Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 có đáp án

Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 có đáp án. Trong nội dung bài viết dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa những câu hỏi kiểm tra hay nhất gửi đến bạn đọc.

1. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 số 1

Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói về tôn trọng lẽ phải?

A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

D. Vàng thật không sợ lửa.

Câu 2. Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?

A. Luôn tán thành và làm theo số đông.

B. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

C. Tranh luận với những người không cùng quan điểm với mình.

D. Việc không liên quan đến mình thì không quan tâm.

Câu 3. Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?

A. Thắng dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.

B. Thảo làm vỡ lọ hoa nhưng nói với mẹ là con mèo làm vỡ.

C. Thấy bạn Nam gian lận trong kiểm tra, Phương đã báo cáo với thầy giáo.

D. Hiếu tố cáo với công an việc một người lạ mặt móc túi khách hàng trong quán ăn.

Câu 4. Hùng đang học lớp 8, trong một lần ra ngoài Hùng vô tình bắt gặp Hưng, bạn cùng lớp đang lấy trộm đồ của một nhà trong xóm. Bị phát hiện, Hưng đã dọa nếu Hùng nới với người khác thì sẽ bị ăn đòn. Hùng nên làm gì?

A. Đề nghị Hưng trả lại đồ và xin lỗi người hàng xóm. Nếu Hưng không nghe, em sẽ báo với người lớn để can thiệp.

B. Nghe lời Hưng, không kể với ai.

C. Đánh lại Hưng và bỏ chạy để Hưng không tìm được.

D. Đòi Hưng chia tiền cho nếu không sẽ báo người khác biết.

Câu 5. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật là?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

C. Tôn sự trọng đạo.

D. Muốn tròn thì phải có khuôn.

Câu 6. Ý nghĩa của sống liêm khiết?

A. Góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

B. Làm cho con người được nhiều người quý mến, tôn trọng.

C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội, góp phần làm xã hội trong sạch.

Câu 7. Mai thấy có một người đàn ông hay đứng ở cổng trường lúc tan học. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ đi cùng. Theo em, Mai nên làm gì?

A. Không cần quan tâm vì ông ta không liên quan đến Mai.

B. Đi theo dõi xem ông ta làm gì.

C. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.

D. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.

Câu 8. Anh Hùng là nhân viên tại ngân hàng. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, anh phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 20 triệu đồng. Anh Hùng đã trả lại cho khách hàng. Anh Hùng là người như thế nào?

A. Tự chủ.

B. Liêm khiết.

C. Tiết kiệm.

D. Sáng tạo.

Câu 9. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.

B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.

C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.

D. Hô thật to là có trộm.

Câu 10: Phẩm chất Liêm khiết có biểu hiện

A. đàng hoàng, tự tin, không phụ thuộc vào người khác.

B. hám danh, hám lợi.

C. toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.

D. không tham ô tiền bạc, tài sản chung.

Câu 11: Biểu hiện nào trái với hành vi liêm khiết?

A. Mong muốn làm giàu bằng tài năng, sức lao động của mình.

B. Không gian lận trong làm ăn.

C. Không tham ô hối lộ.

D. Luôn gợi ý cấp dưới đem quà biếu tặng mình

Câu 12. Câu tục ngữ thể hiện tính liêm khiết là?

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.

B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.

C. Của vào nhà quan như than vào lò.

D. Ăn nên ngập mặt ngập mũi.

Phần tự luận:

Câu 1: Học sinh cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

Câu 2: Kể về một câu chuyện có tình bạn trong sáng lành mạnh.

Đáp án đề số 1

Phần trắc nghiệm: 6 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu10

Câu11

Câu12

A

B

B

A

D

C

D

B

A

A

D

A

Phần tự luận: 4 điểm

Câu 1: 1 điểm, Học sinh nêu ra được 3 việc làm phù hợp.

Ví dụ như:

  • Tuân thủ quy định của trường lớp;
  • Thấy hành vi sai trái cần khuyên nhủ bạn và báo với giáo viên;
  • Bảo vệ những hành động đúng đắn của bạn bè;
  • Bảo vệ những bạn chịu những hành vi sai như bạn bị đánh, bị bắt nạt,...
  • Trong gia đình thì nghe lời bố mẹ, ông bà;
  • Luôn thật thà không nói dối;
  • Không che dấu cho những bạn có hành động sai;

Câu 2: 3 điểm

Học sinh kể được câu chuyện ý nghĩa về những đạo đức, tình bạn trong sáng lành mạnh cần có trong xã hội như giúp đỡ nhau học tập, hoạt động đời sống,...

