Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 có đáp án (5 đề)
Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 có đáp án. Trong bài viết dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa ra bộ đề kiểm tra giữa kì môn Giáo dục công dân lớp 9 dành cho bạn đọc tham khảo.
5 đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 mới nhất
Trong bài viết, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc tổng hợp 5 bộ đều kiểm tra giữa kỳ 1 môn GDCD lớp 9 mới nhất có đáp án có file Word tải về, là tài liệu hữu ích cho thầy (cô) soạn thảo đề thi, cũng như là bài tập tham khảo giúp các em học sinh ôn tập môn GDCD chỉn chu, đầy đủ hơn.
1. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 số 1
Trắc nghiệm 4 điểm
Câu 1. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Luôn luôn hành động theo ý của mình, không nghe ý kiến của người khác.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.
D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.
Câu 2: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
Câu 3: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?
A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
D. Cả A,B, C.
Câu 4: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?
A. Luôn phê bình những người sai
B. Giao công việc công bằng cho mọi người.
C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
D. Không để chuyện gia đình xen vào công việc.
Câu 5: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?
A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.
B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
C. Không cần rèn luyện.
D. Cả A và B.
Câu 6: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?
A. Không công bằng.
B. Không thẳng thắn.
C. Không trung thực.
D. Không thật thà.
Câu 7. Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật?
A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.
B. Ngồi học không nói chuyện riêng.
C. Đi học muộn vì mải xem phim.
D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.
Câu 8. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới được thể hiện ở:
A. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
C. quan hệ hai bên cùng có lợi giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.
Phần Tự luận:
Câu 1: Tính tự chủ được thể hiện như thế nào qua hành động, suy nghĩ cảm xúc và rèn luyện?
Câu 2: Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình? Ví dụ?
Đáp án đề số 1
Phần trắc nghiệm 4 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | B | D | C | D | A | B | B |
Phần tự luận: 6 điểm
Câu 1: 3 điểm mỗi ý 1 điểm
- Hành động: một người tự chủ sẽ luôn chủ động trong những việc mình cần làm và luôn bình tĩnh, tự tin trước mọi tình huống có thể xảy ra với bản thân trong đời sống.
- Suy nghĩ và cảm xúc: người tự chủ sẽ biết được bản thân đang, sẽ, phải làm gì và đánh giá được vấn đề trong cuộc sống. Họ luôn biết kiềm chế cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống.
- Rèn luyện bản thân: họ luôn biết cách đón nhận những lời khen, chê trong cuộc sống và tiếp nhận một cách chọn lọc, luôn tự kiểm điểm bản thân với những điều chưa thật sự tốt.
Câu 2: 3 điểm, phần trả lời được linh hoạt.
- Học sinh nêu ra được những việc cần làm (1 điểm)
- Học sinh kể được câu chuyện về bảo vệ hoà bình (1,5 điểm)
- Học sinh kể được câu chuyện ý nghĩa hay 0.5 điểm
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 số 2
Phần trắc nghiệm 4 điểm
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Chí công vô tư.
D. Tiết kiệm.
Câu 2: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho Dân chủ được thực hiện.
Câu 3: Biểu hiện của dân chủ là ?
A. Mọi người muốn ý kiến nhưng sợ cấp trên
B. Lớp trưởng làm theo ý mình.
C. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
D. Nêu ra ý kiến đúng nhưng không được chấp nhận
Câu 4: Tự chủ có ý nghĩa là?
A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.
B. Con người biết sống một cách đúng đắn.
C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.
D. Cả A,B,C.
Câu 5: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. E là người tự chủ.
B. E là người trung thực.
C. E là người thật thà.
D. Q là người khiêm nhường.
Câu 6: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?
A. Tự chủ.
B. Thật thà.
C. Chí công vô tư.
D. Trung thành.
Câu 7: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
D. Cả A,B, C.
Câu 8: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?
A. Giải quyết mâu thuẫn bằng hoà giải.
B. Cãi nhau với hàng xóm.
C. Giúp đỡ người khó khăn.
D. Giải quyết tranh chấp bằng pháp luật
Phần tự luận:
Câu 1: Chứng minh nhận định Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể?
Câu 2: Biểu hiện của chí công vô tư trong học tập và đời sống?
Đáp án đề số 2
Phần trắc nghiệm 4 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | D | C | D | A | A | D | B |
Phần tự luận 6 điểm
Câu 1: Học sinh phân tích và nêu được những ý sau đây: 3 điểm
- Dân chủ là gì? Dân chủ giúp mọi người đóng góp ý kiến, xây dựng một tập thể vững mạnh. Dân chủ còn tạo nên sự công bằng, bình đẳng, thống nhất và văn minh trong một tập thể nhất định.
- Kỷ luật là gì? Còn kỷ luật tạo nên sự đoàn kết và thống nhất, hơn nữa còn đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật: Những nội quy của kỷ luật giúp tập thể được chủ động, tự giác, không ỷ lại xây dựng nên một tập thể luôn phát triển. Những yếu tố dân chủ và kỷ luật hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Khi cả dân chủ và kỷ luật được tồn tại thì tập thể có thể phát triển vững mạnh và ổn định.
Câu 2: 3 điểm, phần trả lời của học sinh được linh hoạt.
- Học sinh nêu được những biểu hiên của chí công vô tư trong đời sống có 3 ý (1,5 điểm)
- Học sinh nêu được những biểu hiện của chí công vô tư trong học tập có 3 ý (1,5 điểm)
3. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 số 3
Phần trắc nghiệm 4 điểm
Câu 1: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?
A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.
Câu 2: Biểu hiện của kỉ luật là ?
A. Không làm trái quy định nhà trường.
B. Không nói chuyện trong giờ học.
C. Không vứt rác nơi công cộng.
D. Cả A,B, C.
Câu 3: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?
A. Khiêm nhường.
B. Dân chủ.
C. Trung thực.
D. Kỉ luật.
Câu 4: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A,B, C.
Câu 5: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?
A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
B. Thờ ơ với mọi người xung quanh.
C. Không nhận khuyết điểm và sửa chữa.
D. Cãi vã với bạn bè.
Câu 6: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại.
B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
C. Báo với công an.
D. Báo với gia đình.
Câu 7: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là? a
A. Tạo cơ hội.
B. Là điều kiện.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.
Câu 8: Tự chủ có ý nghĩa là?
A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.
B. Giúp con người sống đúng đắn
C. Không quan tâm đến cảm xúc người khác.
D. Cả A,B
Phần tự luận:
Câu 1: Kể lại việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật?
Câu 2: Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
Đáp án đề số 3
Phần trắc nghiệm 4 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | D | B | D | A | B | A | D |
Phần tự luận 6 điểm
Câu 1: 2 điểm, Câu trả lời của học sinh được linh hoạt.
Câu 2: 4 điểm, mỗi ý 1 điểm.
Bảo vệ hoà bình vì những lý do sau:
- Những ý nghĩa của Hoà Bình đem lại: Hoà bình là sự bình yên, tự do, hạnh phúc giữa con người và các quốc gia với nhau. Hoà bình mang lại giá trị không thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể phát triển mọi mặt, mọi sự phát triển đều được đặt trên nền tảng của hòa bình.
- Những tác hại của chiến tranh: Chiến tranh sẽ lấy đi sự bình yên vốn có của đời sống con người từ xưa đến nay. Chiến tranh là nhằm cướp đi đất nước của chúng, cướp đi nền độc lập dân tộc. Hơn thế nữa là phá hoại những của cải, vật chất mà con người gầy dựng bao lâu nay.
- Những công lao của thế hệ đi trước trong lịch sử: bảo vệ hoà bình để tưởng nhớ và gìn giữ những công lao của cha ông ta với bao con người ngã xuống chỉ để giành lại chủ quyền và hoà bình
- Tương lai của thế hệ mai sau: Bảo vệ hoà bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng để con cháu mai sau cũng được sống trong hoà bình.
4. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 số 4
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
Câu 1. Chí công vô tư là người
A. luôn làm cho mọi người phải nể phục mình.
B. luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng.
C. luôn im lặng trước các hành động vụ lợi cá nhân.
D. luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, theo sự công bằng.
Câu 2. Câu nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” của Bác Hồ thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Tự chủ. B. Chí công vô tư. C. Dân chủ. D. Kỉ luật.
Câu 3. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Quân pháp bất vị thân.
B. Cái khó ló cái khôn.
C. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4. Tự chủ là
A. làm chủ bản thân
B. kiểm soát được người khác.
C. làm chủ được công việc.
D. luôn hành động theo ý mình.
Câu 5. Câu ca dao dưới đây nói đến phẩm chất đạo đức nào?
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”
A. Dân chủ.
B. Tự chủ.
C. Kỉ luật.
D. Tự lập.
Câu 6. T là học sinh lớp 9, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thấy các bạn trong lớp được bố mẹ mua cho xe đạp điện để đi học, T đòi bố mẹ mua bằng được một chiếc xe đạp điện mới. Theo em, nhận xét nào dưới đây đúng nhất về thái độ và việc làm của T?
A. T là người suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
B. T là người có thái độ bình tĩnh, tự tin.
C. T là người không làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình.
D. T là người biết điều chỉnh hành vi của mình.
Câu 7. Hai bạn X và V rủ bạn S và M đi chơi trong giờ học. Khi 4 bạn bị cô K là mẹ của X phát hiện và cùng cô giáo chủ nhiệm yêu cầu 4 bạn viết bản kiểm cam kết không trốn tiết học đi chơi nữa thì chỉ có bạn V và S là nghiêm túc thực hiện. Những ai trong tình huống trên không biết điều chỉnh hành vi của bản thân?
A. Ban V, ban S.
B. Bạn X, bạn M.
C. Bạn X, bạn V.
D. Bạn S, bạn M.
Câu 8. “... là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. bảo vệ hòa bình. B. hòa bình. C. hữu nghị. D. hợp tác .
Câu 9. Quan điểm nào dưới đây thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình?
A. Chỉ thể hiện lòng yêu hòa bình khi cần thiết.
B. Khi có chiến tranh mới cần thể hiện lòng yêu hòa bình.
C. Nên ủng hộ chính sách đối đầu quân sự để thể hiện sức mạnh.
D. Tham gia các hoạt động giao lưu với bạn bè quốc tế là cần thiết.
Câu 10. Bạn V thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Yêu chuộng hòa bình.
B. Dân chủ và kỉ luật.
C. Hiếu thuận.
D. Liêm khiết.
Câu 11. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ
A. bạn bè thân thiết giữa các nước.
B. hợp tác cùng phát triển.
C. bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
D. hợp tác giữa nước này với nước khác.
Câu 12. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Hợp tác cùng phát triển.
D. Đoàn kết tương trợ.
Câu 13. Các bạn trong tổ yêu cầu B phải tham gia vào nhóm thuyết trình mặc dù B đang ốm là không thực hiện đúng nguyên tắc hợp tác nào sau đây?
A. Bình đẳng. B. Tự nguyện. C. Hai bên cùng có lợi. D. Dân chủ.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không thể hiện nguyên tắc trong hợp tác?
A. Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ...
B. Không can thiệp công việc nội bộ của nhau.
C. Bình đẳng và cùng có lợi.
D. Không làm phương hại đến lợi ích của người khác.
Câu 15. Vì có làn da đen nên trong lớp T chỉ có hai bạn chơi cùng là D và C, còn các bạn khác thường hay chọc ghẹo, lấy nước da của T làm trò đùa, thậm chí Y và S còn xúc phạm khiến T bị tổn thương. Những ai trong tình huống trên đã thể hiện không đúng mối quan hệ hữu nghị với bạn bè thế giới?
A. Bạn Y, bạn S.
B. Bạn D, bạn C.
C. Bạn T, bạn D.
D. Bạn C, bạn Y.
Câu 16. Người luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống nhằm đạt kết quả cao là người
A. năng động, sáng tạo. B. tự chủ. C. năng động D. sáng tạo
II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM).
Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng và tất yếu?
Câu 2 (2,0 điểm): Thế nào là năng động, sáng tạo? Kể một tấm gương về năng động sáng tạo.
Câu 3 (2,0 điểm): Trong giờ kiểm tra Toán A và B thỏa thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh. A làm một số bài, B làm một số bài sau đó trao đổi cho nhau để chép. Có bạn ủng hộ và nói đó là hợp tác cùng phát triển.
a/ Em có đồng ý về thái độ, hành vi và việc làm của các bạn không? Vì sao?
b/ Nếu chứng kiến sự việc trên em sẽ làm gì?
Đáp án đề 4
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
II. Tự luận (6 điểm)
Câu hỏi | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, dịch bệnh....mà không một quốc gia, dân tộc nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. | 2 đ |
Câu 2 | 1. Khái niệm năng động sáng tạo. - Năng động; Là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo; là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. - Người năng động, sáng tạo; là người luôn say mê, tìm tòi phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác ….nhằm đạt kết quả cao. 2. Tấm gương. Tên, việc làm cụ thể rõ ràng (Chỉ kể tên cho 0,25đ). | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 3 | a. Không đồng ý vì: Hành vi, thái độ của các bạn là sai. không phải là hợp tác cùng phát triển, không tôn trọng thày cô và vi phạm qui chế thi cử b. Em sẽ yêu cầu bạn dừng ngay việc làm đó, và báo cáo sự việc trên với giáo viên. | 1 đ 1 đ |
5. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 số 5
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 - Đề 5
Cấp độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | Vận dụng thấp (TL) | Vận dụng cao (TL) | ||
1. Chí công vô tư | Nhận biết những hành vi chí công vô tư | Hiểu lợi ích của chí công vô tư. | |||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 1 0,25 2,5% | 1 0,25 5% | 2 0,5 5% | ||||
2. Bảo vệ hòa bình | Nhận biết được biểu hiện không phải là yêu hòa binh | Hiểu tác hại của chiến tranh | |||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 1 0,25 2,5% | 1 0,25 2,5% | 2 0, 5 5% | ||||
3. Tình hữu nghị... thế giới | Nhận biết hành vi thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên TG | ||||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 1 0,25 5% | 1 0,25 5% | |||||
4. Dân chủ và kỉ luật | - Nhận biết biểu hiện dân chủ. - Nhận biết khái niệm kỷ luật | Nêu được thế nào là dân chủ, kỷ luật. Lấy ví dụ cụ thể | Hiểu mỗi quan hệ dân chủ và kỷ luật. Hiểu được những hành vi thể hiện tính kỉ luật. | Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật | |||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 2 0,5 5% | 1/2 2 20% | 2 0,5 5% | 1/2 2 20% | |||
5. Tự chủ | Nhận biết những biểu hiện của người có tính tự chủ | Học sinh rút ra được nhận xét thông qua tình huống | Học sinh đưa ra cách xử lí thông qua tình huống | ||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 1 0,25 2,5% | ½ 1,5 15% | ½ 1,5 15% | 2 3,25% 32,5% | |||
6. Hợp tác cùng phát triển | Nhận biết khái niệm về hợp tác cùng phát triển | Hiểu về sự mở rộng hợp tác quốc tế | |||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 1 0,25 2,5% | 1 0,25 2,5% | 2 0, 5 5% | ||||
Tổng câu Tổng điểm Tỷ lệ | 7 1,75 17,5% | ½ 2 20% | 5 1,25 12,5% | ½ 2 20% | 1/2 1,50 15% | 1/2 15 15% | 14 10 100% |
Nội dung đề kiểm tra có 12 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận, bao gồm 6 bài học mà học sinh đã được tìm hiểu trên lớp. Mục tiêu bài kiểm tra không chỉ nhằm kiểm tra đã nắm được bài học hay không, mà còn để nắm được tình hình hiểu bài của học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, đề tự luận yêu cầu học sinh phân tích tình huống, lấy ví dụ cụ thể và cách xử sự khi bản thân học sinh rơi vào tình huống tương tự. Từ đó, đạt được mục đích của môn học là giáo dục học sinh những phẩm chất tốt đẹp, biết phát huy thế mạnh, sử chữa điểm yếu của bản thân.
Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)
Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào thể hiện chí công vô tư?
A. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
B. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
C. Chỉ những người có chức quyền mới cần phải chí công vô tư.
D. Còn nhỏ không cần chí công vô tư.
Câu 2: Theo em chí công vô tư mang lại lợi ích
A. cho tập thể và cộng đồng xã hội.
B. cho cá nhân.
C. cho gia đình.
D. cho một nhóm người.
Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống
B. Hoang mang, dao động trước khó khăn
C. Nóng nảy, vội vàng
D. Bị lôi kéo, dụ dỗ vào việc xấu.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện dân chủ?
A. Không đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của lớp
B. Nói tự do trong giờ sinh hoạt lớp
C. Tích cực phát biểu ý kiến trong buổi Đại hội chi đội
D. Không quan tâm đến công việc chung
Câu 5: Kỉ luật là
A. quy định chung của cộng đồng.
B. quy định của tổ chức xã hội.
C. quy định của Nhà nước.
D. những quy định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội.
Câu 6: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là
A. mối quan hệ hai chiều
B. mối quan hệ một chiều
C. mối quan hệ tốt đẹp
D. mối quan hệ đối nghịch
Câu 7 : Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
A. Nói chuyện riêng trong giờ học
B. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, chú ý nghe giảng bài
C. Không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường
D. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?
A. Biết lắng nghe người khác.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
C. Học hỏi những điều hay của người khác.
D. Giao lưu với thanh niên quốc tế.
Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam
A. là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
B. là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
C. là cuộc chiến tranh chống khủng bố.
D. là cuộc chiến tranh lạnh.
Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc?
A. Kì thị với người nước ngoài
B. Chế nhạo ngôn ngữ của người nước ngoài
C. Chế nhạo trang phục của người nước ngoài
D. Tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của người nước ngoài.
Câu 11: Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam với nước nào dưới đây?
A. Việt Nam – Mĩ
B. Việt Nam – Nhật Bản
C. Việt Nam – Ô-xtray-li-a
D. Việt Nam – Pháp.
Câu 12: Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
A. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
B. Là vì mục đích riêng
C. Là sự đoàn kết, thống nhất
D. Là dựa trên sự bình đẳng.
Phần II: Tự luận (7,0đ)
Câu 1(4,0đ): Thế nào là dân chủ và kỉ luật? lấy ví dụ dân chủ và kỉ luật? Vì sao nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể?
Câu 2 (3,0đ): Tình huống :
Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
a. Em hãy nhận xét việc làm của H?
b. Nếu em là H, em sẽ sử sự như thế nào trong tình huống đó ?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 - Đề 5
* Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | A | A | C | D | A | B | B | A | D | C | A |
* Phần II: Tự luận (7,0đ)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. VD: + Học sinh nêu ý kiến, phát biểu quan điểm của mình về vấn đề nào đó liên quan đến hoạt động của lớp, bài học... + Giáo viên nêu ý kiến trước hội đồng nhà trường về vấn đề lương, thưởng, chế độ làm việc... - Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. VD: + Học sinh vi phạm quy định chung của nhà trường, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà phải viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh gặp mặt để bàn bạc hoặc tạm đình chỉ học, đuổi học. - Nhận định: “Dân chủ và kỷ là sức mạnh của tập thể” là hoàn toàn đúng vì: + Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra những hoạt động công khai để mọi người được biết, được bàn, được góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể. + Kỷ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, là điều kiện cho dân chủ hoạt động có hiệu quả. + Vì vậy thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội | 1 đ 1 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ |
Câu 2 | HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: a. Việc làm của H biểu hiện là người không có tính tự chủ, đúng ra H nên chọn một bộ, đằng này bộ nào H cũng thích, vì vậy hành vi của H làm mẹ bực mình. b. Nếu em là H, em sẽ không làm như vậy, em chỉ chọn một bộ quần áo, vì như vậy mới thể hiện là người có tính tự chủ. | 1,5 đ 1,5 đ |
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 có đáp án
Biểu hiện không phải là chí công vô tư là?
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh có đáp án 2024
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Top 6 đề thi giữa kỳ 1 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án năm 2024
Gợi ý cho bạn
-
Ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lý tưởng
-
Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
-
Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng
-
(Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
-
Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 9
Kiều thăm mộ Đạm Tiên đọc hiểu
Soạn Nói và nghe trang 109 lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
Đặc điểm phân bố dân cư và các loại hình quần cư ở nước ta
Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Phân tích truyện ngắn Ăn trộm táo
Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9