(3 đề) Đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi có đáp án

Ngọn gió và cây sồi là một văn bản thuộc cuốn sách Hạt giống tâm hồn. Đây là một câu chuyện hay giúp chúng ta hiểu rằng để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi có đáp án chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về biện pháp nghệ thuật cũng như phương thức biểu đạt của văn bản.

Đề đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi

1. Ngọn gió và cây sồi đọc hiểu có đáp án

"Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:

– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi già từ tốn trả lời:

– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."

(Theo Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, tổng hợp TP Hồ Chí Minh)

Câu 1. Tìm phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản.

Câu 3. Chỉ ra phép liên kết, hình thức sử dụng trong câu

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình.

Câu 4. Xác định câu nghi vấn, dấu hiệu nhận biết, chức năng của câu nghi vấn đó?

Câu 5. Tìm các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong văn bản trên và cho biết mỗi hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

Câu 6. Xác định, chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. "

Câu 7. Nêu thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta

Câu 8. Từ truyện ngắn trên, viết đoạn văn khoảng 200 suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Gợi ý

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Ngọn gió và cây sồi: Tự sự.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Ngọn gió và cây sồi:

Qua câu chuyện về cây sồi vẫn vững vàng trước ngọn gió ngạo nghễ, tác giả đề cao lòng dũng cảm, sự tự tin, không gục ngã trước những khó khăn của cuộc sống.

Câu 3. Phép liên kết Ngọn gió và cây sồi:

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình.

- Phép thế: Một ngọn gió dữ dội - nó

- Phép lặp: Nó

-> Tác dụng; để liên kết câu, để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc, gây ấn tượng.

Câu 4 . Xác định câu nghi vấn, dấu hiệu nhận biết, chức năng của câu nghi vấn đó?

Câu nghi vấn: Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Dấu hiệu; có từ nghi vấn và dấu hỏi chấm cuối câu.

Chức năng: Dùng để hỏi

Câu 5. Tìm các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong văn bản trên và cho biết mỗi hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong văn bản trên chính là ngọn gió và cây sồi.

Ngọn gió: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, gian nan, nghịch cảnh trong cuộc sống mà con người gặp phải.

Cây sồi: Tượng trưng cho bản lĩnh, sự tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh và bản năng tự vệ của con người (càng nghịch cảnh, càng kiên cường).

Câu 6. Xác định, chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."

- Nhân hóa: Tôi, ông, mình (sự vật biết xưng hô, trò truyện như người)

- Ẩn dụ:

+Cây sồi: Tượng trưng cho những người luôn tự tin, dũng cảm, bản lĩnh trước khó khăn.

+Ngọn gió: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, gian nan, nghịch cảnh.

->Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn; làm sự vật hiện lên gần gũi, sống động như người; tăng sức hấp dẫn cho người đọc; nhấn mạnh bài học: Trong gian nan, nghịch cảnh thì con người càng chứng tỏ được chính mình ; và thông điệp: Trên con đường thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười biếng.

Câu 7. Thông điệp của văn bản Ngọn gió và cây sồi:

- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức. Nếu con người không có lòng dũng cảm, tự tin để đối mặt thì sẽ dễ thất bại.

- Sống trong hoàn cảnh tầm thường, trói buộc, con người có thể trở nên tầm thường.

- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với khó khăn, chông gai, nghịch cảnh nên rất cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại để đạt được thành công.

Câu 8. Từ truyện ngắn trên, viết đoạn văn khoảng 200 suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Các luận điểm cần có:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Lạc quan là thái độ sống quan trọng cần có trong cuộc sống.

* Thân đoạn:

- Giải thích lạc quan là gì?

+ "Lạc" là vui vẻ, vui tươi, phấn chấn; "quan" là quan điểm, cách nhìn nhận.

+ Lạc quan là một thái độ, tinh thần nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể, hoặc kết quả nói chung, sẽ là tích cực, thuận lợi và như mong muốn.

Gợi ý

Đề đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi

2. Đề đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã.

Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

a/ Phương thức biểu đạt chính?

b/ Xác định câu nghi vấn nêu chức năng.

c/ Tìm 2 hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong văn bản trên và cho biết mỗi hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

d/ Nêu thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta.

Gợi ý

a, PTBĐ chính: tự sự

b, Câu nghi vấn: Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Chức năng: dùng để hỏi, bộc lộ cảm xúc

c, 2 hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng:

- Ngọn gió: hình ảnh tượng trung cho những khó khăn, thử thách, nghịch cảnh trong cuộc sống

- Cây sồi: hình ảnh tượng trung cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh

d,

Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta: Trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Không nên bi quan, tuyệt vọng, chán nản bởi nếu vậy, con người sẽ dễ bị nghịch cảnh quật ngã và thất bại.

3. Trắc nghiệm Ngọn gió và cây sồi

NGỌC GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Truyện đồng thoại

Câu 3. Trong câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Điệp ngữ

C. Hoán dụ

D. Nói quá

Câu 4. Theo em, câu văn: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già”, thành phần nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ?

A. Trạng ngữ và chủ ngữ

B. Chủ ngữ và vị ngữ

C. Trạng ngữ và vị ngữ

D. Chỉ có vị ngữ được mở rộng

Câu 5. Hình ảnh chủ đạo nào trong văn bản mang tính tượng trưng?

A. Ngọn gió, lòng đất

B. Ngọn gió, cây sồi già

C. Ngọn gió, nhánh rễ

D. Cây sồi già, lòng đất

Câu 6. Trong văn bản, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản?

A. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

B. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, đầu hàng, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

C. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, chịu đựng, lồng lộn, điên cuồng

D. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lay động, điên cuồng

Câu 8. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên?

A. Thất bại là mẹ của thành công, trải qua những lần vấp ngã con người sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, vươn đến thành công.

B. Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có sự sáng tạo khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống

C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống

D. Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống

Câu 9. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Nội dung chính: Thông qua hình ảnh cây sồi già và ngọn gió, văn bản ca ngợi sức mạnh của lòng dũng cảm, của bản lĩnh, ý chí, niềm tin của con người trong cuộc sống.

Câu 10. Từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, em rút ra bài học gì cho mình?

- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức, nếu con người không có lòng dũng cảm, tự tin để đối mặt thì sẽ thất bại.

- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với khó khăn, chông gai, nghịch cảnh nên rất cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng vượt qua trở ngại để đạt được thành công.

Trên đây là một số đề đọc hiểu văn bản Ngọn gió và cây sồi có đáp án chi tiết. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
65 44.376
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm