Đề kiểm tra địa lý 8 giữa học kì 2 năm 2022-2023 có đáp án

Đề kiểm tra địa lý 8 giữa học kì 2 năm 2022-2023. Vào khoảng thời gian giữa kỳ thì luôn có một bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng học tập của học sinh trong thời gian qua đối với môn học. Điều này sẽ đánh giá được trình độ học tập của mỗi học sinh. Vì thế dưới đây Hoatieu.vn sẽ tìm hiểu và chọn lọc những câu hỏi dành cho bộ đề kiểm tra địa lý 8 giữa học kì 2 gửi đến bạn đọc.

1. Đề kiểm tra số 1 địa lý 8 giữa học kì 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của các sông ở Đông Nam Á hải đảo là:

A. nguồn nước dồi dào

B. phù sa lớn

C. ngắn và dốc

D. ngắn và có chế độ nước điều hòa

Câu 2: Các nước Đông Nam Nam Á có những lợi thế gì để thu hút sự chú ý của các nước đế quốc?

A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn

B. Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có

C. Vị trí cầu nối và nguồn lao động dồi dào

D. có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất

Câu 3: Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất Đông Nam Á năm 2000 là:

A. Xin-ga-po

B. Ma-lai-xi-a

C. Việt Nam

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 4: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào?

A. Âu và Thái Bình Dương

B. Á và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

C. Á và Thái Bình Dương

D. Á –Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

Câu 5: Việt Nam có khí hậu nào dưới đây?

A. nhiệt đới gió mùa ẩm

B. cận nhiệt

C. Xích đạo

D. nhiệt đới khô

Câu 6: Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 là:

A. Một bộ phận của Ấn Độ Dương.

B. Một bộ phận của biển Đông

C. Biển Đông

D. Một bộ phận của vịnh Thái Lan

Câu 7: Biển Đông có độ muối bình quân là:

A. 30 – 33%o

B. 28 – 30%o

C. 35 – 38%

D. 33 – 35%o

Câu 8: Các mỏ than đá của Việt Nam nằm ở địa phương nào?

A. Tĩnh Túc, Bồng Miêu.

B. Trại Cau, Thạch Khê.

C. Đèo Nai, Cẩm Phả.

D. Quỳ Hợp, Núi Chúa.

Câu 9: Mỏ vàng lớn nhất ở nước ta là:

A. Mai Sơn

B. Quỳ Châu

C. Thạch Khê

D. Bồng Miêu

Câu 10: Đảo lớn nhất nước ta là đảo nào dưới đây?

A. Phú Qúy

B. Cát Bà

C. Phú Quốc

D. Cồn Cỏ

Tự luận

Câu 1 (2 điểm): Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Câu 2 (3 điểm):

a) Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển núi những quốc gia nào?

b) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Đáp án đề kiểm tra số 1

Trắc nghiệm 

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

B

A

C

A

B

A

C

D

C

Tự Luận

Câu 1: Mỗi ý 0,5 điểm

Khu vực Đông Nam Á hay còn gọi là khu vực Asean có những điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển kinh tế là:

  • Khu vực này có vị trí gần nhau và có điều kiện đều giáo biển là vùng biển Đông nên giao thông vô cùng thuận lợi, với liên kết chủ yếu bằng đường biển;
  • Đều có lịch sử phát triển kinh tế là nền văn minh lúa nước, và sự tương đồng về văn hoá, truyền thống với nhau.
  • Trong lịch sử còn có lịch sử đấu tranh, giành độc lập như nhau.
  • Là những nước nằm trong khu vực đều là nơi có nhiều khoảng sản và tài nguyên lớn.

Câu 2:

a)

  • Việt Nam có biên giới chung trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,25 điểm)
  • Việt Nam có biên giới chung trên biển với Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Bru-nây. (0,75 điểm)

b) Mỗi ý 0,25 điểm

Thuận lợi:

  • Giúp phát triển ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản do vùng biển nước ta giàu hải sản và có nhiều vũng vịnh tạo điều kiện để nuôi trồng và khai thác hải sản
  • Tạo điều kiện phát triển ngành giao thông vận tải, nước ta có vịnh biển khá rộng và nằm trong khu vực giao thông của thế giới nên ngành giao thông vận tải có tiềm năng phát triển.
  • Tạo điều kiện cho phát triển ngành du lịch biển.
  • Biển còn có các loại khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành công nghiệp phát triển.
  • Ngoài ra còn tạo điều kiện phát triển nghề làm muối biển

Khó khăn:

  • Biển nước ta có nhiều trận bão lớn hằng năm gây khó khăn và nguy hiểm cho giao thông, hoạt động sản xuất của người dân ven biển.
  • Nhiều vùng biển có thuỷ triều vô cùng phức tạp gây khó khăn cho giao thông đường biển.
  • Ngoài ra biển cũng có những đợt sóng lớn và nước dâng lên thất thường cũng gây xáo trộn đời sống của người dân ven biển.
  • Khu vực biển miền Trung có tình trạng sạt lở bờ biển, tình trạng cát bay, cát lấn vào đất liền khiến cho cuộc sống người dân khó khăn.

2. Đề kiểm tra số 2 địa lý 8 giữa học kì 2

Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với:

A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
B. Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Câu 2: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây?

A. Bất đồng ngôn ngữ.
B. Khác biệt về thể chế chính trị.
C. Thiếu lao động trẻ.
D. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.

Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?

A. 14 vĩ độ.
B. 15 vĩ độ.
C. 16 vĩ độ.
D. 17 vĩ độ.

Câu 5: Nếu mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến .Vậy quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì ở múi giờ thứ:

A. 6
B. 7
C. 8
D. 9

Câu 6: Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở:

A. Lạng Sơn, Hà Giang.
B. Đồng bằng Sông Cửu Long.
C. Cao Bằng, Thái Nguyên.
D. Quảng Ninh.

Câu 7: Vận động Tân kiến tạo còn có tên gọi khác là:

A. Vận động Calêđôni.
B. Vận động Hecxini.
C. Vận động Inđôxini.
D. Vận động Himalaya.

Câu 8: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay:

A. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.
B. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.
C. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển.
D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

Câu 9: Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23º23’ Bắc thuộc:

A. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
B. Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang.
C. Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng.
D. Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang.

Câu 10: Kiểu khí hậu phổ biến ở Lào là:

A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Cận nhiệt lục địa.
C. Cận nhiệt gió mùa.
D. Nhiệt đới khô.

Tự Luận

Câu 1 (2,5 điểm): Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa?

Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam?

Đáp án đề kiểm tra số 2

Trắc nghiệm

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

C

C

B

C

D

D

C

B

A

Tự luận

Câu 1:

  • Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. (1 điểm)
  • Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. (0,5 điểm)
  • Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa. (1 điểm)

Câu 2:

  • Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: Điểm cực Bắc là 23o23’B, 105o20’Đ; điểm cực Nam là 8o34’B, 104o40’Đ; điểm cực Tây là 22o22B, 102o10’Đ, điểm cực Đông là 12o40’B, 109o24’Đ. (0,5 điểm)
  • Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2. (0,5 điểm)
  • Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. (0,5 điểm)
  • Về mặt tự nhiên: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. (1 điểm)

3. Đề kiểm tra số 3 địa lý 8 giữa học kì 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phần đất liền Đông Nam Á còn có tên là bán đảo Trung Ấn là vì

A. có nhiều biển xen kẽ các đảo

B. nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ

C. cầu nối giữa Châu Á với Châu Đại Dương

D. có trên một vạn đảo lớn nhỏ

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia?

A. 13 quốc gia

B. 14 quốc gia

C. 11 quốc gia

D. 12 quốc gia

Câu 3: ASEAN được thành lập năm nào?

A. 8/8/1967

B. 7/7/1976

C. 8/8/1976

D. 7/8/1967

Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm:

A. 1945

B. 1975

C. 1986

D. 2000

Câu 5: Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Điện Biên

B. Lào Cai

C. Lạng Sơn

D. Hà Giang

Câu 6: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 13

B. 15

C. 17

D. 19

Câu 7: Biển Đông thông với những đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương

B. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương

C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương

D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

Câu 8: Có bao nhiêu bộ phận cấu thành vùng Biển Việt Nam?

A. 2 bộ phận

B. 4 bộ phận

C. 6 bộ phận

D. 8 bộ phận

Câu 9: Nước ta có bao nhiêu điểm quặng và tụ khoáng?

A. 3000

B. 4000

C. 5000

D. 6000

Câu 10: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là

A. bôxit.

B. sắt.

C. apatit.

D. đồng.

Tự luận

Câu 1 (3 điểm): Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm dân cư, các tôn giáo lớn của châu Á?

Đáp án đề kiểm tra số 3

Trắc nghiệm

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

C

A

C

D

B

A

B

C

A

Tự luận

Câu 1:

- Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. (1 điểm)

- Về kích thước: (1 điểm)

+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B.

+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.

- Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thô rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. (1 điểm)

Câu 2:

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga). (0,5 điểm)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002). (0,5 điểm)

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-ít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia. (0,5 điểm)

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-Tô giáo, Ấn Độ giáo. (0,5 điểm)

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Đề kiểm tra địa lý 8 giữa học kì 2 năm 2022-2023. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.

Đánh giá bài viết
2 824
0 Bình luận
Sắp xếp theo