Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em. Việc gìn giữ và phát huy những truyền thống dân tộc là một điều không thể không nhắc đến. Vì dân tộc ta đã có những nét văn hoá đặc sắc và độc đáo được bạn bè quốc tế ghi nhận. Đó là bản sắc riêng của mỗi dân tộc cần gìn giữ không để chúng bị mai một. Việc tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa về truyền thống quê em cũng là một hành động ý nghĩa.
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em và giới thiệu cho bạn bè cùng biết?
Các truyền thống ở quê hương em có thể là các lễ hội, truyền thống, văn hoá, trang phục, tục lệ, trò chơi dân gian, món ăn,... mà được truyền lại từ xa xưa mang ý nghĩa của dân tộc.
1. Truyền thống Tết Trung Thu
Ngày Tết Trung Thu - rằm tháng Tám là ngày mà cả nước ta đều ghi nhớ bởi ngày này bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt, vào ngày rằm tháng Tám là thời điểm khí hậu mát mẻ, chuẩn bị thu hoạch mùa màng nên người dân mở hội cầu mùa ca hát, vui chơi. Người dân thực hiện các nghi thức cúng lễ tổ tiên và buổi tối sẽ thưởng nguyệt, trẻ con thì vui chơi, nhảy múa với những vật dụng bằng giấy.
Chính vì có sự vui chơi của trẻ con nên ngày nay Tết Trung Thu được coi là ngày Tết thiếu nhi là ngày những trẻ em trên khắp cả nước được nhận quà bánh, vui chơi những trò chơi, cắm trại, múa lân, múa hát,... Ngày Tết Trung Thu của nước ta còn mang đặc trưng với các loại bánh Trung thu như Bánh Nướng, Bánh Dẻo truyền thống. Ngày Tết Trung Thu mang nhiều ý nghĩa với con người Việt, khi những đứa trẻ được vui đùa thì cũng là lúc mọi người sum họp đoàn viên với nhau.
Không những thế Tết này còn mang một sự tích về cung trăng độc đáo về vị Vua thấy mặt trăng sáng đẹp và mong muốn được lên đó. Thấy vậy pháp sư đã biến ra cây cầu bạc và cùng Vua lên đó. Lên đến nơi nhà vua được Hằng Nga tiếp đón và mời thưởng thức món bánh Tiên. Sau khi về lại thì nhà vua ra lệnh làm bánh Tiên, loại bánh hình tròn để ăn vào mỗi dịp rằm tháng Tám.
2. Lễ hội cầu an ở bản Mường
Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Thái và Mường tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cùng dịp Tết Nguyên Đán lúc cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm.
Lễ hội này mang ý nghĩa là khát vọng của cuộc sống an lành, mùa màng bội thu của người dân và người dân cũng muốn cảm tạ thần linh đã cho mùa màng bội thu, mang lại sự no ấm cho người dân. Lễ hội sẽ được tổ chức ở nơi gần nguồn nước và diễn ra trong 3 ngày.
Trong những ngày diễn ra lễ hội thường có những hoạt động như giết trâu và tạ ơn thần linh, hoạt động nhảy múa, ca hát, hoạt động hội hè, thể thao,…
Lễ hội này đã thể hiện truyền thống tín ngưỡng của người dân tin tưởng thần linh với mong muốn mùa màng ngày càng bội thu để nhân dân no ấm.
3. Truyền thống Áo Dài
Áo Dài đã trở thành biểu tượng của văn hoá nhân dân Việt Nam. Áo Dài được người dân ta từ xưa mặc và sử dụng. Trải qua bao nhiêu năm thay đổi thì ngày nay tà áo Dài được thiết kế đơn giản với phần áo liền vừa vặn, hai tà áo sẽ được xẻ từ hông xuống đến mắt cá chân kết hợp với quần dài ống rộng đồng điệu.
Áo Dài mang ý nghĩa về người con gái Việt với những nét dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ. Áo Dài được phát triển và biến hoá từ những chiếc áo ngũ thân, tà áo dài ngày nay vẫn thể hiện được ý nghĩa tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra ngũ thân còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo ngũ thân có màu trắng thể hiện quan niệm tinh thần và thân thể luôn thuần khiết sạch sẽ. Còn áo tứ thân là ý nghĩa tứ đức của người phụ nữ với công, dung ngôn, hạnh.
Áo dài còn tôn được lên những nét đẹp của phụ nữ Việt cũng như bản đồ của đất nước Việt Nam hình chữ S.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1 Chí công vô tư
- Bài 2: Tự chủ
- Bài 3 Dân chủ và Kỷ luật
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ GDCD 9 - trang 11
- Kể lại việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật GDCD 9 - trang 11
- Chứng minh nhận định Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể GDCD 9 - trang 11
- Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
- Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật
- Bài 4: Bảo vệ hoà bình
- Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày? GDCD 9 trang 16
- Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16
- Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
- Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì?
- Ví dụ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Trách nhiệm gìn giữ hoà bình của thế hệ trẻ hiện nay
- Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Ví dụ về sự hợp tác quốc tế
- Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè về một công trình hợp tác quốc tế
- Vai trò của tinh thần hợp tác với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta
- Tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trường
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào?
- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
- Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
- Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Liên hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được phát huy thế nào trong bối cảnh đại dịch covid 19?
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có tác dụng gì?
- Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Ca dao, tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2024
- Bài 8: Năng động, sáng tạo
- Ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo
- Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
- Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
- Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương sáng năng động, sáng tạo
- Năng động sáng tạo là gì?
- Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
- Bài 9: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Những việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả là?
- Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân
- Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
- Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Em hiểu thế nào về câu nói Cống hiến thì nhìn về phía trước hưởng thụ thì nhìn về phía sau?
- Em hãy nêu vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay?
- Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện cho năm học lớp 9 của bản thân và trao đổi trong tổ học tập
- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra?
- Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ GDCD 9 bài 12
- Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau GDCD 9
- Theo em mỗi công dân cần có thái độ như thế nào trong hôn nhân?
- Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên GDCD 9
- Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Theo em việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân gia đình và xã hội?
- Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Bài 18:
Bài viết hay Lớp 9
Nhập vai người kể chuyện kể lại chuyện Kiều ở lầu Ngưng Bích
Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ?
Dựa vào bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện (7 mẫu)
Top 7 bài hoá thân Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? địa lí 9
Câu thành ngữ giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?