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 số 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Việc làm nào thể hiện tính liêm khiết?

A. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

B. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

C. Bạn Hùng đến xin cô giáo nâng điểm môn Văn cho mình để đạt học sinh giỏi.

D. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Chung làm Giám đốc. Ai mang quà đến biếu đều được ông nhận vào làm việc.

Câu 2. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều không bắt buộc chủ thể phải làm theo.

Câu 3: Biết giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, trong quan hệ xã hội và trong hợp tác kinh doanh?

A. Nhận được sự quí trọng của người khác.

B. Được mọi người kính nể.

C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác.

D. Có lợi cho người bản thân.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phù hợp tình bạn trong sáng lành mạnh?

A. Bao che khuyết điểm cho bạn.

B. Phù hợp nhau về quan điểm sống.

C. Giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

D. Bình đẳng tôn trọng nhau.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

A. Giữ im lặng trong cuộc họp.

B. Hay chê bai người khác.

C. Nói xấu người khác khi vắng mặt.

D. Xì xào bàn tán khi người khác đang phát biểu.

Câu 6. Biểu hiện của không liêm khiết là?

A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.

B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.

C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 8. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 9. Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.

B. Sang đánh nhà hàng xóm.

C. Sang chửi nhà hàng xóm.

D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

Câu 10. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Câu 11. Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 12. Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Phần tự luận:

Câu 1: Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?

Câu 2: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?

Đáp án đề số 2

Phần trắc nghiệm: 6 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu10

Câu11

Câu12

A

A

C

A

A

D

A

A

D

A

C

D

Phần tự luận: 4 điểm

Câu 1: 1 điểm, Học sinh nêu được 3 đức tính phù hợp là đạt yêu cầu:

Ví dụ như: Trung thực, Siêng năng kiên trì, Tôn trọng kỉ luật, Tự trọng, Sống giản dị, yêu thương con người, Khoan dung, Đoàn kết tương trợ, Tôn trọng lẽ phải

Câu 2:

- Trả lời: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan KHÔNG thể coi là pháp luật (1 điểm)

- Giải thích: (2 điểm)

  • Vì pháp luật điều chỉnh toàn bộ những vấn đề của xã hội bao gồm cả các quan hệ trong nhà trường.
  • Còn quy định của nhà trường chỉ điều chỉnh các hành vi, quan hệ trong phạm vi trường học, cụ thể là mối quan hệ giữa học sinh với nhau, giữa thầy và trò, giữa thấy với nhau và hơn hết là trong phạm vi ở trong trường học.
  • Pháp luật là do nhà nước ban hành và còn nội quy thì do nhà trường ban hành
  • Những nội quy của nhà trường không được trái với quy định pháp luật.

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 số 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 2. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

A. Không chơi với bất kì ai.

B. Chỉ nên chơi với người xấu.

C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.

D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Câu 3. Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

A. Coi thường người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Xỉ nhục người khác.

Câu 4. Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu 5. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?

A. Khiêm tốn.

B. Lẽ phải.

C. Công bằng.

D. Trung thực.

Câu 6. Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.

B. Dung túng cho kẻ giết người.

C. Đánh chửi cha mẹ.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Cần cù.

Câu 8. Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Vu khống cho người khác.

B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

C. Cười nói to trong đám ma.

D. Cả A,B,C.

Câu 9. Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 10. Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?

A. Pháp luật.

B. Kỉ luật.

C. Chữ tín.

D. Liêm khiết.

Câu 11. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Cùng với A đánh B cho vui.

D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 12. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Phần tự luận: Pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác đúng không? Tại sao?

Đáp án đề số 3

Phần trắc nghiệm: 6 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu10

Câu11

Câu12

D

D

C

A

B

D

A

D

A

B

A

A

Phần tự luận: 4 điểm

- Trả lời: Pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác là sai. 1 điểm

- Giải thích: 3 điểm

  • Vì những người có ý thức, tính kỷ luật, tự giác hay không đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
  • Vì pháp luật đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của cơ quan nhà nước và vì sự công bằng xã hội;
  • Vì kỷ luật là trong phạm vi nhỏ nên một người có ý kỷ luật tốt không chắc chắn rằng họ là người không vi phạm pháp luật.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
2 1.973
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm