõ là gì.

B. Đánh bạc, chơi đề là có thu nhập.

C. Pháp luật không xử lý người nghiện.

D. Học sinh chẳng bao giờ mắc tệ nạn xã hội.

Câu 9: Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma túy, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị trả thù.

B. Phân tích cho người đó hiểu việc làm đó vi phạm pháp luật.

C. Bí mật theo dõi kẻ đó, khi phát hiện chứng cứ sẽ báo cho công an.

D. Báo ngay cho cha mẹ hoặc thầy cô hay người có trách nhiệm biết.

Câu 10: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Con cái bất hiếu với cha mẹ. B. Con cái yêu thương cha mẹ.

C. Con cái không nghe lời cha mẹ. D. Con cái tôn trọng cha mẹ.

Câu 11: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Ma túy, mại dâm. B. Cờ bạc, rượu chè.

C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình. D.Trộm cắp.

Câu 12: Tên gọi của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

A. HIV. B. AIDS. C. Ebola. D. Cúm gà.

Câu 13: HIV/AIDS không lây qua con đường nào?

A. Quan hệ tình dục. B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

C. Dùng chung ống kim tiêm. D. Ôm, bắt tay.

Câu 14: Đâu không là dấu hiệu lâm sàng chính khi mắc HIV/AIDS?

A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể. B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.

C. Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng. D. Tăng cân quá nhanh.

Câu 15: Làm nghề bán nước chè, bà X (70 tuổi) thường thấy người nghiện ma tuý hỏi mình bơm kim tiêm, nước cất… Với mong muốn bán chút kiếm lời, bà X đã mua về nhằm phục vụ khách uống nước là con nghiện và cho họ sử dụng phòng ngủ của gia đình ở tầng hai để thực hiện hành vi sử dụng chất ma tuý. Hỏi hành vi của bà X có vi phạm pháp luật không?

A. Bà X không vi phạm pháp luật vì bà không buôn bán ma tuý.

B. Bà X có vi phạm pháp luật vì có hành vi buôn bán ma tuý.

C. Bà X không vi phạm pháp luật vì bà đã 70 tuổi nên được miễn trừ hành vi vi phạm pháp luật.

D. Bà X có vi phạm pháp luật vì có hành vi tổ chức sử dụng ma tuý.

Câu 16: Các việc làm không phòng, chống HIV/AIDS là?

A. Tuyên truyền tới mọi người tác hại của ma túy để mọi người phòng chống.

B. Tiếp tay cho người xấu vận chuyển ma túy.

C. Tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy tại địa phương.

D. Không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy.

Câu 17: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Học sinh chẳng bao giờ mắc tệ nạn xã hội.

B. Đánh bạc, chơi đề là vi phạm pháp luật.

C. Tệ nạn xã hội khiến cho gia đình tan vỡ.

D. Không mang đồ hộ người khác khi không biết rõ là gì.

Câu 18: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình, em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lý.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 19: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Người dân cưa bom mìn để đem bán.

D. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

Câu 20: Đối tượng không được trang bị vũ khí thô sơ là?

A. Quân đội nhân dân. B. Dân quân tự vệ. C. Kiểm lâm. D. Người dân.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1 (1 điểm):

a. Thế nào là tệ nạn xã hội?

b. Theo em, những nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?

Câu 2 (3 điểm):

Bạn N lớp 8A có mẹ nhiễm HIV. Một lần N bị ốm, cả lớp rủ nhau đến thăm bạn nhưng P – bạn cùng lớp nói: “ Tớ không đi đâu, mẹ bạn ấy bị HIV nhỡ bị lây thì chết, tớ sợ lắm.”

a, Em có đồng tình với P không? Vì sao?

b, Nếu là bạn hoc cùng lớp với P thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

Câu 3 (1 điểm):

Tại sao nói: " Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác"?.

Học sinh cần làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội ?

5. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức số 5

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?

A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm.

C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.

D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập

Câu 2: Theo mô hình SMART S là:

A. Tính cụ thể.

B. Tính đo lường được.

C. Tính khả thi.

D. Tính thực tế.

Câu 3: Theo mô hình SMART R là:

A. Tính cụ thể.

B. Tính đo lường được.

C. Tính khả thi.

D. Tính thực tế

Câu 4: Tiêu chí xác định mục tiêu cá nhân là gì?

A. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình

B. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình

C. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình

D. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn

Câu 5: Làm thế nào để Thiết lập một mục tiêu?

A. Thiết lập mục tiêu SMAT (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

B. Thiết lập mục tiêu SMAR (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

C. Thiết lập mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

D.Thiết lập mục tiêu SMARTH (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

Câu 6: Công việc nào là công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp?

A. Thay đôi nhân sự.

B. Mua máy móc mới.

C. Nghe điện thoại khi đang họp.

D. Tham gia một khóa học bồi dưỡng.

Câu 7: Kế hoạch thực hiện mục tiêu hiệu quả khi thoản mãn các điều kiện nào sau đây?

A. Phù hợp với môi trường.

B. Phù hợp về thời gian.

C. Phù hợp với bản thân, phù hợp với môi trường,phù hợp về thời gian.

D. Phù hợp với bản thân.

Câu 8: Không phân quyền trong công việc được hiểu như thế nào?

A. Làm thay công việc của nhân viên.

B. Giao việc nhưng không giao quyền.

C. Ôm đồm công việc.

D. Ôm đồm công việc, Giao việc nhưng không giao quyền, Làm thay công việc của nhân viên.

Câu 9: Nghiêm khắc bản thân cần chú ý đến những vấn đề gì?

A. Ban thân và mục tiêu.

B. Bản thân và công việc.

C. Kế hoạch và công việc.

D. Bản thân và kế hoạch.

Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.

B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.

C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.

D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.

Câu 11: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

B. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 12: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bao nhiêu ngày?

A. 01 ngày.

B. 03 ngày.

C. 05 ngày.

D. 09 ngày.

Câu 13: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm?

A. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

B. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

C. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

D. Nhà ở của nạn nhân; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Câu 14: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là?

A. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được giải tỏa tâm lý.

B. Là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

C. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được vay vốn làm ăn, được hỗ trợ nơi ở và những điều kiện cần thiết khác để phục vụ nhu cầu thiết yếu khác.

D. Là nơi tư vấn pháp lý và tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Câu 15: Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường theo quy định của pháp luật ?

A. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

B. Ông, bà, cha, mẹ, người thân thích của trẻ em.

C. Ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của trẻ em.

D. Ông, bà, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

Câu 16: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”

A. Bạo lực gia đình.

B. Bạo hành trẻ em.

C. Bạo lực học đường.

D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 17: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

A. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.

B. Đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

C. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

D. Đóng góp toàn bộ tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình vượt quá với khả năng thực tế của mình.

Câu 18: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

A. Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

D. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 19: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt bao nhiêu?

A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

C. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

D. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Câu 20: Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?

A. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy.

C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc.

D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.

II. Tự luận

Câu 1. Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?

b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

c) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ.

b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính.

c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.

6. Đề thi giữa học kì 2 GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

TTMạch nội dungNội dung/chủ đề/bàiMức độ đánh giá
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1Giáo dục kĩ năng sốngPhòng chống bạo lực gia đình6 câu2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu
2Giáo dục kinh tếLập kế hoạch chi tiêu6 câu2 câu2 câu2 câu
Tổng câu120414120
Tỉ lệ %30% 30% 30%10%
Tỉ lệ chung60%40%

Đề thi giữa học kì 2 GDCD lớp 8 số 6

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực tình dục.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

A. Tệ nạn xã hội.

B. Bạo lực gia đình.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Bạo lực học đường.

Câu 3. Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực tình dục.

Câu 4. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Câu 5. Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.

B. là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

D. là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Câu 6. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Kiềm chế lời nói tiêu cực.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

Câu 8. Hành vi của bố mẹ bạn C trong tình huống sau đây thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?

Tình huống. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.

A. Bạo lực về thể chất.

B. Bạo lực về tinh thần.

C. Bạo lực về tài chính.

D. Bạo lực về tình dục.

Câu 9. Chủ thể nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn.

B. Chị C thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

C. Chị K nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.

D. Thấy bố tức giận, C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

Câu 10. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã có hành vi bạo lực gia đình?

Tình huống. Chị B ép buộc chồng (anh T) đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí. Khi có việc cần chi tiêu, anh T phải hỏi xin vợ nhưng lần nào chị B cũng cằn nhằn, tỏ thái độ khó chịu, có lúc còn không chịu đưa tiền. Do tác động của dịch Covid-19, công việc của anh T không ổn định, thu nhập bị giảm đi nhiều, lúc này, chị B thường xuyên nhiếc móc, lăng mạ và nói anh T là “người vô dụng”.

A. Anh T.

B. Chị B.

C. Anh T và chị B.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 11. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh C lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh C vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh C cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh C đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị M).

Nếu là người thân của chị M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên chị M nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

C. Khuyên chị M hãy mạnh mẽ đánh lại anh C nếu bị anh C tấn công.

D. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. H sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi H (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, H đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

B. Khuyên H nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.

C. An ủi H; khuyên H nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.

D. Khuyên H bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.

Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……… là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”.

A. Kế hoạch chi tiêu.

B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 14. Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu hỏi: Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C. (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Câu 16. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?

Tình huống. Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

A. Bạn V. B. Bạn K.

C. Bạn N. D. Hai bạn V và K.

Câu 17. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

Câu 18. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

A. Chị A dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Khi đi siêu thị, bạn B đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.

C. Anh T dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.

D. Bạn S chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.

B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.

C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Câu 20. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình.

Chủ thể nào trong tình huống trên đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

A. Bạn K. B. Bạn H.

C. Bạn N. D. Hai bạn K và H.

Câu 21. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 22. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.

C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân.

Câu hỏi: Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.

C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.

D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.

Câu 24. Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.

B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.

C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.

D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?

a) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười.

b) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ.

b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính.

c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.

7. Đề thi giữa học kì 2 GDCD lớp 8 Cánh Diều

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Mục tiêu cá nhân.

B. Kế hoạch cá nhân.

C. Mục tiêu phấn đấu.

D. Năng lực cá nhân.

Câu 2. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?

A. Thời gian thực hiện.

B. Năng lực thực hiện.

C. Lĩnh vực thực hiện.

D. Khả năng thực hiện.

Câu 3. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Lĩnh vực thực hiện.

B. Khả năng thực hiện.

C. Năng lực thực hiện.

D. Thời gian thực hiện.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Thực tế.

B. Cụ thể.

C. Khả thi.

D. Mơ hồ.

Câu 5. “Mục tiêu phải khả thi” - đó là nội dung của tiêu chí nào khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Cụ thể.

B. Đo lường được.

C. Có thể đạt được.

D. Có thời hạn cụ thể.

Câu 6. Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu ngắn hạn.

B. Mục tiêu sức khỏe.

C. Mục tiêu sự nghiệp.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 7. Khi xác định mục tiêu cá nhân, học sinh cần lưu ý vấn đề gì?

A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.

B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.

C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.

D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Câu 8. Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. P cảm thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt mục tiêu sẽ cải thiện sức khỏe và hình thể của bản thân sau 6 tháng.

Câu hỏi: Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn P thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu học tập.

B. Mục tiêu sức khỏe.

C. Mục tiêu sự nghiệp.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?

A. Mục tiêu của mỗi cá nhân phải được chính cá nhân đó xác định.

B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.

C. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.

D. Đặt ra mục tiêu là chưa đủ, cần lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu.

Câu 10. Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.

C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

Câu 11. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn H có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. H dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, H đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, H cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên H kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên H từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Phê bình H gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

Câu 12. Chủ thể nào dưới đây đã có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?

A. Bạn K không thích vẽ, nhưng vẫn tham gia học thêm theo yêu cầu của mẹ.

B. Bạn P muốn tiết kiệm 1.000.00 đồng trong 3 tháng để mua xe đạp mới.

C. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.

D. Bạn Y quyết tâm giảm cân, nhưng không xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……… là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”.

A. Kế hoạch chi tiêu.

B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 14. Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu hỏi: Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C. (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Câu 16. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?

Tình huống. Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

A. Bạn V.

B. Bạn K.

C. Bạn N.

D. Hai bạn V và K.

Câu 17. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.

B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Thực hiện được tiết kiệm.

D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 18. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.

C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.

D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

Câu 20. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.

B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.

Câu 21. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

Tình huống. M có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình để đảm bảo cân đối thu – chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Thấy vậy, K (bạn thân của M) nói với M rằng: “Cậu đừng tốn công vô ích nữa, mình có tiền, thích mua gì thì cứ mua thôi, ghi chép lại làm gì cho mệt”.

A. Không có bạn học sinh nào.

B. Cả hai bạn M và K.

C. Bạn K.

D. Bạn M.

Câu 22. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.

C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân.

Câu hỏi: Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.

C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.

D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.

Câu 24. Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.

B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.

C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.

D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với bạn nào dưới đây? Giải thích vì sao.

a) G không bao giờ lập mục tiêu vì cho rằng khi dự định làm một điều gì đó, nên im lặng mà làm chứ không nên nói ra, không nên viết mục tiêu bởi bạn sợ “nói trước bước không qua.

b) N cho rằng chỉ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, dán khẩu hiệu ở góc học tập là đủ, làm đến đâu hay đến đấy, không cần lập kế hoạch vì như vậy sẽ linh hoạt và chủ động hơn.

Câu 2 (2,0 điểm): Theo em, những thói quen chi tiêu dưới đây có hợp lí không? Vì sao?

a) Kiểm tra, cân nhắc khi sử dụng các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc.

b) Không giới hạn số tiền được chi khi đi ăn uống ở bên ngoài.

c) Chỉ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

d) Giảm đi ăn nhà hàng và chơi trò chơi điện tử ngoài quán.

Đáp án đề số 7

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A2-C3-D4-D5-C6-C7-C8-B9-C10-A
11-A12-B13-A14-C15-C16-D17-B18-D19-C20-B
21-D22-C23-D24-B

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Không đồng tình với G. Khi muốn làm một việc gì đó, việc đặt mục tiêu sẽ giúp cho ta tập trung hơn, biết rõ và ghi nhớ điều mình mong muốn. Từ đó có cơ sở cho việc lập kế hoạch, hành động mỗi ngày để hướng đến mục tiêu. Như vậy, khả năng đạt được mục tiêu sẽ cao hơn chứ không phải là “nói trước bước không qua.

- Trường hợp b) Không đồng tình với N. Việc đặt mục tiêu rõ ràng và dán khẩu hiệu ở góc đi học tập là chưa đủ, cần có một kế hoạch với danh sách các việc cần làm, thời hạn cụ thể thì mới có thể theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. Nhờ đó, khi nhìn lại, nếu cần điều chỉnh gì thì cũng thấy rõ cần điều chỉnh ở đi đâu và như thế nào, vừa đảm bảo việc linh hoạt, vừa dễ theo dõi.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Nội dung a) Đây là thói quen chi tiêu hợp lí vì với các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch chi tiêu nên cần phải cân nhắc.

- Nội dung b) Đây là thói quen chi tiêu không hợp lí vì khi đi ăn uống ở bên ngoài rất dễ phát sinh chi phí nên cần giới hạn số tiền mình có thể chi trước khi đi để kiểm soát trong quá trình gọi các món ăn.

- Nội dung c) Đây là thói quen chi tiêu thông dụng nhưng trong điều kiện hiện nay đã có nhiều hình thức thanh toán mang lại lợi ích cho người tiêu dùng như thanh toán qua thẻ điện tử để được chiết khấu ưu đãi, hạn chế mang tiền mặt trong người,... nên cần sử dụng.

- Nội dung d) Đây là thói quen chi tiêu tốt nếu muốn tiết kiệm chi tiêu.

8. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 số 8

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

A. Tệ nạn.

B. Tệ nạn xã hội.

C. Thói hư tật xấu.

D. Hành vi sai trái.

Câu 2. Theo em, lối sống nào sau đây dẫn con người vào tệ nạn xã hội?

A. Sống có đạo đức, kỉ luật tốt.

B. Nhường nhịn, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tôn trọng lẽ phải, công bằng, không thiên vị.

D. Lười biếng, thích ăn chơi đua đòi.

Câu 3. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái.... Điền vào dấu ...?

A. kinh tế xã hội.

B. giống nòi, dân tộc.

C. kinh tế nước nhà.

D. đạo đức.

Câu 4. Nam được một người bạn rủ đi hít thử hê-rô-in. Theo em, Nam nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Tuyệt đối không nghe theo bạn.

B. Đi theo bạn.

C. Rủ thêm các bạn khác cho vui.

D. Không phản ứng gì.

Câu 5. Tình huống nào sau đây vi phạm tệ nạn xã hội?

A. Nghi ngờ việc mờ ám đến báo công an.

B. Không nhận lời người lạ chuyển gói hàng.

C. An rủ Bình vào quán chơi điện tử ăn tiền.

D. Vận động mọi người không trồng cây thuốc phiện.

Câu 6. Các tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng và xã hội như thế nào?

A. Lây nhiễm HIV/AIDS.

B. Tốn nhiều tiền.

C. Gây mất trật tự an ninh xã hội.

D. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại kinh tế, gây mất trật tự an ninh xã hội.

Câu 7. Người nghiện ma túy là người như thế nào?

A. Là người có hành vi mua bán và có sử dụng ma túy.

B. Người tiếp xúc thường xuyên với ma túy.

C. Người sử dụng thuốc hướng thần thường xuyên và có nhu cầu sử dụng.

D. Người sử dụng thường xuyên chất ma túy, chất hướng thần, chất gây nghiện và bị lệ thuộc vào các chất này.

Câu 8. HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây?

A. Bắt tay người nhiễm HIV.

B. Truyền máu.

C. Quan hệ tình dục.

D. Dùng chung bơm, kim tiêm.

Câu 9. Để phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định như thế nào?

A. Nghiêm cấm các hành vi mua bán các cổ vật trái phép.

B. Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm và tiêm chích ma túy.

C. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.

D. Nghiêm cấm các hành vi đánh bắt thủy hải sản trái phép.

Câu 10. Với người nhiễm HIV/AIDS, chúng ta cần làm gì?

A. Không phân biệt đối xử.

B. Tránh càng xa càng tốt.

C. Ghét bỏ, khinh miệt họ.

D. Không quan tâm.

Câu 11. Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của ai?

A. Các bác sĩ và các bộ ngành y tế.

B. Gia đình người nhiễm HIV/ AIDS.

C. Nhà nước.

D. Mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Câu 12. Nhà nước ta quy định những gì về những người nhiễm HIV/ AIDS?

A. Có quyền giữ bí mật về tình trạng HIV/AIDS.

B. Bị cách ly sinh sống ở một khu vực riêng biệt.

C. Không cần phòng, tránh lây nhiễm cộng đồng.

D. Có nhiều chính sách ưu đãi trong cuộc sống.

Câu 13. Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

A. Kim loại thường.

B. Thực phẩm.

C. Lương thực.

D. Bom, mìn, đạn, pháo.

Câu 14. Hành vi nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sản xuất tang trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ.

C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

D. Phát hiện bọn buôn pháo lậu đến báo công an.

Câu 15. Nhìn thấy một bạn đang chơi pháo, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Coi như không biết gì.

B. Bảo bạn cho mình chơi cùng.

C. Im lặng.

D. Báo cho các cơ quan chức năng.

Câu 16. Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ chúng ta không được làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ.

B. Tắt đèn, quạt và thiết bị điện ở cơ quan , lớp học trước khi ra về.

C. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga.

D. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện.

Câu 17. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định?

A. không một ai được sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

B. mọi cá nhân đều có quyền sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

C. chỉ những cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc cho phép mới được sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

D. tất cả những sĩ quan, quân nhân trong Quân đội đều được sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

Câu 18. Những hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?

A. Đốt lửa bằng lò sưởi để sưởi ấm.

B. Cố ý gây cháy nổ làm thiệt hại tài sản của Nhà nước.

C. Vô tình làm hỏng thiết bị chữa cháy của gia đình.

D. Thắp hương thờ cúng tổ tiên.

Câu 19. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em cần lựa chọn cách xử lý nào sau đây?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 20. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột được xếp vào loại chất nào dưới đây?

A. Vũ khí.

B. Chất độc hại.

C. Chất thải.

D. Chất nổ.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

Để phòng chống HIV/AIDS, Pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng chống nhiễm HIV/ AIDS.

Câu 2. (3 điểm):

Năm nay, Hoa 15 tuổi thi đậu vào lớp 10 nên được bố mẹ tặng một chiếc xe đạp để đi học.

a. Hoa có những quyền gì và không có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó? Vì sao?

b. Quyền sở hữu tài sản là gì? Thái độ của em đối với tài sản của mình và của người khác

9. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 số 9

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Dòng nào sau đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội.

B. Tệ nạn xã hội gồm những việc làm vi phạm đạo đức.

C. Tệ nạn xã hội gồm những việc làm vi phạm pháp luật.

D. Tệ nạn xã hội gồm những việc làm vi phạm nội quy.

Câu 2. Tệ nạn xã hội gây hậu quả xấu về?

A. Mọi mặt đối với đời sống kinh tế.

B. Mọi mặt đối với đời sống xã hội.

C. Mọi mặt đối với đời sống chính trị.

D. Mọi mặt đối với đời sống văn hóa.

Câu 3. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ như thế nào?

A. Mật thiết.

B. Chặt chẽ.

C. Tác động lẫn nhau.

D. Tương trợ.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Mê tín dị đoan.

B. Bạo lực học đường.

C. HIV/ AIDS.

D. Buôn bán trẻ em.

Câu 5. Để phòng chống tệ nạn cờ bạc, pháp luật nước ta đã quy định như thế nào?

A. Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

B. Cấm đánh bạc, cấm lôi kéo dụ dỗ người khác đánh bạc.

C. Nghiêm cấm tổ chức đánh bạc, cấm người chưa thành niên đánh bạc.

D. Cấm sản xuất, mua bán, tàng trữ các vật dụng liên quan đến việc đánh bạc.

Câu 6. Những người nghiện ma túy bắt buộc phải?

A. Đi lao động công ích.

B. Đi cải tạo.

C. Bị giam giữ.

D. Đi cai nghiện.

Câu 7. Dòng nào nêu không đúng quy định pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy?

A. Nghiêm cấm sử dụng các loại ma túy trong mọi trường hợp.

B. Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển các loại ma túy.

C. Nghiêm cấm mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng ma túy.

D. Nghiêm cấm cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.

Câu 8. HIV /AIDS là?

A. đại dịch của thế giới và Việt Nam.

B. đại dịch của các nước đang phát triển.

C. đại dịch của các nước Châu Phi và Châu Mĩ Latinh.

D. đại địch của các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Câu 9. HIV/AIDS là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với?

A. Sự phát triển của thế giới loài người.

B. Sự tồn vong của thế giới loài người.

C. Sức khỏe, tính mạng, tương lai nòi giống của dân tộc.

D. Kinh tế, xã hội của đất nước.

Câu 10. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất?

A. Làm lây truyền HIV/AIDS.

B. Dẫn đến phạm tội giết người.

C. Dẫn đến tệ nạn xã hội nguy hiểm.

D. Dẫn đến vi phạm pháp luật ở nước ngoài.

Câu 11. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Cho phép người nhiễm HIV vào nhập cảnh.

B. Chấp nhận người bị nhiễm HIV vào làm việc.

C. Bài trừ, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.

D. Cho phép người bị nhiễm HIV sinh sống tại địa phương.

Câu 12. Sau khi bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ dần chuyển qua giai đoạn?

A. Chết.

B. AIDS.

C. Nguy hiểm.

D. Đau đớn.

Câu 13. Khi phát hiện bom mìn và vật liệu chưa nổ ai được phép tháo gỡ?

A. Bất kỳ ai nếu phát hiện bom mìn và vật liệu chưa nổ đều được phép tháo gỡ.

B. Chỉ những tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được tháo gỡ bom mìn và vật liệu chưa nổ.

C. Cán bộ có thể tháo gỡ khi có dụng cụ phù hợp.

D. Người lớn có thể tháo gỡ vì có kiến thức tự bảo vệ mình.

Câu 14. Cần làm gì khi phát hiện các vật nghi là bom mìn hoặc vật liệu chưa nổ?

A. Nhặt lên và đem báo ngay cho cơ quan chức năng.

B. Cảnh báo cho những người xung quanh biết để không lại gần và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

C. Không làm gì vì chúng không nguy hiểm.

D. Có thể nhặt về mang bán đồng nát vì chúng không thể gây nguy hiểm nữa.

Câu 15. Tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ có thể để lại các hậu quả sau?

A. Làm chết người hoặc bị thương như cụt tay, chân, mù mắt.

B. Nạn nhân thường xuyên phải chịu đau đớn về thể chất và tinh thần.

C. Nạn nhân luôn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 16. Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

B. Công an dùng vũ khí để trấn áp tội phạm.

C. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.

D. Báo cho cơ quan chức năng về hành vi đốt rừng trái phép.

Câu 17. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Câu 18. Em sẽ làm gì khi nhìn thấy có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Ngăn cản và giải thích để họ thấy sự nguy hiểm khi làm như vậy.

C. Báo công an.

D. Đứng xem.

Câu 19. Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, Nhà nước đã ban hành Luật gì?

A. Luật Báo chí.

B. Luận Bảo vệ môi trường.

C. Luật Giáo dục.

D. Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Câu 20. Học sinh không nên làm gì để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B. Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

C. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các loại vũ khí, các chất cháy, nổ và các chất độc hại.

D. Tố cáo hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao?

“Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người đã bị nhiễm HIV/AIDS.”

Câu 2. (3 điểm)

Tùng và Minh chơi thân với nhau. Một hôm, vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy dùng để kiểm tra trong cặp, Minh liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo:

- Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy!

- Minh cười: Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao.

a. Em nhận xét gì về việc làm và lời nói của Minh?

b. Nếu là bạn của Minh, em sẽ góp ý với bạn Minh như thế nào?

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Đề thi giữa học kì 2 GDCD 8 năm 2023-2024. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.

Đánh giá bài viết
3 5.552
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm