Top 8 đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1 năm 2023 - 2024

Đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1 năm 2023 - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách mới có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi giữa học kì 1 Văn 8 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý: Sử dụng file tải về để xem trọn bộ 8 đề thi giữa kì 1 Văn 8 có đáp án mới nhất.

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 8 2023

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 8 2022

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhn biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

(Ngữ liệu ngoài SGK)

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ Đường luật

- Nhận biết được bài thơ viết theo luật nào

- Nhận biết được từ tượng hình

- Nhận biết được bố cục bài thơ

- Nhận biết được cách ngắt nhịp

Thông hiểu:

- Hiểu được tâm trạng của tác giả

- Hiểu được bức tranh làng quê tác giả

- Hiểu được đề tài bài thơ

Vận dụng:

- Giải thích nghĩa của từ “ vầy”

- Cảm nhận tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên như thế nào

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Kể về một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa

Nhận biết:

Nhận biết được yêu cầu của đề và kiểu bài kể về một chuyến đi.

Thông hiểu:

Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…)

Vận dụng:

Viết được bài văn kể về một chuyến đi có trình tự hợp lí, có sự kết hợp các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo trong cách dung từ, diễn đạt, lựa chọn điểm ấn tượng để kể.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng số

5 TN

3 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6,0điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:

THU ẨM

(Mùa thu uống rượu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm khuya đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ dăm ba chén, đã say nhè.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)

Lựa chọn đáp án đúng :

Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết bài thơ thuộc thể thơ nào?

A. Lục bát.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Tự do.

Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ sử dụng luật thơ gì?

A. Luật bằng.

B. Luật trắc.

C. Luật bằng và luật trắc.

D. Không theo luật nào.

Câu 3 (0,5 điểm): Những từ tượng hình có trong bài là

A. le te, lập loè.

B. lập loè, lóng lánh

C. lóng lánh, phất phơ.

D. le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh.

Câu 4 (0,5 điểm): Bố cục của bài thơ được chia như thế nào?

A. Gồm 2 phần: đề và kết.

B. Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

C. Gồm 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.

D. Không có bố cục cụ thể.

Câu 5 (0,5 điểm): Cách ngắt nhịp của bài thơ?

A. 3/4.

B. 4/3.

C. 2/2/3.

D. 3/2/2.

Câu 6 (0,5 điểm): Tâm trạng của tác giả được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?

A. Đôi mắt.

B. Rượu.

C. Khói nhạt.

D. Đêm sâu.

Câu 7 (0,5 điểm): Hình ảnh làng quê trong bài thơ hiện lên như thế nào?

A. Kì vĩ, tráng lệ.

B. Thanh bình, yên ả.

C. Nghèo, xác xơ.

D. U buồn, tĩnh lặng.

Câu 8 (0,5 điểm): Đề tài của bài thơ Thu ẩm và Thu điếu có gì giống nhau?

  1. Đều viết về trời thu và ao thu.
  2. Đều viết về con người trong mùa thu.
  3. Đều viết về thú vui an nhàn của tác giả vào mùa thu.
  4. Đều viết về bức tranh thiên nhiên mùa thu và nỗi lòng của thi nhân trước thời cuộc.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9 (1,0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “ vầy” trong câu “ mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”? nội dung câu thơ biểu đạt điều gì?

Câu 10 (1,0 điểm): Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên?

II. VIẾT (4,0 điểm)

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Phần

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

(6,0 điểm)

Câu 1: C

0,5

Câu 2: A

0,5

Câu 3: D

0,5

Câu 4: B

0,5

Câu 5: B

0,5

Câu 6: A

0,5

Câu 7: B

0,5

Câu 8: D

0,5

Câu 9: Giải nghĩa từ “ vầy”: cọ, chà, sự tác động của tay lên mắt.

- Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe: mắt của tác giả Nguyễn Khuyến không có tác động từ bên ngoài (vầy – cọ, chà) nhưng vẫn đỏ lên.

- Đó là ánh mắt u buồn vì sự bất lực trước thời cuộc. Cho thấy được nỗi lòng canh cánh của tác giả đối với vận mệnh của đất nước.

0,25

0,25

0,5

Câu 10: Bài thơ Thu ẩm thể hiện tình yêu quê hương của tác giả Nguyễn Khuyến. HS phân tích một số ý làm rõ nội dung này:

+ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu thiên nhiên, làng cảnh, yêu quê nhà; ông đưa vào thơ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhất của quê hương.

+ Bài thơ Thu ẩm thể hiện nỗi trăn trở của tác giả trước thời cuộc, lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Mượn rượu để giải sầu mà sầu lại càng thêm chồng chất.

0,5

0,5

Phần

Nội dung

Điểm

Viết

(4,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử, văn hoá.

0,25

c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí

HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; nói được cảm xúc và sự tự hào về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương.

* Mở bài:

- Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu.

* Thân bài:

- Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi…

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình…

* Kết bài:

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn…

0,5

1,0

1,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.

0,25

4. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu.
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm.
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

( Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Tự do

C. Thơ sáu chữ

D. Lục bát biến thể

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D.Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 3: Cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ là:

A. Quê hương

B. Con đò

C. Chùm khế

D. Diều biếc

Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là tình cảm gì?

A. Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ

B. Tình yêu thiên nhiên

C. Tình yêu quê hương đất nước

D. Tình cảm gia đình

Câu 5: Việc nhắc lại 2 lần câu hỏi tu từ “Quê hương là gì hả mẹ”? có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh sự da diết tình cảm lưu luyến của nhân vật trũ tình

B. Thể hiện sự nặng lòng của nhân vật trữ tình đối với quê hương

C. Thể hiện sự thắc mắc của em bé với nhân vật trữ tình.

D. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương của nhân vật trữ tình.

Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Quê hương là con diều biếc”?

A. Nhắc nhớ những kỷ niệm gần gũi bình dị về quê hương của mỗi người

B. Thấy được sự êm đềm của quê hương đối với tuổi thơ của mỗi người

C. Gợi tả không gian nghệ thuật tuyệt đẹp về tuổi thơ gắn liền với quê hương

D. Gợi hình ảnh cánh diều biếc trao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ của nhân vật trữ tình

Câu 7: Ba câu thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì?

Yêu mến trân trọng những giá trị về cuộc sống

Mỗi chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng những điều xung quanh mình

Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều giản dị nhất.

Mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, yêu quê hương xứ sở.của mình

Câu 8: Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện

A. qua những từ ngữ, hình ảnh giản dị chứa đựng tình cảm yêu quê hương sâu sắc.

B. qua hình ảnh quê hương đa màu sắc muôn hoa đua nở của tác giả

C. về thể thơ 6 chữ giàu cảm xúc của tác giả khi nói về quê hươmg

D. về tình cảm, cảm xúc của tác giả giành cho quê hương của mình

Câu 9: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? ( Trình bày từ 1 đến 3 câu văn)

Câu 10: Từ việc đọc hiểu văn bản thơ, là học sinh chúng ta cần thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể nào? ( Trình bày khoảng 3 câu văn)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài văn giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích.

5. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc

hiểu

1

C

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung của bài thơ, có thể đưa ra những thông điệp sau:

- Quê hương là nơi khi ta đi xa mà luôn nhớ về.

- Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở thành một con người tốt, thành một công dân tốt.

- Chúng ta phải nhớ đến, trân trọng, biết ơn quê hương mình.

Lưu ý: Học sinh nêu được 2 thông điệp cho điểm tối đa

1,0

10

HS nêu những việc làm cụ thể của bản thân góp phần xây dựng quê hương. (Nêu tối thiểu 3 việc làm)

- Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng...sống trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương.

- Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn...

- Giữ gìn phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương...

- Quảng bá, giới thiệu hình ảnh của quê hương đến với mọi người.

Lưu ý: Học sinh nêu được 3-4 việc làm, GK cho 1.0 điểm, được 1-2 việc làm cho 0.5 điểm

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: giới thiệu cuốn sách yêu thích

0,25

c. Yêu cầu giới thiệu nội dung:

- Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích:

- Nguồn gốc, xuất xứ:

- Hình thức của cuốn sách:

- Nội dung bên trong sách

- Giá trị sách mang lại:

- Sách trên thị trường:

- Cách giữ gìn và bảo quản sách

- Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, .

0,5

6. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 2

PHẦN I (4đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.

(Lão Hạc – Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1 (0,5đ). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5đ). Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.

Câu 3 (0,5đ). Tìm các hình ảnh miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.

Câu 4 (0,5đ). Xác định từ tượng hình có trong đoạn trích? Nêu tác dụng.

Câu 5 (2đ). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp 12 câu nêu suy nghĩ của em về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Đoạn văn có sử dụng một tình thái từ, một thán từ (gạch chân, chú thích tình thái từ, thán từ).

PHẦN II (6 điểm)

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ. Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn.

7. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 2

PHẦN I (4 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

Câu 2 (0,5 điểm).

- ND: Miêu tả cái chết của Lão Hạc và tâm tư của ông giáo.

Câu 3 (0,5 điểm)

-Từ ngữ miêu tả cái chết của lão Hạc:

+ Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

+ Lão tru tréo, bọp mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nẩy lên; lão vật vã hai giờ đồng hồ rồi mới chết.

Câu 4 (0,5 điểm).

- Từ tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc

- Tác dụng:

+ Gây ấn tượng mạnh với người đọc

+ Diễn tả cái chết đầy đau đớn, dữ dội của lão Hạc.

Câu 5 (2 điểm)

*Hình thức: (0,5 đ)

- Đúng đoạn văn TPH,

- Có sử dụng tình thái từ, thán từ (gạch chân, chú thích)

* Nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

- Người nông dân trong xã hội cũ phải sống cuộc đời vô cùng cơ cực, quanh năm lam lũ vất vả vẫn nghèo đói, túng thiếu.

- Phải chịu sự áp bức bất công, hà khắc của bộ máy cầm quyền, chịu sưu cao thuế nặng;

- Người nông dân thấp cổ bé họng không những không được pháp luật, nhà nước bảo hộ mà còn bị đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo.

(Có thể dẫn chứng từ các tác phẩm đã học)

PHẦN II (6 điểm)

*Hình thức: (0,5đ)

- Đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

*Nội dung: (5,5đ)

Yêu cầu làm rõ:

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (0,5đ)

b. Thân bài:

- Cuộc đời số phận của người nông dân: cơ cực, nghèo khổ, tối tăm, bế tắc, không lối thoát (lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi nhân vật). (1đ)

- Chỉ ra nét đẹp riêng ở mỗi nhân vật:

+ Chị Dậu: Có lòng yêu thương chồng con tha thiết, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.(1đ)

+ Lão Hạc: thương con, lương thiện, nhân hậu, trung thực và giàu lòng tự trọng.(1đ)

- Phẩm chất tốt đẹp: Tận tụy, hi sinh vì người thân. (1đ)

- Giá hiện thực, giá trị nhân đạo qua nhân vật chị dậu, lão Hạc. (1đ)

c. Kết bài: Dù cuộc sống cơ cực, bế tắc nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là những tính cách điển hình cho người nông dân Việt Nam. (0,5đ)

8. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 3

I. Phần đọc hiểu: (3.0 điểm)

Cho đoạn văn:

Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Cho biết năm sáng tác của văn bản đó?

b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật nào? Kể lại sự việc gì?

c. Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn? Nêu ngắn gọn giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình đó?

d. Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên?

II. Phần tự luận: ( 8.0 điểm )

Câu 1 (2.0 điểm )

Viết đoạn văn phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn văn sau:

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

Trích '' Trong lòng mẹ '' - Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng

Câu 2 (5.0 điểm )

Kể lại một kỉ niệm xúc động của em với người thân.

9. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 3

A. Phần đọc hiểu:

a. Văn bản: Lão Hạc 0.25đ. Nam Cao 0.25đ. Năm sáng tác: 1943 0.25đ

b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật lão Hạc 0.25đ. Sự việc: Nói về cái chết của lão Hạc 0.25đ

c. Các từ tượng thanh, tượng hình: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. 0.5đ. Những từ tượng thanh, tượng hình đó đã thể hiện cái chết đầy dữ dội, đau đớn, thương tâm của lão Hạc trong tình cảnh bế tắc. 0.5đ

d. Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: Sáng ngời về tình thương con vô bờ bến, giàu đức hi sinh và lòng tự trọng. 0.75đ

B. Phần tự luận:

Câu 1

1. Yêu cầu chung:

- Các phép tu từ trong đoạn văn: nói quá, điệp ngữ và liệt kê. 0.75đ.

- Các phép tu từ đó đã diễn tả nỗi uất ức, căm giận tột cùng của cậu bé Hồng trước những cổ tục lạc hậu đã đày đoạ mẹ khổ cực. Đồng thời cũng toát lên tình yêu thương mẹ cháy bỏng.

- Trình bày bằng một đoạn văn ngắn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu...

2. Về biểu điểm:

- Điểm 3.0: Đạt tất cả các yêu cầu trên.

- Điểm từ 2.0 - < 3.0: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên song còn mắc lỗi nhỏ dùng từ.

- Điểm < 2.0: Trình bày ý chưa thật đầy đủ, diễn đạt còn lủng củng, gạch xóa...

- Điểm 0: Sai về nội dung, phương pháp hoặc bỏ không làm.

Câu 2

a. Yêu cầu chung.

- Viết đúng kiểu bài văn tự sự, biết chọn sự việc hợp lí: một kỉ niệm với người thân như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

- Chọn ngôi kể 1 phù hợp, sắp xếp các sự việc theo một trình tự để câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc...

- Bài viết có bố cục ba phần:

* Mở bài: Giới thiệu sự việc và nhân vật cần kể -> Một kỉ niệm với người thân của mình

* Thân bài: Lần lượt kể theo một trình tự

- Hoàn cảnh và thời gian xảy ra câu chuyện...

- Đó là kỉ niệm gì với người thân: sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện...

- Kỉ niệm đó gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì?

* Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế...

- Dựng đoạn và liên kết đoạn hợp lí.

- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu...

b. Biểu điểm:

* Điểm 5: Đạt được tất cả các yêu cầu trên.

* Điểm 3 - < 5: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên song còn mắc lỗi nhỏ dùng từ, diễn đạt, viết câu.

* Điểm 1 - < 3: Kể chuyện chưa sinh động, ý còn lủng củng, trình bày bẩn, gạch xóa...

* Điểm 0: Sai về nội dung, phương pháp hoặc bỏ không làm...

Khuyến khích những bài viết có cách kể chuyện sáng tạo, diễn dạt mạch lạc...

10. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 4

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.(1,0 điểm)

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.( 1,0 điểm)

Câu 2: (1,0 điểm): Cho thông tin “An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn?

Câu 3: (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.

Câu 4: (5,0 điểm) Tưởng tượng sau một thời gian con trai lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy?

11. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 4

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Đoạn văn trích từ văn bản Lão Hạc của Nam Cao (0,5 điểm)

- Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0,5 điểm)

b.

- Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0,5 điểm)

+ Từ tượng hình: móm mém

+ Từ tượng thanh: hu hu

- Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc – một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0,5 điểm)

Câu 2: (1,0 điểm):

- An lau nhà đi.

- An lau nhà chưa?

Câu 3:

*Yêu cầu kĩ năng:

- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng.

- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn.

- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định.

* Yêu cầu nội dung:

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. (0,5 điểm)

- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,5 điểm)

- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. (0,5 điểm)

- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. (0,5 điểm)

Câu 4:

HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

1, Mở bài:

Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc (0,5đ)

2, Thân bài:

- Kể về nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh cuộc sống neo đơn, cô độc của lão Hạc kể từ sau khi con trai ra đi; kể về nỗi đau đớn, bế tắc của lão…(0,5đ)

- Kể về tâm trạng và thái độ của người con trong cuộc gặp gỡ với ông Giáo.(1,0đ)

- Kể về nỗi ân hận của bản thân: để lại cha già một mình, phải sống trong cô đơn, buồn tủi, chịu cái chết đau đớn…(0,5đ)

- Rút ra bài học cho mình, lời khuyên…(1,0đ)

3, Kết bài:

Suy nghĩ của mình sau cuộc trò chuyện với ông giáo…(0,5đ)

Lưu ý:

- Trong quá trình kể phải kết hợp được các yếu tố MT + BC hợp lí, gây ấn tượng.(0,5đ)

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả (0,5đ)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 6.384
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi