Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo - Mời các bạn cùng tham khảo  mẫu đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD 8 sách mới Chân trời sáng tạo vừa được các thầy cô giáo biên soạn trong bài viết sau đây của Hoatieu. Mẫu đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo có đầy đủ ma trận đề thi và gợi ý đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 8 CTST

TT

Nội dung

Chủ đề/ bài học

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

Bài 1: Tự hào về truyền

thống dân tộc

2 câu

2 câu

0.5

2

Giáo dục đạo đức

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

2 câu

2 câu

0.5

3

Giáo dục đạo đức

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

2 câu

2 câu

0.5

4

Giáo dục đạo đức

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải.

2 câu

1 câu

2 câu

1 câu

3. 5

5

Giáo dục đạo đức

Bài 5: Bảo vệ MT vàTNTN

2 câu

1 câu

2 câu

1 câu

3.5

6

Giáo dục kỹ năng sống

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân.

2 câu

1

câu

2 câu

1 câu

1.5

Tổng

12

1

1

1

12

3

10

điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

2. Đề thi cuối kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 

Câu 1: Cách ứng xử nào dưới đây không góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ?

A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo.

C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.

D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

A. Coi thường các làng nghề truyền thống.

B. Phá hoại các di tích lịch sử - văn hóa.

C. Quảng bá với du khách về di sản văn hóa.

D. Chê bai các phong tục tập quán.

Câu 3: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc, luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình là biểu hiện của

A. bá chủ các dân tộc khác trên thế giới.

B. tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. lợi dụng dân tộc để làm giàu bản thân.

D. giúp đỡ các dân tộc nhằm vụ lợi.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.

Câu 5: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây ?

A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.

B. Được bổ sung kiến thức mới.

C. Kết quả công việc ngày càng tăng.

D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.

Câu 6: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là

A. lao động tự giác.

B. lao động sáng tạo.

C. lao động tự phát.

D. lao động ép buộc.

Câu 7: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây ?

A. khiêm tốn.

B. lẽ phải.

C. công bằng.

D. trung thực.

Câu 8: Bảo vệ lẽ phải góp phần đẩy lùi

A. cái đúng.

B. cái sai.

C. sự thật.

D. chính nghĩa.

Câu 9: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Môi trường thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 10: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường ?

A. Sử dụng nhiên liệu tái tạo.

B. Kế hoạch phản biện xã hội.

C. Hưởng trợ cấp thất nghiệp.

D. Xả thải chưa qua xử lý.

Câu 11: Phân loại theo thời gian, mục tiêu cá nhân được phân chia thành mục tiêu dài hạn và

A. mục tiêu trung hạn.

B. mục tiêu cụ thể.

C. mục tiêu ngắn hạn.

D. mục tiêu vô hạn.

Câu 12: Việc xây dựng mục tiêu cá nhân phù hợp sẽ đóng vai trò nào sau đây cho hoạt động của con người ?

A. Định hướng.

B. Hỗ trợ.

C. Độc lập.

D. Quyết định.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13: ( 3 điểm): Căn cứ vào các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta, em đồng tình hay không đồng tình với những nhận định nào dưới đây ? Vì sao ?

a. Bảo vệ môi trường không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn góp phần bảo vệ cho thế hệ tương lai.

b. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.

c. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không nhất thiết phải tiết kiệm.

Câu 14: (1 điểm): Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. Bạn P cảm thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt ra mục tiêu sẽ cải thiện sức khoẻ và hình thể của bản thân sau sáu tháng. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi ngày, bạn P dậy sớm tập thể dục và ăn uống điều độ, đủ chất. Sau sáu tháng, cơ thể của bạn P đã phát triển cân đối, mạnh khoẻ hơn. Bạn P cảm thấy tự tin hẳn và suy nghĩ rằng sẽ chủ động chia sẻ, hướng dẫn một số bạn khác trong lớp về những gì mình đã làm được.

Em hãy xác định mục tiêu cá nhân mà bạn P đặt ra. Nhận xét về mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu mà bạn P đặt ra.

Câu 15: (3 điểm):

Phát hiện cửa hàng của bà K sử dụng các chất độc hại trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, bạn P định báo lên các cơ quan có thẩm quyền thì người thân khuyên không nên làm như vậy, vì việc đó không liên quan đến minh.

Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.

Đáp án

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

B

D

D

B

B

B

D

A

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN. (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 13

(3,0 điểm)

a. Đồng tình. Vì: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng và hậu quả lớn và lâu dài, phức tạp. Do đó, việc bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta ở hiện tại mà còn có giá trị đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.

b. Không đồng tình. Vì: để đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước, chúng ta cần phải quan tâm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c. Không đồng tình. Vì: tải nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, mà rất có thể bị suy kiệt nếu chúng ta không biết cách khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm.

1.0 điểm

1.0 điểm

1.0 điểm

Câu 14

(1,0 điểm)

- Mục tiêu cá nhân mà bạn P đặt ra là: Cải thiện sức khoẻ và hình thể của bản thân sau sáu tháng. Nhận xét: Bạn P đã biết đặt ra cho mình mục tiêu cá nhân phù hợp cụ thể.

- Kết quả: Bạn P đạt được điều mình mong muốn, vì: P đã xác định được những mục tiêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp với khả năng và P luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 15

(3,0 điểm)

Nhận xét:

+ Vì lợi nhuận, bà K đã sử dụng các chất độc hại để chế biến và bảo quản thực phẩm. Đây là hành vi sai trái, đáng bị lên án và xử lí theo quy định của pháp luật.

+ Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bà K, bạn P đã có thái độ và hành động đúng, bạn không nghe theo lời can ngăn của người thân, mà kiên quyết báo cáo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này cho thấy P là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Hành động của P đáng được khen ngợi, khuyến khích và học tập theo.

1.0 điểm

2.0 điểm

3. Đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Giáo dục công dân CTST

I. TRẮC NGHIỆM: 3 ĐIỂM – 10 PHÚT

* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động cần cù.

B. Lao động sáng tạo.

C. Làm việc hang say.

D. Làm việc hiệu quả.

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

C. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

D. Nên ăn có chừng, dừng có mực.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động”.

A. Lao động sáng tạo.

B. Lao động cần cù.

C. Làm việc hăng say.

D. Làm việc hiệu quả.

Câu 4: Biểu hiện của cần cù là làm việc như thế nào?

A. Thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.

B. Phải suy nghĩ, tìm tòi và phát hiện ra cách làm mới.

C. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, lao động.

D. Cần say mê nghiên cứu và tìm tòi trong học tập, lao động

Câu 5: Câu thành ngữ: “Gió chiều nào theo chiều ấy” nói về người như thế nào?

A. Không trung thực.

B. Không tôn trọng lẽ phải.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Câu 6: Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là

A. hoàn thiện bản thân.

B. tôn trọng lẽ phải.

C. tự nhận thức bản thân.

D. lao động cần cù, sáng tạo

Câu 7:“Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền” nói về đức tính gì?

A.Tương thân tương ái

B.Tôn trọng lẽ phải

C.Tôn sư trọng đạo

D.Đạo lí nhân nghĩa

Câu 8: Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, xã hội và

A. tôn giáo.

B. pháp luật.

C. tội phạm.

D. may rủi.

Câu 9: Việc cá nhân đưa ra những kết quả cụ thể mà mình mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. biện pháp thực thi cá nhân.

B. hoàn cảnh cá nhân

C. giải pháp cá nhân.

D. mục tiêu cá nhân.

Câu 10: Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?

A. 5 bước

B. 7 bước.

C. 8 bước.

D. 6 bước.

Câu 11: Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Năng lực thực hiện.

B. Lĩnh vực thực hiện.

C. Khả năng thực hiện.

D.Thời gian thực hiện.

Câu 12: Một trong những yêu cầu khi xây dựng mục tiêu cá nhân là mục tiêu đó phải

A. có nhiều tiền để thực hiện.

B. có nhiều người hỗ trợ.

C. không có mục đích thực hiện.

D. có lộ trình và thời điểm thực hiện.

II. TỰ LUẬN : 7 ĐIỂM – 35 PHÚT

Câu 1: (2.0 điểm)

Theo em, vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân? Viết mục tiêu của em trước 18 tuổi

Câu 2: (2.0 điểm):

Nêu 3 ví dụ thiếu tôn trọng lẽ phải? Theo em vì sao chúng ta phải bảo vệ lẽ phải?

Câu 3: (3.0 điểm)

Trên đường đi học về, A hỏi H: H ơi! Mấy bài tập cô giáo giao làm thế nào ấy nhỉ?

H: Cách làm tương tự bài hôm nay cô chữa trên bảng ấy, nhưng mình đang suy nghĩ xem có cách giải nào đơn giản hơn không.

A: Ôi, tớ thấy khó lắm, nghĩ cũng chẳng ra đâu, cậu làm đi rồi cho tớ chép nhé!

H: Ừ, thôi thế cũng được, chúng mình là bạn bè mà.

a.Theo em, việc H cho bạn chép bài của mình như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

b. Em có nhận xét gì về thái độ học tập của A?

c. Đóng vai H, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp A học tập tốt hơn.

Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Giáo dục công dân CTST

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

B

A

C

B

A

D

C

B

C

A

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

2.0 đ

- Việc xác định mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.

- Một số mục tiêu em muốn đạt được trước khi em 18 tuổi: Cuối năm học lớp 8, đạt kết quả xếp loại tốt ở tất cả các môn học; Cuối năm học lớp 9, sẽ thi đỗ vào trường THPT; Rèn luyện để có được sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh, cân đối

1,0 đ

1,0đ

Câu 2

2.0 đ

* Ví dụ không tôn trọng lẽ phải:

- Chỉ trích, người ta mà không nói rõ lí do. Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác,

- Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.

- Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.

*Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải:

+ Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.

+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển

1.5đ

0,5 đ

Câu 3

3,0 đ

a) Theo em , việc làm của H là sai . Khi cho bạn chép bài của mình bạn sẽ dần hình thành một thói quen, chép mà không hiểu gì cả sẽ dẫn đến nguy hiểm trong học tập.
b) Thái độ học tập của A không nghiêm túc học hành , không tự mình nghĩ ra lời giải để làm bài mà phải chép , bài cô chữa cũng không ghi vào vở . Thể hiện bạn A là một người lười học
c) Nếu em là H em sẽ nói A nên thay đổi bản thân , luôn tìm tòi để học hỏi đừng đi chép bài, dẫn đến hậu quả không hiểu và đi thi không làm được bài...

1.0 đ

1.0 đ

1.0 đ

.....................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết 16 đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.215
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm