Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
Tải đề thi học kì 1 GDCD 8 Kết nối
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8 mới được các thầy cô giáo biên soạn theo đúng cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức dưới đây bao gồm ma trận đề thi, bảng đặc tả cùng với đề mẫu và đáp án chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Dưới đây chỉ là 1 số nội dung tronng bộ đề thi học kì 1 GDCD 8 KNTT. Để xem thêm nhiều câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 kì 1, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
1. Đề thi cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8 KNTT
A. Phần trắc nghiệm khách quan
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất câu 1 → 12 - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?
A.Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
B.Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
C.Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
D.Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học
Câu 2: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?
A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.
Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.
Câu 4: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.
Câu 5. Dầu hỏa là
A. chất độc hại.
B. chất cháy.
C. chất nổ.
D. vũ khí.
Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?
A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
B. Cá nhân.
C. Công ty tư nhân.
D. Tổ chức phản động.
Câu 7: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 8: Hành động nào dưới đây không ảnh hưởng đến quá trình phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Cô H sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.
B. Các chú bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
C. Bạn H tự chế súng để chơi.
D. Bác Q dùng mìn để đánh bắt cá.
Câu 9: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
Câu 10: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền được tuyển dụng lao động.
D. Quyền bóc lột sức lao động.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?
A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.
C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào
Câu 12: Người lao động có nghĩa vụ
A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
B. Phần tự luận: 7điểm - Thời gian làm bài 30 phút.
Câu 1: (3,0 điểm).
Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” nói về chủ đề nào chúng ta đã học? Em hãy giải thích ý nghĩa câu thành ngữ đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
Bạn H chưa biết bơi nên mỗi khi đi biển cùng gia đình hay bạn bè, H đều rụt rè và ngại xuống nước. Bạn rất muốn biết bơi nhưng vẫn chưa làm được. Hè năm nay, H đặt mục tiêu sẽ học bơi để biết bơi. H xin bố đăng kí cho một lớp học bơi và còn rủ thêm một người bạn học cùng đề nhắc nhở và hỗ trợ nhau tập luyện. Sau ba tháng hè, H đã biết bơi và thấy tự tin hơn mỗi khi đi biển.
Em hãy xác định mục tiêu cá nhân mà bạn H đặt ra. Nhận xét về mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu mà bạn H đặt ra.
Câu 3. (1,0 điểm)
Phát hiện cửa hàng của bà K sử dụng các chất độc hại trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, bạn P định báo lên các cơ quan có thẩm quyền thì người thân khuyên không nên làm như vậy, vì việc đó không liên quan đến minh.
Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đề 1 | D | B | A | B | D | C | B | D | A | D | A | C |
2. Đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 KNTT có đáp án
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, mỗi lựa chọn đúng 0,25 đ)
Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị
A. vật chất
B. tinh thần
C. của cải
D. kinh tế.
Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?
A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước.
D.Truyền thống văn hóa.
Câu 3:Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là:
A. Luôn nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trên thế giới
B. Sẵn sàng chia sẽ và tiếp thu những tiến bộ về mọi mặt của các dân tộc trên thế giới
C. Tôn trong, sẵn sàng làm bạn với tất cả các dân tộc khác trên trên cơ sở tôn trong độc lập dân tộc, chủ quyền và các quyền cơ bản của công dân.
D. A, B, C
Câu 4: Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Câu 5:
Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là?
A. Lao động tự giác.
B. Lao động sáng tạo.
C. Lao động.
D. Sáng tạo.
Câu 6: Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?
A. Lao động sáng tạo.
B. Trung thực.
C. Lao động cần cù.
D. Tiết kiệm.
Câu 7: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động nói đến?
A. Lao động sáng tạo.
B. Lao động tự giác.
C. Lao động.
D. Sáng tạo.
Câu 8: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất việc biết bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 10: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 11: Nhà máy A xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương.
B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.
D. Gia đình.
Câu 12: Ngày môi trường thế giới là?
A. 5/6.
B. 5/7.
C. 5/8.
D. 5/9.
PHẦN II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt”vào túi mình và đi ngay.
a, Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?
b, Em có suy nghĩ như thế nào về quan niệm” nhặt được của rơi tạm thời đút túi” của thanh niên thời nay?
Câu 2: ( 2 điểm)
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.
a, Em học hỏi được gì từ tấm gương của nhà bác học Edison?
b. Hiện nay một số bạn học sinh thấy bài khó là nản, đi chép sách giải. Suy nghĩ của em về về những hành động này.Em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
Câu 3: (2 điểm)
Để đất nước được phát triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện các biện pháp tái sinh vẫn được.
Câu hỏi:
a. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
b. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | D | A | B | C | A | A | C | D | A | A |
Phần II. Tự luận
Câu 1: (3 điểm)
a Hành vi đó là chưa đẹp. Chưa biết trả lại cho người mất. Chưa làm theo những điều được cho là đúng đẵn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. ( 1,5 đ)
b.“ Nhặt được của rơi tạm thời đút túi” là một quan điểm sai lầm. Là hành vi vi phạm đạo đức: lừa dối, tham lam. Là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý theo mức độ , tính chất vi phạm: phạt tiền đến 15 triệu đồng, hoặc phạt tù cải tạo không giam giữ( 1,5 đ)
Câu 2: (2 điểm)
a. Edison là tấm gương sáng cho sự lao động cần cù, sáng tạo. Em học hỏi được từ Edison: khi gặp điều không như mong muốn , những khó khăn: bài khó, điểm kém, bị bố mẹ thầy cô mắng,…không nản chí, xem xét vì sao mình chưa đạt được điều mong muốn, tự sửa chữa.( 1 điểm)
b.Các bạn đó còn lười biếng. Em sẽ nói với các bạn: lười học, đi chép bài sẽ không hiểu, khó có thể vượt qua các kì thi, không thể vận dụng vào thực tế cuộc sống, tương lai sau này sẽ gặp nhiều khó khăn….( 1 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
a. Không đồng tình. Vì làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, … gây nguy hiểm cho môi trường sống của con người và tự nhiên. Để tạo ra sự phát triển của đất nước thì rất cần thiết, nhưng phải tạo ra sự phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định cho môi trường…(1 điểm)
b.Tổng vệ sinh trường lớp, phát quang dọn dẹp đường nông thôn, trồng nhiều cây xanh, khai thông cống rãnh, vứt rác đúng nơi quy định, lên án những hành vi xả rác bừa bãi,..(1 điểm)
3. Ma trận đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 KNTT
TT |
Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài học | Mức độ đánh giá | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Câu TN | Câu TL | Tổng điểm | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||
1
| Giáo dục đạo đức | Nội dung 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. | 2 câu | 2 câu | 0,5 | ||||||||
Nội dung 2. Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc | 2 câu | 2 câu | 0,5 | ||||||||||
Nội dung 3. Lao động cần cù sáng tạo | 3 câu | 1 câu | 3 câu | 1 câu | 2,75 | ||||||||
Nội dung 4. Bảo vệ lẽ phải | 2 câu | 1 câu | 2 câu | 1 câu | 3,5 | ||||||||
Nội dung 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 3 câu | ½ câu | 1/2 câu | 3 câu | 1 câu | 2,75 | |||||||
Tổng câu | 12 |
|
| 1 |
| 1 |
| 1 | 12 | 3 | 10 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100 |
4. Bản đặc tả ma trận đề thi học kì 1 GDCD 8 KNTT
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 8 đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1 năm 2023 - 2024
Top 2 Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 2023-2024
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 8 I Learn Smart World
Top 11 đề thi giữa kì 1 Toán 8 Cánh Diều (mẫu chuẩn, file đẹp)
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Top 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
07/12/2023 10:15:00 SAGợi ý cho bạn
-
Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 8 Global Success có đáp án cả năm
-
(Cực hay) Phân tích bài thơ Sông lấp
-
Soạn bài Tập truyện quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh
-
Soạn bài Ôn tập bài 7 lớp 8 Chân trời sáng tạo
-
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
-
Soạn bài Khoe của; Con rắn vuông ngắn gọn
-
Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ Chạy giặc
-
(Trọn bộ) File nghe tiếng Anh 8 Friends Plus
-
Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
-
Phân tích bài thơ Nhớ đồng sách mới
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 8
10 Đề kiểm tra tiếng Anh lớp 8 giữa học kì 2 năm học 2023 - 2024
Xác định bố cục bài Hịch tướng sĩ lớp 8 KNTT
Nói và nghe Giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911)?
Đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc
Đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức (có đáp án)